4h30’, thời tiết tại Kourou rất trong và đẹp, thuận lợi cho việc phóng vệ tinh. Trước đó, từ 8/5 công tác đo thử, nạp nhiên liệu cho vệ tinh cũng như tích hợp vào tên lửa phóng đã được tiến hành, 17 giờ ngày 15/5 (theo giờ Việt Nam), mọi công tác chuẩn bị phóng đã sẵn sàng. Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (Arianespace) đã nạp 600 tấn nhiên liệu vào Ariene-5 để hoàn tất hành trình này.
Đồng hồ đếm ngược đã hoạt động và đếm ngược, Ariane-5 rời bệ phóng.
5h13’, Tổ hợp tên lửa Ariane-5 đã đưa vệ tinh Vinasat-2 của Việt Nam và JCSAT-13 của Nhật Bản lên quỹ đạo, mọi thông số kĩ thuật đều ổn định.
Sau khi phóng, hai tên lửa đẩy đã được tách ra khỏi Ariane-5 để giảm 3/4 khối lượng trong vòng 2 phút bay, tạo điều kiện cho Ariane-5 vượt qua khỏi tầng khí quyển.
Đồng hồ đếm ngược đã hoạt động và đếm ngược, Ariane-5 rời bệ phóng.
5h13’, Tổ hợp tên lửa Ariane-5 đã đưa vệ tinh Vinasat-2 của Việt Nam và JCSAT-13 của Nhật Bản lên quỹ đạo, mọi thông số kĩ thuật đều ổn định.
Sau khi phóng, hai tên lửa đẩy đã được tách ra khỏi Ariane-5 để giảm 3/4 khối lượng trong vòng 2 phút bay, tạo điều kiện cho Ariane-5 vượt qua khỏi tầng khí quyển.
Tổ hợp tên lửa Ariane-5 đưa Vinasat-2 lên quỹ đạo |
5h41’, vệ tinh JCSAT-13 của Nhật Bản với trọng lượng 4,5 tấn đặt phía trên Vinasat-2 trong khoang hàng tên lửa đã được tách trước, đặt ở vị trí 124 độ đông.
5h49’, Vinasat-2 với trọng lượng xấp xỉ 3 tấn tách khỏi Ariane-5 và hướng về vị trí 131,6 độ đông, nằm cách 0,2 độ so với Vinasat-1.
Vệ tinh thứ hai của Việt Nam đã được đặt đúng vị trí, việc phóng Vinasat-2 thành công, cả hai đầu cầu truyền hình tại Kourou và Việt Nam vang dội tiếng vỗ tay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son theo dõi tường thuật trực tiếp lễ phóng vệ tinh qua màn |
Vinasat-2 có tổng vốn đầu tư là 260-280 triệu USD, dự kiến sẽ được khai thác thương mại từ tháng 7/2012 và thu hồi vốn trong vòng 10 năm.
Báo giới tập trung tại trụ sở VNPT để theo dõi lễ phóng vệ tinh |
Theo ông Phan Hoàng Đức (Phó TGĐ VNPT), Vinasat-1 và Vinasat-2 có tuổi thọ là 15 năm, như vậy Vinasat-2 được dự kiến sẽ mang đem lại doanh thu khoảng 130 - 140 triệu USD trong thời gian từ năm 2022 - 2025.
Trước đó, vệ tinh đầu tiên của Việt Nam Vinasat-1 đã được phóng thành công vào 19/4/2008 cùng một địa điểm phóng với Vinasat-2 là tại Kourou, tổng vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu USD. Hiện Vinasat-1 đã khai thác 90% dung lượng, VTC cũng là một trong những khách hàng của Vinasat-1 và đánh giá tín hiệu của Vinasat-1 có chất lượng tốt và ổn định.
Theo dự định, trong vòng 3-4 năm tiếp theo, Việt Nam có thể phóng vệ tinh thứ 3 của mình lên quỹ đạo.
T.H
.