Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201302/26243-dung-mat-troi-lam-dan-de-bao-ve-trai-dat-392571/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201302/26243-dung-mat-troi-lam-dan-de-bao-ve-trai-dat-392571/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Dùng mặt trời làm 'đạn' để bảo vệ trái đất - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 19/02/2013, 10:24 [GMT+7]
26243

Dùng mặt trời làm 'đạn' để bảo vệ trái đất

Chúng ta đã biết thiên thạch nguy hiểm cỡ nào khi nó đâm vào Trái Đất, và mới đây bên Nga đã có hơn 1.000 người bị thương chỉ vì các mảnh vỡ của nó. Để những tình huống như vậy không còn tái diễn, nhiều nhà khoa học đã lên kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ dành riêng cho Trái Đất của chúng ta, sử dụng hệ thống tia laser năng lượng cao bay vòng quanh Trái Đất và bắn phá vào những thiên thạch hay sao chổi to cỡ 5 lần sân bóng đá đang lăm le đâm vào hành tinh xanh, Mặt Trời sẽ là nguồn năng lượng chính cung cấp "đạn" cho hệ thống này.
 
Screen Shot 2013-02-18 at 103139 AM
Hình ảnh mô tả hệ thống DE-STAR lấy năng lượng từ Mặt Trời và bắn tia laser vào các thiên thạch để phả hủy chúng từ xa
 
Hệ thống này có cái tên khá dài, "Directed Energy Solar Targeting of Asteroids", gọi tắt là DE-STAR. DE-STAR sẽ lấy năng lượng trực tiếp từ Mặt Trời, vốn là một nguồn năng lượng cực kỳ lớn, sau đó phóng ra các tia laser để phá hủy hoặc làm chệch đường bay của các thiên thạch, khiến cho chúng bị bốc hơi trước khi bay xuống Trái Đất hoặc bay sang hướng khác. Ngoài ra người ta cũng có thể dùng DE-STAR để phân tích các thành phần có trong thiên thạch và mở ra một kỷ nguyên mới về khai thác các nguyên vật liệu mới và hiếm.
 
Làm việc trong dự án DE-STAR gồm có các nhà Vật lý Philip Lubin của trường Đại học California và Santa Barbara, Gary Hughes (California Polytechnic State University), họ cho biết dự án được bắt đầu từ một năm trước và chỉ sử dụng các công nghệ đã có sẵn, tuy nhiên thử thách đặt ra là làm sao để nhân rộng kích thước nó lên để có thể thực hiện được các sứ mệnh như đã nói. Một số ứng dụng của DE-STAR có thể triển khai trong tương lai:
 
- Hệ thống DE-STAR 2 (đường kính 100 mét, to tương đương với trạm không gian ISS) có thể bắn và làm chệch đường bay của các thiên thạch.
 
- DE-STAR 4 (đường kính 10 km, to gấp 100 lần ISS) có thể phóng ra 1,4 Megaton năng lượng mỗi ngày và phá hủy được một thiên thạch dài 500 mét trong vòng một năm.
 
- DE-STAR 6 với nguồn năng lượng lớn được dùng làm hệ thống đẩy cho các tàu không gian, giúp chúng bay đến các vì sao khác dễ dàng hơn. Nó có thể phóng một con tàu nặng 10 tấn đi với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng (gần 300.000 km/giây).

Theo Gizmodo, Futurity
.