Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201902/trong-doi-mot-tuyen-bo-hoa-binh-tu-ha-noi-841319/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201902/trong-doi-mot-tuyen-bo-hoa-binh-tu-ha-noi-841319/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trông đợi một Tuyên bố Hoà bình từ Hà Nội - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 28/02/2019, 08:02 [GMT+7]

Trông đợi một Tuyên bố Hoà bình từ Hà Nội

Hôm nay (28-2), Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 chính thức bắt đầu. Trước đó, vào chiều tối 27-2, sự kiện lịch sử này đã được mở màn bằng cuộc gặp riêng và bữa tối thân mật giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Một số nguồn tin từ Nhà Trắng, Seoul và cả Triều Tiên đều cho hay, Washington-Bình Nhưỡng đang tìm kiếm một Tuyên bố chung về Hoà bình tại cuộc gặp ở Hà Nội.

Nhà đàm phán hàng đầu của Mỹ cho biết, giới chức Mỹ và Triều Tiên đã bao quát khoảng 12 nội dung trong các cuộc đàm phán vào những tuần trước thềm Hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam.

"Từ khi bắt đầu các cuộc họp, chúng tôi đã đồng ý với Triều Tiên rằng lần này chúng tôi sẽ không đàm phán mà chỉ làm rõ các lập trường của chúng tôi", một thành viên phái đoàn Mỹ trích lời đặc phái viên Biegun cho biết.

Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên vui vẻ bắt tay nhau tối 27-2
Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Triều Tiên vui vẻ bắt tay nhau tối 27-2

"Chúng tôi đã thảo luận hàng tá vấn đề và chúng tôi sẽ cùng nhau thực hiện" các cam kết được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore vào tháng 6-2018", hãng Yonhap dẫn lời thành viên phái đoàn Mỹ.

Tờ South China Morning Post thì đưa tin, hôm 22-2, tức gần 1 tuần trước, các quan chức Mỹ dẫn đầu bởi ông Stephen Biegun, đại diện các vấn đề Triều Tiên mới do Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm và nhóm quan chức Triều Tiên do cựu Đại sứ tại Tây Ban Nha Kim Hyok-chol đứng đầu đã có cuộc trao đổi với nhau.

Ông Kim và các quan chức Triều Tiên đã vào bên trong khách sạn Hotel du Parc Hà Nội (tên cũ là Hotel Nikko Hà Nội), nơi ông Biegun đang ở vào lúc 13 giờ 30 phút và rời khỏi đây gần 5 giờ sau đó.

Các quan chức ngoại giao Hàn Quốc thì tiết lộ rằng lúc này hai bên vẫn chưa nhất trí về các biện pháp phi hạt nhân hóa. “Mặc dù ông Biegun đã từng đến Bình Nhưỡng, hai bên vẫn còn có bất đồng trong nhiều vấn đề, cụ thể là các hoạt động nhằm mục đích phi hạt nhân hóa của Triều Tiên và những đền bù mà Mỹ có thể mang lại. Những nội dung cuối cùng cho hội nghị thượng đỉnh sẽ được quyết định sau các cuộc thảo luận phút chót này”, một nguồn tin từ Seoul cho biết.

Một nguồn tin khác từ quốc hội Hàn Quốc nói rằng, một trong những yêu cầu đáng chú ý từ Mỹ đó là Bình Nhưỡng phải cung cấp danh sách các nhà khoa học tham gia phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và phải “trục xuất” những người này khỏi Triều Tiên.

và trò chuyện cởi mở
và trò chuyện cởi mở

Tuy nhiên, trong tuyên bố của mình, ông Donald Trump cho biết, ông không thúc ép Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa chừng nào quốc gia này không thực hiện thêm bất kỳ các cuộc thử nghiệm tên lửa nào.

Như vậy, Tổng thống Mỹ cũng có quan điểm rằng, đây là vấn đề kéo dài. Điều quan trọng nhất là hai bên tìm kiếm nhưng bước đi ngắn, nhưng thuận lợi cho tiến trình đàm phán giữa hai bên trong thời gian tới. Trong cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, hai bên có thể sẽ tính tới một hiệp ước hoà bình.

Trên thực tế, có được một hiệp ước hòa bình chính thức luôn là mong muốn của các nhà lãnh đạo Triều Tiên, bắt đầu từ thời ông nội của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un, ông Kim Il Sung (Kim Nhật Thành). Bởi lẽ, hiệp ước hòa bình sẽ mang lại sự công nhận của quốc tế, có thể ít nhất là dẫn tới việc nới lỏng các lệnh trừng phạt thương mại và giúp làm giảm số quân Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc.

Do đó, nếu Mỹ-Triều làm được điều này tại cuộc gặp ở Hà Nội, điều này sẽ thúc đẩy danh tiếng của ông Kim Jong-un trong và ngoài nước. Trong một cuộc họp báo ở Nhà Trắng, một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Donald Trump, từ các chuyến thăm Mỹ của phái đoàn Triều Tiên hồi tháng 1, hai bên đã phác thảo một lịch trình và kế hoạch đàm phán nhằm hiện thực hóa tầm nhìn được đưa ra trong tuyên bố chung ở Singapore.

"Chúng tôi đạt được đồng thuận và sau đó đã gặp nhau vào đầu tháng 2. Tôi đã dẫn đầu một đoàn công tác bao gồm từ 15-16 người tới Bình Nhưỡng, trong đó có các chuyên gia tên lửa, chuyên gia hạt nhân, cũng như các chuyên gia luật quốc tế và một số thành viên của đội ngũ đàm phán từ nhóm hoạt động toàn thời gian của tôi tại Bộ Ngoại giao.

Chúng tôi đã có ba ngày nói chuyện với phía Triều Tiên. Đây chủ yếu là một cơ hội để đánh giá trước toàn bộ các vấn đề mà mỗi bên gặp phải, với một thỏa thuận nhằm tiếp tục thảo luận lại trong các tuần trước khi Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai được tiến hành. Chúng tôi cũng đang tìm cách tiến về phía trước với một loạt các sáng kiến ​​có thể thúc đẩy cụ thể từng điểm chính trong số 4 trụ cột được đưa ra trong tuyên bố chung tại Singapore.

Bốn trụ cột đó là: Thiết lập mối quan hệ mới giữa Mỹ và Triều Tiên; Xây dựng cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định trên bán đảo Triều Tiên; Phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên và thứ tư là tìm lại hài cốt của những quân nhân hy sinh và mất tích trong Chiến tranh Triều Tiên.

.

Nguồn: H.Chi-T.Minh/Báo CAND

.