PGS. TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) |
Trong câu trả lời đầu tiên Bộ trưởng dẫn các số liệu về tình hình tội phạm tại các nước, mặc dù có đại biểu đã “vặn” lại những số liệu đó, nhưng qua câu trả lời cho thấy sự chuẩn bị kỹ càng và tâm thế sẵn sàng cho phiên chất vấn của Bộ trưởng. “Những trích dẫn Bộ trưởng đưa ra là cần thiết, như thế có thể thấy được bức tranh toàn cảnh, so với tình hình chung các nước, đất nước ta không quá dị biệt. Bộ trưởng Trần Đại Quang đã thể hiện được bản lĩnh của một vị Tư lệnh ngành, có những phản ứng kịp thời, thể hiện năng lực quản lý, bao quát thực sự”, ông Bình nhận định.
Về vấn đề tội phạm công nghệ cao thì ngay từ khi tuyên thệ nhậm chức, Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này, do đó ông Bình cho rằng Bộ trưởng đã trả lời trúng ý.
Ông Nguyễn Chiến, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam |
Ông Nguyễn Chiến, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam đánh giá: “Nhìn chung Bộ trưởng đã thẳng thắn, nghiêm túc thừa nhận những hạn chế cũng như tình hình phạm tội trong thời gian qua. Bộ trưởng đã đưa ra nhiều biện pháp tích cực, nghiêm khắc để khắc phục và hạn chế sự gia tăng tội phạm”.
Trước câu hỏi khá thẳng của các đại biểu, ông Chiến cho rằng Bộ trưởng đã có những câu trả lời đi đúng vào trọng tâm.
“Tôi đánh giá cao sự thẳng thắn của Bộ trưởng Trần Đại Quang trong việc thừa nhận có một số Cảnh sát giao thông vi phạm điều lệnh, vi phạm pháp luật, nhận tiền mãi lộ… Bên cạnh đó Bộ trưởng cũng cam kết xử lý triệt để, nghiêm khắc đối với cảnh sát giao thông vi phạm pháp luật”, ông Chiến khẳng định.
Ông Nguyễn Quang Toàn, Giám đốc Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội Hải Phòng |
Đồng thuận đối với phần trả lời của Bộ trưởng về tình hình tội phạm vị thành niên, Thạc sỹ Bùi Tiến Đạt, giảng viên Khoa Luật, trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng giải quyết tình hình tội phạm vị thành niên không chỉ là trách nhiệm của riêng Bộ Công an mà còn cần sự vào cuộc của rất nhiều ngành liên quan, trong đó không thể thiếu phần trách nhiệm của gia đình.
“Ngành Công an sẽ làm tốt công tác tham mưu cho Quốc hội, cho Chính phủ, trình bổ sung các điều khoản còn thiếu trong hệ thống luật pháp nhằm đưa công tác phòng, chống tội phạm vào khung pháp lý, bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn xã hội bảo đảm sự bình yên cho cuộc sống của nhân dân” ông Đạt mong muốn.
Ông Lê Duy Lâm, sỹ quan quân đội về hưu, tỉnh Thái Nguyên |
Tuy nhiên, ông Toàn mong muốn Bộ trưởng quan tâm hơn nữa tới công tác cai nghiện, phục hồi, nhất là khi xu hướng lạm dụng và nghiện ma túy tổng hợp đang gia tăng. Bởi cai nghiện tập trung luôn là biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm một cách có hiệu quả. Việc quan tâm, đầu tư vào các trung tâm cai nghiện sẽ giúp quốc tế hiểu đúng chính sách nhân đạo, nhân quyền của nhà nước ta đối với người cai nghiện ma túy.
Cũng thể hiện sự hài lòng về phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Trần Đại Quang, ông Lê Duy Lâm (sỹ quan quân đội về hưu, tỉnh Thái Nguyên) cho biết, trả lời của Bộ trưởng Trần Đại Quang về những công việc, nhiệm vụ của ngành công an là thuyết phục. Bộ trưởng đã có những nhận định, đánh giá tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội rất đúng mức.
Ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, Hà Nội |
Có thể khẳng định, lực lượng công an có vai trò đặc biệt quan trọng để bảo vệ bình yên cuộc sống. Mỗi chiến sỹ công an cần đứng trên lập trường là “công an nhân dân” khi thực thi nhiệm vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ nhân dân. Tuy nhiên, trong thực tế, một số nhỏ những cán bộ công an có hành vi không đúng mức đã làm ảnh hưởng đến toàn lực lượng công an, đến hình ảnh chiến sỹ công an trong mắt nhân dân. Nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, cần rất thận trọng khi có sự tham gia của lực lượng công an. Do đó, ông Lâm mong muốn Bộ trưởng sẽ có những biện pháp xử lý thật nghiêm đối với những cá nhân có sai phạm.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất, Hà Nội, những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội đã được Bộ trưởng trả lời ngắn gọn, thẳng thắn đi vào những vấn đề xã hội đang hết sức quan tâm mà thời gian qua ngành Công an và các lực lượng chuyên ngành khác đã triển khai một cách hiệu quả đem lại sự bình yên cho mọi gia đình, ổn định xã hội.
“Nhưng với mức độ gia tăng tội phạm đặc biệt là tội phạm nguy hiểm, tội phạm vị thành niên tôi mong muốn Bộ trưởng sẽ có những biện pháp thiết thực như tập trung bồi dưỡng đội ngũ công an, hiện đại hoá lực lượng cả về trình độ và phương tiện, tập trung đấu tranh một cách triệt để các loại tội phạm. Phải có kế hoạch hết sức cụ thể, chi tiết đối với từng địa bàn ở diện rộng và cả địa bàn hẹp để xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra”, ông Hồng nói.
"Thẳng thắn, trách nhiệm trước vấn đề của ngành”
Ông Trần Văn Huynh, Chủ tịch Hiệp hội Vật liệu xây dựng Việt Nam |
Ông Thắng đề nghị Bộ Công Thương cần đưa ra các giải pháp tích cực, kịp thời để giải quyết tình trạng độc quyền về điện và xăng dầu, mà đã gây ra nhiều hệ lụy trong thời gian vừa qua. Theo ông Thắng, nếu tiếp tục kéo dài tình trạng độc quyền thì thị trường thiếu sự cạnh tranh lành mạnh, hạn chế phát triển và ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. "Bộ Công Thương đã có lịch trình giải quyết vấn đề này. Tôi mong muốn đối với những Đề án nhằm phá bỏ độc quyền của Bộ sẽ rút ngắn lộ trình để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của xã hội", ông Thắng nói.
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam |
Liên quan đến vấn đề tồn kho của các doanh nghiệp, ông Huynh đề
“Hiện nay, các mặt hàng vật liệu xây dựng xuất khẩu của Việt Nam có chất lượng tốt và được sử dụng ở nhiều nước. Do đó, không có lý do gì các doanh nghiệp trong nước phải sử dụng các vật liệu xây dựng nhập khẩu", ông Huynh nhấn mạnh.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép |
“Có những nội dung một mình Bộ Công Thương không thể quyết định được, mà cần có sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, nhưng qua phần chất vấn tôi thấy Bộ trưởng đã trả lời được nhiều vấn đề cử tri quan tâm, đề cập đến nhiều ngành có tầm quan trọng. Bộ trưởng đã trả lời thẳng thắn và thể hiện được trách nhiệm của Bộ. Rất mong Bộ trưởng đưa ra những chính sách rõ ràng hơn với các ngành chủ chốt”, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép bày tỏ suy nghĩ về phần trả lời của Bộ trưởng.
Thạc sỹ Bùi Tiến Đạt, giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội |
Đánh giá cao nhiều công trình thủy điện thời gian qua đã phát huy tác dụng tốt, bổ sung hiệu quả vào tổng sơ đồ phát triển điện lực nói chung, thủy điện còn đóng góp vai trò “điều thủy” cho nhiều lĩnh vực đời sống, tuy nhiên ông Trần Thanh Bé, Viện trưởng Viện Kinh tế - Xã hội thành phố Cần Thơ cũng cho rằng, nhiều đơn vị tư vấn đã không làm tròn trách nhiệm “đánh giá công khai, minh bạch”, vẫn còn để “lợi ích nhóm” chen vào nên mới có tình trạng đề xuất phê duyệt dự án “tràn lan” hoặc không làm tròn vai trò “điều thủy” mà bây giờ Bộ Công Thương phải rà soát và “đã loại bỏ 52 dự án” như Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đề cập đến trong phiên chất vấn.
Do đó, ông Bé khẳng định, cần có quy hoạch xây dựng cụ thể, hợp lý với từng địa phương, từng vùng, đồng thời phải đảm bảo tính bền vững, an toàn và bảo vệ môi trường, kết hợp trồng rừng, tái tạo rừng, chống xói lở, khô hạn, lũ lụt. Đặc biệt, cần chú trọng ổn định đời sống nhân dân tái định cư ở những khu vực xây dựng thủy điện.
“Bộ trưởng có thể giải thích thêm để người dân hiểu rõ và yên tâm hơn về việc điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường. Tại sao lại là 30 ngày chứ không phải 15 hay 7 hoặc 3 ngày? Nếu để giá xăng dầu hoàn toàn tự do như nhiều nước khác trong những hoàn cảnh đặc biệt, thậm chí trong 24 giờ, điều chỉnh giá xăng 2-3 lần thì có gì bất lợi…?”, ông Bé suy nghĩ.
Về vấn đề thị trường, theo ông Bé, nếu Bộ trưởng thấy quy định còn bất cập, chưa đầy đủ, gây khó cho việc điều hành thì Bộ Công Thương xem xét, đề xuất với Chính phủ, nếu cần thì trình Quốc hội chỉnh sửa.