Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201607/trung-quoc-tiep-tuc-su-dung-ngon-tu-tho-lo-truoc-ngay-toa-phan-quyet-687397/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201607/trung-quoc-tiep-tuc-su-dung-ngon-tu-tho-lo-truoc-ngay-toa-phan-quyet-687397/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trung Quốc tiếp tục sử dụng ngôn từ thô lỗ trước ngày Tòa phán quyết - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 09/07/2016, 16:01 [GMT+7]

Trung Quốc tiếp tục sử dụng ngôn từ thô lỗ trước ngày Tòa phán quyết

Trong khi dư luận quốc tế kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết của Tòa, thì Trung Quốc, một mặt vẫn tiếp tục tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết của PCA, mặt khác lại dùng những ngôn từ thô lỗ để khẳng định chủ quyền của mình đối với Biển Đông và các khu vực lân cận.

Chỉ còn đúng năm ngày nữa là tới ngày Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines liên quan đến các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Càng sát “giờ G”, trong khi dư luận quốc tế kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết của Tòa, thì Trung Quốc, một mặt vẫn tiếp tục tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết của PCA, mặt khác lại dùng những ngôn từ thô lỗ để khẳng định chủ quyền của mình đối với Biển Đông và các khu vực lân cận.

Trung Quốc tiến hành bồi đắp trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: DPA).
Trung Quốc tiến hành bồi đắp trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: DPA).

Trong cuộc họp báo tại thủ đô Bắc Kinh hôm 7-7 với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon nhấn mạnh vào sự cần thiết phải giải quyết những bất đồng về Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, tránh những bước đi làm leo thang căng thẳng hay hiểu nhầm có thể đẩy an ninh cũng như diễn biến khu vực vào nguy hiểm.

Chia sẻ quan điểm này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tái khẳng định lập trường của Washington là không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông nhưng ủng hộ duy trì tự do hàng hải trong khu vực và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Bộ trưởng Carter cũng hối thúc Trung Quốc tôn trọng phán quyết sắp tới của PCA để không làm phương hại tới tình hình an ninh khu vực.

Trong bài phân tích mang tự đề “Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực”, tờ Jakarta Post của Indonesia nhấn mạnh, là một thành viên thường trực của Hội đồng bảo an (HĐBA) LHQ, Trung Quốc cần gương mẫu trong việc giữ gìn sự thượng tôn của pháp luật. Trung Quốc không nên đứng ngoài vụ kiện cũng như rút khỏi UNCLOS. Phán quyết của PCA sẽ mang ý nghĩa quan trọng vì nó sẽ trở thành một nguồn của pháp luật quốc tế.

Nếu Trung Quốc không tuân theo phán quyết của tòa, điều này có thể tạo ra căng thẳng và gây bất ổn ở khu vực Biển Đông, đồng thời cộng đồng thế giới cũng sẽ có cách nhìn nhận và đánh giá xấu về Trung Quốc. Nếu chấp nhận phán quyết của PCA, Trung Quốc có thể điều chỉnh lại các yêu sách của mình một cách hợp lý, phù hợp với Luật Biển quốc tế.

Trong khi đó, trong bài viết có tiêu đề “Vai trò của nước lớn đối với hòa bình tại Biển Đông”, Tiến sỹ Seo In-kwon, thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội châu Á của Hàn Quốc khẳng định rằng, việc Trung Quốc đơn phương khẳng định chủ quyền và thực hiện các quyền liên quan trong khu vực chưa được giải quyết xong các tranh chấp về chủ quyền đảo và biên giới trên biển là không có căn cứ pháp lý theo luật quốc tế.

Những hành vi này là phi pháp, uy hiếp đến hòa bình và an ninh quốc tế, gây nguy hại cho mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia xung quanh.

Tiến sỹ Seo In-kwon kêu gọi, Trung Quốc với tư cách là người nắm giữ thăng bằng quyền lực ở Đông Á thì phải thể hiện được vai trò của một nước lớn. Nước lớn thì phải có những chính sách và thực hiện như một nước lớn thì mới có thể nhận được sự tôn trọng dành cho một nước lớn.

Cụ thể, Trung Quốc phải nỗ lực tăng cường mối quan hệ đồng hành với các quốc gia liên quan, đồng thời hợp tác cùng phát triển khu vực phân tranh. Trung Quốc phải nỗ lực giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình trên tinh thần tôn trọng các quyền tự do đi lại theo luật quốc tế và Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Còn tạp chí danh tiếng Forbes của Mỹ thì cho rằng, Trung Quốc không chỉ muốn Biển Đông là vùng biển của riêng, mà còn muốn thiết lập những luật lệ hàng hải riêng trên tuyến đường biển chiến lược này. Bắc Kinh thậm chí còn dùng những từ thô lỗ để khẳng định chủ quyền phi lý của mình đối với Biển Đông và các khu vực lân cận.

Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ John Kerry hôm 6-7, Ngoại trưởng Vương Nghị đã cảnh báo Washington không nên ủng hộ phán quyết sắp tới của PCA khi cho rằng, điều đó là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Ông Vương đã lặp đi lặp lại tuyên bố không công nhận thẩm quyền của PCA trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc “nuốt” gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, gọi đó (phán quyết của PCA - PV) là “trò hề” cần phải có điểm kết thúc.

Ngoại trưởng Trung Quốc “kêu gọi Mỹ tôn trọng cam kết không đứng về bên nào liên quan đến tranh chấp chủ quyền, thận trọng với lời nói và hành động, không có hành động xâm phạm cái gọi là “chủ quyền và lợi ích an ninh” của Trung Quốc”.

Ông Vương còn ngang ngược rằng, bất chấp phán quyết sắp tới của PCA, Trung Quốc sẽ bảo vệ vững chắc cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ và các quyền hàng hải hợp pháp của riêng mình cũng như bảo vệ vững chắc hòa bình, ổn định”.

Không chỉ có vậy, tờ Thời báo Hoàn cầu, trực thuộc Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 5-7 đã khuyến cáo Trung Quốc “cần đẩy nhanh quá trình phát triển các năng lực răn đe quân sự”.

Đây không phải lần đầu tiên Thời báo Hoàn cầu giở giọng “diều hâu” mỗi khi đề cập tới vấn đề tranh chấp trên biển hay những đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Tuy nhiên, lời kêu gọi “chuẩn bị cuộc đối đầu quân sự” được đưa ra trong bối cảnh khi PCA sắp đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện Trung Quốc trên Biển Đông, vụ kiện mà giới quan sát quốc tế cho rằng nhiều khả năng bất lợi cho tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.

Vì thế, không phải ngẫu nhiên khi Trung Quốc bắt đầu tiến hành một cuộc tập trận quân sự từ ngày 5 đến 11-7 với phạm vi bao trùm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Phía Trung Quốc còn ngang ngược tuyên bố cấm tất cả tàu thuyền đi vào khu vực này suốt thời gian tập trận.

.

Theo Báo CAND

.