Tiến trình đàm phán đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit đã chính thức được kích hoạt.
Sau khi kí bức thư lịch sử chính thức khởi động tiến trình Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) còn gọi là Brexit, Thủ tướng Anh Theresa May ngày 29/3) đã có bài phát biểu quan trọng trước Quốc hội Anh tuyên bố kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon để bắt đầu quá trình đàm phán Brexit với Liên minh Châu Âu.
Cùng lúc này, lá thư của Thủ tướng Anh Theresa May cũng đã được trao tận tay Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, đánh dấu giây phút chính thức bắt đầu “cuộc chia tay” lịch sử giữa Anh và Liên minh Châu Âu.
Nước Anh rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU). |
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng May nhấn mạnh đây là quyết định “không thể thoái lui” và đã đến lúc người Anh phải thể hiện sự đoàn kết để đảm bảo đạt được một thỏa thuận tốt rời Liên minh Châu Âu theo đúng nguyện vọng của đa số người dân trong cuộc trưng cầu ý dân diễn ra hồi tháng 6/2016. Bà May cũng kêu gọi người dân Anh đoàn kết sát cánh để đạt được thỏa thuận tốt nhất có thể cho Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và cho tương lai của mỗi công dân nước này. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh cho biết, nước Anh cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn khi bắt đầu nói lời chia tay với Liên minh Châu Âu.
“Chúng ta biết rằng sẽ mất đi tầm ảnh hưởng của mình đối với những quy định có hiệu lực đối với nền kinh tế Châu Âu. Chúng ta phải chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng tiếp cận đàm phán Brexit một cách xây dựng, tôn trọng đảm bảo tinh thần hợp tác một cách chân thành nhất. Vì lợi ích của cả Anh và Liên minh Châu Âu, chúng ta nên sử dụng tiến trình này để chuyển tải các mục tiêu của mình một cách công bằng và có trật tự”, Thủ tướng Anh nhấn mạnh.
Cùng ngày, trước sự chứng kiến của giới báo chí, lá thư của Thủ tướng Anh Theresa May cũng đã chính thức được chuyển tới tay Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, trong đó xác nhận ý định của Anh rời Liên minh Châu Âu, bằng cách kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, bắt đầu quá trình đàm phán dự kiến kéo dài 2 năm nhằm chấm dứt tư cách thành viên khối này trong suốt 44 năm qua.
Phát biểu trước báo giới khi tiếp nhận lá thư từ Đại sứ Anh tại Liên minh châu Âu Tim Barrow, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cho biết, Liên minh Châu Âu sẽ công bố các định hướng của mình về Brexit vào ngày 31/03 tới. Ông Tusk cũng nhấn mạnh, Liên minh châu Âu sẽ làm tất cả những gì có thể trong phạm vi quyền lực của mình để giảm các thiệt hại mà Brexit gây ra đối với các công dân, doanh nghiệp và các quốc gia thành viên khác của khối này.
“Sau tất cả những gì đã diễn ra, hầu hết các nước châu Âu, bao gồm cả gần một nửa người dân Anh đều mong rằng, chúng ta vẫn sẽ ở bên nhau mà không phải chia ly. Đối với bản thân tôi, tôi không có ý định giả bộ là mình hạnh phúc trong ngày này. Chẳng có ai thắng cuộc trong tiến trình này, cả Anh và Liên minh châu Âu. Thực tế nó còn gây thiệt hại. Tuy nhiên, Brexit cũng mang lại một số tín hiệu tích cực. Đó là nó làm cho cộng đồng chung gồm 27 nước còn lại sẽ thêm quyết tâm hơn và gắn kết hơn bao giờ hết”, ông Tusk nói.
Với tuyên bố trên, tiến trình đàm phán đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit đã chính thức được kích hoạt, đồng thời đánh dấu giây phút bắt đầu “cuộc chia tay” lịch sử giữa Anh và Liên minh châu Âu. Mặc dù đã chính thức được khởi động, song cuộc đàm phán chính thức đầu tiên giữa Anh và Liên minh châu Âu sẽ diễn ra sau khi 27 nước thành viên khối này thống nhất được thứ tự ưu tiên các vấn đề đàm phán, các nguyên tắc và cấu trúc của các cuộc đàm phán. Các nhà ngoại giao cho rằng phải tới cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới, cuộc đàm phán chính thức đầu tiên mới có thể bắt đầu.
Dự kiến, toàn bộ quá trình giải quyết “vụ ly dị” đầu tiên sau 60 năm hình thành của Liên minh châu Âu này sẽ kéo dài khoảng 2 năm.
Giới phân tích nhận định, hai năm tới sẽ là thời gian thử thách lòng kiên nhẫn, thiện chí của cả Anh và Liên minh châu Âu để có thể xác lập được mối quan hệ đối tác mới, đem lại phồn vinh cho cả hai bên. Lúc này, điều quan trọng nhất của tiến trình đàm phán là việc hai bên có đạt được hiệp định tự do thương mại đầy tham vọng như Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi hay không.
Trước các cuộc đàm phán mang tính quyết định vận mệnh, hướng đi trong tương lai của cả hai bên, bên nào cũng muốn thế hiện thái độ cứng rắn, nhưng trong thâm tâm cả hai bên đều hiểu rõ họ có quá nhiều quyền lợi chung, nếu tiến trình đàm phán rơi vào bế tắc thì cả hai đều thua thiệt. Điều này cũng sẽ tác động vô cùng to lớn đến các chiến lược hợp tác song phương trong thời kỳ mới, cũng như chiến lược của Anh thời hậu Brexit./.
Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng May nhấn mạnh đây là quyết định “không thể thoái lui” và đã đến lúc người Anh phải thể hiện sự đoàn kết để đảm bảo đạt được một thỏa thuận tốt rời Liên minh Châu Âu theo đúng nguyện vọng của đa số người dân trong cuộc trưng cầu ý dân diễn ra hồi tháng 6/2016. Bà May cũng kêu gọi người dân Anh đoàn kết sát cánh để đạt được thỏa thuận tốt nhất có thể cho Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và cho tương lai của mỗi công dân nước này. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh cho biết, nước Anh cũng sẽ gặp phải không ít khó khăn khi bắt đầu nói lời chia tay với Liên minh Châu Âu.
“Chúng ta biết rằng sẽ mất đi tầm ảnh hưởng của mình đối với những quy định có hiệu lực đối với nền kinh tế Châu Âu. Chúng ta phải chấp nhận điều đó. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ cố gắng tiếp cận đàm phán Brexit một cách xây dựng, tôn trọng đảm bảo tinh thần hợp tác một cách chân thành nhất. Vì lợi ích của cả Anh và Liên minh Châu Âu, chúng ta nên sử dụng tiến trình này để chuyển tải các mục tiêu của mình một cách công bằng và có trật tự”, Thủ tướng Anh nhấn mạnh.
Cùng ngày, trước sự chứng kiến của giới báo chí, lá thư của Thủ tướng Anh Theresa May cũng đã chính thức được chuyển tới tay Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, trong đó xác nhận ý định của Anh rời Liên minh Châu Âu, bằng cách kích hoạt Điều 50 Hiệp ước Lisbon, bắt đầu quá trình đàm phán dự kiến kéo dài 2 năm nhằm chấm dứt tư cách thành viên khối này trong suốt 44 năm qua.
Phát biểu trước báo giới khi tiếp nhận lá thư từ Đại sứ Anh tại Liên minh châu Âu Tim Barrow, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk cho biết, Liên minh Châu Âu sẽ công bố các định hướng của mình về Brexit vào ngày 31/03 tới. Ông Tusk cũng nhấn mạnh, Liên minh châu Âu sẽ làm tất cả những gì có thể trong phạm vi quyền lực của mình để giảm các thiệt hại mà Brexit gây ra đối với các công dân, doanh nghiệp và các quốc gia thành viên khác của khối này.
“Sau tất cả những gì đã diễn ra, hầu hết các nước châu Âu, bao gồm cả gần một nửa người dân Anh đều mong rằng, chúng ta vẫn sẽ ở bên nhau mà không phải chia ly. Đối với bản thân tôi, tôi không có ý định giả bộ là mình hạnh phúc trong ngày này. Chẳng có ai thắng cuộc trong tiến trình này, cả Anh và Liên minh châu Âu. Thực tế nó còn gây thiệt hại. Tuy nhiên, Brexit cũng mang lại một số tín hiệu tích cực. Đó là nó làm cho cộng đồng chung gồm 27 nước còn lại sẽ thêm quyết tâm hơn và gắn kết hơn bao giờ hết”, ông Tusk nói.
Với tuyên bố trên, tiến trình đàm phán đưa Anh ra khỏi Liên minh châu Âu, hay còn gọi là Brexit đã chính thức được kích hoạt, đồng thời đánh dấu giây phút bắt đầu “cuộc chia tay” lịch sử giữa Anh và Liên minh châu Âu. Mặc dù đã chính thức được khởi động, song cuộc đàm phán chính thức đầu tiên giữa Anh và Liên minh châu Âu sẽ diễn ra sau khi 27 nước thành viên khối này thống nhất được thứ tự ưu tiên các vấn đề đàm phán, các nguyên tắc và cấu trúc của các cuộc đàm phán. Các nhà ngoại giao cho rằng phải tới cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 tới, cuộc đàm phán chính thức đầu tiên mới có thể bắt đầu.
Dự kiến, toàn bộ quá trình giải quyết “vụ ly dị” đầu tiên sau 60 năm hình thành của Liên minh châu Âu này sẽ kéo dài khoảng 2 năm.
Giới phân tích nhận định, hai năm tới sẽ là thời gian thử thách lòng kiên nhẫn, thiện chí của cả Anh và Liên minh châu Âu để có thể xác lập được mối quan hệ đối tác mới, đem lại phồn vinh cho cả hai bên. Lúc này, điều quan trọng nhất của tiến trình đàm phán là việc hai bên có đạt được hiệp định tự do thương mại đầy tham vọng như Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi hay không.
Trước các cuộc đàm phán mang tính quyết định vận mệnh, hướng đi trong tương lai của cả hai bên, bên nào cũng muốn thế hiện thái độ cứng rắn, nhưng trong thâm tâm cả hai bên đều hiểu rõ họ có quá nhiều quyền lợi chung, nếu tiến trình đàm phán rơi vào bế tắc thì cả hai đều thua thiệt. Điều này cũng sẽ tác động vô cùng to lớn đến các chiến lược hợp tác song phương trong thời kỳ mới, cũng như chiến lược của Anh thời hậu Brexit./.