Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201212/24928-ung-vien-ngoai-truong-my-john-kerry-la-ai-393605/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//tin-tuc-su-kien/quoc-te/201212/24928-ung-vien-ngoai-truong-my-john-kerry-la-ai-393605/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ứng viên Ngoại trưởng Mỹ - John Kerry là ai?! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 18/12/2012, 07:18 [GMT+7]
24928

Ứng viên Ngoại trưởng Mỹ - John Kerry là ai?!

Mặc dù Nhà Trắng chưa chính thức xác nhận, nhưng nhiều hãng tin lớn của phương Tây khẳng định Tổng thống Mỹ Obama đã chọn Thượng nghị sĩ John Kerry làm người thay thế bà Clinton trong nhiệm kỳ 2 của ông Obama. Tin tức cho hay, bà Susan Rice đã chính thức rút khỏi danh sách đề cử cho vị trí Ngoại trưởng còn bà Clinton thì sức khỏe yếu và vừa bị ngất xỉu.

Nước Mỹ có thể sẽ trở nên mềm mỏng hơn trong chính sách đối ngoại nếu John Kerry chính thức đứng đầu ngành ngoại giao nước này, khi mà ông này vốn nổi tiếng là người tích cực phản đối và phản đối có hiệu quả cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam trước đây, cũng như thường xuyên chỉ trích chính sách ngoại giao ‘diều hâu’ của chính quyền George W. Bush trong các năm qua.

Chúng ta cùng nhìn lại vài nét trong quan điểm đối ngoại của John Kerry qua các thời kỳ.

Từ trái qua phải: Thượng nghị sĩ John Kerry, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Susan Rice và bà Hillary Clinton (ảnh: holysoulshermitage)

Thời sinh viên

John Kerry tốt nghiệp cử nhân chính trị học tại Đại học Yale (về sau lấy thêm bằng tiến sĩ luật tại Đại học Boston). Ngay khi đang học ở Đại học Yale, ông đã tham gia vào các hoạt động đoàn thể và chính trị. Ông cũng học hùng biện và đã giành chiến thắng trong các cuộc tranh luận với các sinh viên khác. Tháng 3/1965, giữa lúc cuộc chiến tranh Việt Nam leo thang, ông đã đoạt giải hùng biện dành cho sinh viên sau khi thuyết trình phê phán toàn diện chính sách đối ngoại của Mỹ khi ấy.

Thời quân ngũ

Năm 1966 John Kerry gia nhập lực lượng dự bị hải quân Mỹ. Sau thời gian huấn luyện, ông sang Việt Nam trực tiếp tham chiến trong các năm 1968-1969.

Tất nhiên, trong khi thực thi nhiệm vụ của mình, John Kerry đã không ít lần nổ súng vào đối phương, và tham gia vào các hoạt động “tìm diệt”, đốt phá làng mạc của người dân Việt Nam. Điều này đã khiến ông sau này phải day dứt nhiều.

Năm 1971, khi Kerry đã quay trở về Hoa Kỳ và được hỏi là cá nhân ông có tham gia vào các hoạt động tàn ác ở Việt Nam hay không, ông đã trả lời: “Có, có tất cả các loại tàn độc. Tôi có tham gia vào các hoạt động như vậy, như hàng ngàn người lính Mỹ khác. Tôi thực hiện việc quấy rối và bắn phá hoại, ở các khu vực được phép bắn tự do. Tôi đã sử dụng súng đại liên 50 cal được trao cho chúng tôi để chống lại người dân. Tôi đã tham gia các chiến dịch tìm diệt, tham gia vào việc đốt phá làng mạc. Tất cả những điều này là trái với luật quốc tế về chiến tranh, Công ước Geneva, và tất cả đều là lệnh của Chính phủ Mỹ từ trên xuống. Tôi tin rằng những người đã thiết kế ra các khu vực bắn tự do và ra lệnh cho chúng tôi… là tội phạm chiến tranh.”

Tích cực phản chiến

Sau khi bị thương và trở về Mỹ, John Kerry lập tức tham gia ngay vào phong trào phản chiến dù vẫn còn phục vụ trong Hải quân Mỹ đến tận năm 1978.

Ông gia nhập Hội Cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam chống lại Chiến tranh (VVAW), với số lượng hội viên lên đến 20.000. Chính Tổng thống Mỹ Nixon khi ấy đã coi tổ chức này là một thành tố hiệu quả trong phong trào phản chiến.

Tháng 4/1971, Kerry trở thành cựu binh Mỹ tại Việt Nam đầu tiên lên phát biểu tại Quốc hội về Chiến tranh Việt Nam. Ông đã phát biểu tới hai tiếng đồng hồ với Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Sau đó, Kerry tham gia biểu tình cùng hàng ngàn cựu binh trong đó ông và các đồng đội đã quăng huy chương của mình qua hàng rào trước bậc thềm tòa nhà Quốc hội ở Đồi Capitol để phản đối chiến tranh.

John Kerry (giữa) hồi còn trong Hải quân (ảnh: crockettlives)

Sau đó, trong năm 1971, John Kerry còn tham gia lãnh đạo và diễn thuyết tại nhiều sự kiện phản chiến khác trên khắp nước Mỹ. Đến tháng 5 năm ấy, ông cùng 440 người biểu tình khác đã bị cảnh sát bắt giữ. Kerry và những người bị bắt giữ chỉ được thả tự do sau khi mỗi người trả tiền phạt 5 USD. Vụ bắt giữ hàng loạt này đã làm nổi thêm tiếng tăm cho VVAW.

Từ năm 1991-1993, Kerry làm chủ tịch Ủy ban Thượng viện về các vấn đề Tù binh và Quân nhân mất tích trong Chiến tranh. Năm 1994, Kerry ủng hộ Thượng viện thông qua một nghị quyết kêu gọi dỡ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam. Một năm sau, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Đối với các cuộc chiến gần đây của Mỹ

Năm 1991, John Kerry ban đầu phản đối sử dụng vũ lực để đẩy quân đội Iraq ra khỏi Kuwait. Liên Hợp Quốc trước đó đã áp đặt lệnh trừng phạt lên Iraq và Kerry cho rằng cần có thêm thời gian để các lệnh trừng phạt này phát huy tác dụng.

Nhưng vào giữa tháng 12/2001, chỉ 3 tháng sau vụ tấn công khủng bố 11/9 nhằm vào nước Mỹ, Kerry bày tỏ: “Tôi nghĩ rằng chúng ta rõ ràng phải duy trì áp lực lên chủ nghĩa khủng bố trên phạm vi toàn cầu… Chủ nghĩa khủng bố là một mối đe dọa toàn cầu. Điều thiết yếu là chúng ta phải tiếp tục chống lại, chẳng hạn, Saddam Hussein.”

Vào tháng 10/2002, ông phát biểu: “Tôi sẽ bỏ phiếu để trao quyền cho Tổng thống Mỹ dùng vũ lực, nếu cần thiết, để giải giáp Saddam Hussein vì tôi tin rằng kho vũ khí giết người hàng loạt trong tay ông ta là một đe dọa thực sự và nghiêm trọng đối với an ninh của chúng ta.”

Tuy nhiên, Kerry cũng cảnh báo chính quyền nên dùng hết các biện pháp ngoại giao trước khi phát động chiến tranh. “Giành chiến thắng trong chiến tranh không khó, giành được hòa bình mới là khó.”

Sau này, khi Mỹ chiếm Iraq và lật đổ ông Hussein nhưng vẫn không tìm được bằng chứng về vũ khí hủy diệt hàng loạt, ông Kerry đã chỉ trích kịch liệt Tổng thống Bush và tố ông này đã đánh lạc hướng đất nước.

Gần đây, vào tháng 9/2012, Kerry đã viết trên tờ Foreign Policy rằng không cần phải xâm lược Iraq dù rằng có mối quan ngại thực sự về Osama bin Laden và al-Qaeda.

Thái độ đối với châu Á

Cũng trong bài viết trên Foreign Policy, John Kerry đã bày tỏ quan điểm ủng hộ đường lối ngoại giao của Tổng thống Obama, tiếp tục lên án chính quyền tiền nhiệm của Đảng Cộng hòa, và phê phán quan điểm đối ngoại của ứng viên Tổng thống Mỹ Mitt Romney.

Trong bài viết này, Kerry cũng khẳng định vai trò toàn cầu của các cường quốc Nga và Trung Quốc. Ông nhấn mạnh vai trò đang lên của châu Á, và lợi ích của nước Mỹ trong việc tăng cường liên hệ với Đông Á và các tổ chức như ASEAN.


Nguồn: VOV
.