Tin tức sự kiện

97,59% ấn nút thông qua Hiến pháp

10:29, 28/11/2013 (GMT+7)

 

 

Chỉ thu hồi đất vì lợi ích quốc gia, công cộng

Vấn đề thu hồi đất gây tranh luận nhiều nhất trong những quy định về đất đai trong Hiến pháp, được chỉnh sửa đáng kể sau khi ĐBQH góp ý trực tiếp qua ghi phiếu.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu là người thay mặt UB dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đọc báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý.

Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu

"UB thấy rằng, trong điều kiện phát triển của nước ta hiện nay, vẫn cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội", ông Uông Chu Lưu giải trình. "Tuy nhiên, để tránh tình trạng thu hồi đất tràn lan, tùy tiện, Hiến pháp cần quy định việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn trực tiếp với các mục tiêu vì lợi ích quốc gia, công cộng".

Do đó, quy định này được thể hiện lại như sau: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật".

Ông Uông Chu Lưu cũng cho biết: Về các thành phần kinh tế, có ý kiến đề nghị bỏ quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” hoặc quy định cụ thể nội hàm của kinh tế nhà nước.

UB dự thảo giải trình: Để bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế, việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

"Quy định như vậy không ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, kinh tế nhà nước là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nguồn lực, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ là một trong nhiều yếu tố đó", Phó Chủ tịch QH nói. "Do vậy, không cần thiết phải quy định chi tiết về kinh tế nhà nước trong dự thảo. Việc xác định nội hàm kinh tế nhà nước sẽ được cụ thể trong các đạo luật liên quan".

Việc tổ chức chính quyền địa phương được quy định như sau: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”.

"Việc tổ chức HĐND và UBND cụ thể ở từng đơn vị hành chính sẽ được quy định trong luật Tổ chức chính quyền địa phương trên cơ sở tổng kết việc thực hiện điểm một số nội dung về tổ chức chính quyền đô thị và không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ở một số địa phương", ông Uông Chu Lưu giải trình.

Đảng chịu trách nhiệm trước dân

Điều 4 quy định Đảng Cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, bổ sung trách nhiệm của Đảng "gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
 

Các đại biểu tham dự

Về chương II, Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Phó Chủ tịch QH khẳng định: "Về nguyên tắc, quyền con người, quyền cơ bản của công dân khi đã được quy định trong Hiến pháp thì phải được tôn trọng và nghiêm chỉnh thi hành. Tuy nhiên, để thực hiện một số quyền có hiệu quả, thì pháp luật còn phải quy định về trình tự, thủ tục để ngăn ngừa sự lạm quyền từ phía các cơ quan nhà nước và tạo thuận lợi cho công dân".

Hội đồng bầu cử quốc gia được quy định là cơ quan do QH thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cả đại biểu QH; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp.

Kiểm toán Nhà nước cũng là cơ quan do QH thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính và tài sản công.

VNE

Các tin khác