Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/trong-nuoc/201207/21621-nhieu-dich-ngam-trong-dieu-hanh-gia-cuoi-nam-396258/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/trong-nuoc/201207/21621-nhieu-dich-ngam-trong-dieu-hanh-gia-cuoi-nam-396258/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Nhiều “đích ngắm” trong điều hành giá cuối năm - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 12/07/2012, 07:53 [GMT+7]
21621

Nhiều “đích ngắm” trong điều hành giá cuối năm

Các chuyên gia kinh tế dự báo lạm phát cả năm 2012 khoảng 7-8%, song hoạt động điều hành giá những tháng cuối năm cần linh hoạt để đảm bảo CPI ổn định, kích thích tiêu dùng hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đạt được các chỉ tiêu cơ bản.

 

Ảnh minh họa

Đây là một số mục tiêu cơ bản được các chuyên gia kinh tế thảo luận tại Hội thảo khoa học về diễn biến giá cả, thị trường ở Việt Nam và dự báo 6 tháng cuối năm, do Viện Kinh tế-Tài chính (Bộ Tài Chính) tổ chức tại Hà Nội, ngày 11/7.

Điểm đáng ngại được các chuyên gia bán lẻ nêu ra là tổng cầu đã giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm và sẽ còn tiếp tục trong năm 2013. Do đó, để cải thiện tình trạng này, công tác điều hành giá 6 tháng cuối năm cần tập trung vào tăng sức mua của người tiêu dùng nhằm giải phóng hàng tồn kho cho doanh nghiệp, tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế. Tuy nhiên đây không phải là vấn đề đơn giản khi sức mua đang bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Theo Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội Vũ Vinh Phú, cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ 6 tháng đầu năm chỉ tăng 6,5% (sau khi loại trừ yếu tố tăng giá) - thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 8-11%/năm trong 10 năm trở lại đây; doanh số bán lẻ tại các siêu thị giảm 10-15% cho dù các siêu thị liên tục giảm giá, khuyến mại; sức mua trên kênh bán hàng truyền thống (chợ, cửa hàng, đại lý) cũng giảm mạnh.

Không những giảm số lượng mà cơ cấu, trị giá mua, chất lượng phục vụ người dân cũng giảm theo. Ví dụ, 1 gói sản phẩm trước đây 380 gram thì giảm còn 370 gram, hàm lượng các chất thay đổi với nguyên liệu rẻ hơn, với số lượng hàng hóa lớn thì người tiêu dùng bị thiệt không nhỏ. Vì vậy, ông Phú cho rằng việc điều hành giá cần tập trung vào việc giảm bớt các khâu trung gian, giảm tỷ lệ chiết khấu để việc giảm giá hàng hóa đem lại lợi ích thực sự cho người tiêu dùng.

Do đó, theo ông Phú, để giải quyết đình trệ sản xuất và tiêu thụ phải kích thích sức mua xã hội, giải phóng được hàng tồn kho, doanh nghiệp tiếp tục sản xuất.

Ông Nguyễn Lộc An, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho rằng sức mua của thị trường nội địa sẽ khởi sắc hơn cùng với những diễn biến tích cực của kinh tế vĩ mô, song giá cả hàng hoá ở thị trường nội địa những tháng cuối năm sẽ tiếp tục ổn định do nguồn cung của hầu hết các loại hàng hoá khá dồi dào.

Điều này sẽ giúp nền kinh tế đạt được 2 mục tiêu chính là đảm bảo tăng trưởng và từng bước kiềm chế lạm phát bền vững. Ông Nguyễn Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê cũng cho biết trong vài năm gần đây diễn biến giá cả thường có 2 năm cao, 1 năm thấp, do đó, Chính phủ đã chỉ đạo cần điều hành sao cho tránh sự lặp đi lặp lại chu kỳ trên.

Cơ hội điều chỉnh giá tổng thể

Để đạt được mục đích này, theo các chuyên gia kinh tế, cần phải hạn chế bớt những ảnh hưởng tiêu cực đến CPI mà nền kinh tế thường gặp phải trong những năm qua do tăng lương, tăng giá điện, xăng dầu, và một số nguyên liệu đầu vào chủ chốt của nền kinh tế.

Nhận định về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá Nguyễn Đức Thắng cho biết diễn biến thị trường 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy các yếu tố như điều chỉnh giá xăng dầu, tăng lương có tác động rất ít đến CPI. Và rõ ràng đây là cơ hội thuận lợi để cơ quan quản lý tiếp tục lộ trình điều chỉnh các mặt hàng thiết yếu mà nhà nước đang phải bù giá dần vận hành theo giá thị trường.

Theo bà Nguyễn Thúy Nga, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), từ nay đến cuối năm, công tác quản lý, điều hành giá sẽ tiếp tục được thực hiện theo cơ chế doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tự định giá, cạnh tranh về giá theo tín hiệu thị trường và phù hợp với các quy định của pháp luật, Nhà nước.

Riêng đối với một số hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá, Cục Quản lý giá sẽ tăng cường quản lý thông qua biện pháp đăng ký giá, kê khai giá, kiểm soát các yếu tố hình thành giá…

Đối với các các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đóng trên địa bàn địa phương, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn và kiểm soát thực hiện kê khai lại giá cước vận tải theo giá xăng dầu đã điều chỉnh giảm. Bộ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn rà soát, tính toán chi phí để xây dựng giá bán hàng hóa, dịch vụ hợp lý có tính đến yếu tố giảm giá xăng dầu và các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước về giảm, gia hạn, miễn có thời hạn một số sắc thuế.

Đáng chú ý, hầu hết các chuyên gia kinh tế đều đưa ra một nhận định khá lạc quan trong 6 tháng cuối năm, nhất là từ tháng 9 trở đi, nhu cầu mua sắm hàng hóa của doanh nghiệp và người dân sẽ tăng lên vì có các ngày lễ lớn, dịp tết… Nếu kinh tế phát triển khá, sản xuất ổn định, thu nhập tăng lên, chắc hắn sức mua sẽ cải thiện hơn.

“Giá cả của một số loại hàng hoá thiết yếu có xu hướng nhích lên do ảnh hưởng của việc điều chỉnh giá điện trong tháng 7, tuy nhiên, việc lãi suất vay vốn ngân hàng giảm cộng với tỷ giá ổn định nên khả năng CPI năm nay sẽ kết thúc ở mức 7-8% ”, ông Nguyễn Lộc An dự báo.



Nguồn: Chinhphu
.