Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/trong-nuoc/201209/23116-nhieu-quy-dinh-moi-co-loi-cho-nguoi-lao-dong-395090/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/trong-nuoc/201209/23116-nhieu-quy-dinh-moi-co-loi-cho-nguoi-lao-dong-395090/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhiều quy định mới có lợi cho người lao động - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 24/09/2012, 09:44 [GMT+7]
23116

Nhiều quy định mới có lợi cho người lao động

 Hội nghị giới thiệu Bộ luật Lao động (sửa đổi) và Luật Công đoàn. Ảnh: VGP/Thành Chung

Ngày 24/9, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức hội nghị giới thiệu Bộ Luật Lao động (sửa đổi - chính thức có hiệu lực từ 1/5/2013) và Luật Công đoàn.

 Các cơ quan chức năng đã nhấn mạnh đến những điểm mới của Bộ luật, trong đó có nội dung quy định cả về lao động giúp việc gia đình, lao động làm việc không trọn thời gian và lần đầu tiên điều chỉnh các quy định về cho thuê lại lao động.

Quy định trên được bà Sandra Polaski, Giám đốc điều hành Khối Đối thoại xã hội (Tổ chức Lao động Quốc tế ILO) đánh giá là một sáng kiến quan trọng và  đưa Việt Nam trở thành một trong các nước tiên phong trong các nền kinh tế mới nổi có các quy định điều chỉnh về những vấn đề này.

 Về vấn đề lao động cưỡng bức, Bộ luật cấm người sử dụng lao động giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động hay yêu cầu người lao động phải nộp tiền đảm bảo hoặc thế chấp tài sản trước khi làm việc.

 Đối với lao động trẻ em, Bộ luật bảo đảm cho lao động từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được tiếp cận với việc làm trọn thời gian (không được làm thêm giờ và làm đêm).

Bộ luật cũng đề cập đến hướng bảo vệ người lao động không chỉ khi họ  có hợp đồng lao động mà còn cả khi không có hợp đồng lao động. Cụ thể  khoản 2, Điều 16 quy định hình thức hợp đồng lao động có thể bằng lời nói với công việc có thời hạn dưới 3 tháng.

Bộ luật quy định người lao động sẽ  nghỉ tăng thêm 1 ngày thành 5 ngày vào dịp Tết nguyên đán; lao động nữ nghỉ thai sản sẽ được nghỉ trước và sau khi sinh 6 tháng; lao động nữ có thể đi làm sau khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng trước và sau sinh.

Điều 4 của Bộ luật thiết lập vai trò của Nhà nước trong việc hướng dẫn “đối thoại và thương lượng tập thể” giữa người sử dụng lao động và người lao động. Theo đó, để giải quyết mâu thuẫn nảy sinh, Bộ luật tập trung quy định quá trình thương lượng thay vì quy định ký kết thỏa ước lao động như trước.

 Thứ hai, tăng cường đối thoại tại nơi làm việc với định kỳ 3 tháng/lần nhằm xây dựng quan hệ làm việc.

 Về vấn đề tiền lương, các chuyên gia đánh giá Bộ luật đã quy định những nội dung tiến bộ, tăng cường đảm bảo cho cuộc sống của người lao động: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”… “Mức lượng trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.”.

Bà Trương Thị Mai, Chủ  nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng nhìn chung Bộ luật góp phần hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề về quan hệ lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường lao động phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực.

Bà Trương Thị Mai đề nghị Chính phủ tổ chức thực hiện, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành kịp thời (quy định pháp lý cho cơ chế đối thoại, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể) và kêu gọi trách nhiệm thực thi pháp luật của các bên trong quan hệ lao động, nhất là người lao động và người sử dụng lao động.

Luật Công đoàn quy định những điểm mới gồm: Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn; bổ sung quy định về cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn và thu hút người lao động tham gia tổ chức công đoàn nói chung và hoạt động công đoàn nói riêng…

 Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết Chính phủ  sẽ nỗ lực xây dựng các văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện hai luật trên và tới tháng 3/2013 sẽ hoàn thành cơ bản các văn bản này.

Đại diện ILO cũng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp, hỗ trợ Chính phủ trong việc nghiên cứu, soạn thảo các văn bản hướng dẫn trên.


Nguồn: Chinhphu
.