Tin tức sự kiện
30850
Tội phạm đã được ngăn chặn, đẩy lùi
07:38, 19/09/2013 (GMT+7)
Mô hình 141 của Công an Hà Nội đã và đang phát huy hiệu quả
trong công tác phòng ngừa, trấn áp tội phạm. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Nhiều loại tội phạm giảm
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã trình bày báo cáo tóm tắt về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2013. Chính phủ nhìn nhận, năm nay, tình hình tội phạm đã được kiềm chế. Nhiều loại tội phạm như giết người, cướp tài sản, mua bán người, chống người thi hành công vụ, đánh bạc... đều giảm. Tuy nhiên, hoạt động của các băng nhóm tội phạm có xu hướng phức tạp trở lại, tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn và các khu vực, địa bàn giáp ranh, hoạt động chủ yếu dưới dạng xiết nợ thuê, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức cờ bạc, cá độ bóng đá...
Cũng theo Thượng tướng Lê Quý Vương, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã được kiềm chế, ngăn chặn có hiệu quả nhưng vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng. Do kinh tế khó khăn và ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng, nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng khốn đốn, hàng tồn kho nhiều, thua lỗ, phá sản. Đây là nguyên nhân khiến tội phạm lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm đoạt tiền vốn của ngân hàng gia tăng. Tội phạm tham nhũng, nhất là tội phạm tham ô, môi giới, nhận hối lộ được phát hiện ở nhiều lĩnh vực như quản lý tài sản công, đầu tư công, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản... Tội phạm môi trường nổi lên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, lợi dụng chính sách tạm nhập, tái xuất để đưa hàng vào Việt Nam, sau đó tháo dỡ niêm phong và tiêu thụ trong nước...
Chuyển biến tích cực
Ghi nhận nỗ lực của các cơ quan tư pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, tội phạm đã được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là tội phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội. Đây được xem là chuyển biến rất tích cực. Ông đánh giá, hoạt động của các cơ quan tư pháp có đổi mới, nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Dù vậy, ông Nguyễn Kim Khoa cũng cho biết, tình hình an ninh – trật tự ở các thành phố lớn còn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, nhiều vụ việc không được xử lý rốt ráo từ cơ sở mà phải chờ đợi sự hỗ trợ từ cấp trên. Ở một số cơ quan, đơn vị cụ thể, trách nhiệm của người đứng đầu chưa cao, dẫn tới kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm. “Cát tặc lộng hành trên các dòng sông bao năm nay nhưng chúng ta chưa xử lý triệt để được. Lẽ nào chúng ta bất lực trước vi phạm lộ liễu như vậy?” – ông Nguyễn Kim Khoa đặt câu hỏi.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước đánh giá, các ngành tư pháp đã vào cuộc tích cực, khẩn trương, với trách nhiệm rất cao. Công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, truy tố, xét xử tội phạm đã tốt hơn các năm trước. Ghi nhận tình hình tội phạm nhìn chung giảm về số lượng, song ông Ksor Phước cũng cảnh báo về một số loại tội phạm đang có diễn biến phức tạp như tội phạm về an ninh quốc gia, tội phạm ma túy... Ông đề nghị Chính phủ tiếp tục làm rõ các mặt còn hạn chế trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, ông Nguyễn Đình Quyền cũng đề nghị Chính phủ làm rõ hơn kết quả của các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm: “Cần đánh giá xem các chương trình đi vào cuộc sống như thế nào? Việc đầu tư tiền của, sức người có mang lại kết quả tương xứng?”.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã trình bày báo cáo tóm tắt về tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật và công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2013. Chính phủ nhìn nhận, năm nay, tình hình tội phạm đã được kiềm chế. Nhiều loại tội phạm như giết người, cướp tài sản, mua bán người, chống người thi hành công vụ, đánh bạc... đều giảm. Tuy nhiên, hoạt động của các băng nhóm tội phạm có xu hướng phức tạp trở lại, tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn và các khu vực, địa bàn giáp ranh, hoạt động chủ yếu dưới dạng xiết nợ thuê, cho vay nặng lãi, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức cờ bạc, cá độ bóng đá...
Cũng theo Thượng tướng Lê Quý Vương, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng đã được kiềm chế, ngăn chặn có hiệu quả nhưng vẫn còn xảy ra nhiều vụ việc gây hậu quả nghiêm trọng. Do kinh tế khó khăn và ảnh hưởng của việc thắt chặt tín dụng, nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng khốn đốn, hàng tồn kho nhiều, thua lỗ, phá sản. Đây là nguyên nhân khiến tội phạm lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm đoạt tiền vốn của ngân hàng gia tăng. Tội phạm tham nhũng, nhất là tội phạm tham ô, môi giới, nhận hối lộ được phát hiện ở nhiều lĩnh vực như quản lý tài sản công, đầu tư công, quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản... Tội phạm môi trường nổi lên trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, lợi dụng chính sách tạm nhập, tái xuất để đưa hàng vào Việt Nam, sau đó tháo dỡ niêm phong và tiêu thụ trong nước...
Chuyển biến tích cực
Ghi nhận nỗ lực của các cơ quan tư pháp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh Nguyễn Kim Khoa cho rằng, tội phạm đã được ngăn chặn, đẩy lùi, nhất là tội phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội. Đây được xem là chuyển biến rất tích cực. Ông đánh giá, hoạt động của các cơ quan tư pháp có đổi mới, nâng cao chất lượng thực thi công vụ. Dù vậy, ông Nguyễn Kim Khoa cũng cho biết, tình hình an ninh – trật tự ở các thành phố lớn còn diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, nhiều vụ việc không được xử lý rốt ráo từ cơ sở mà phải chờ đợi sự hỗ trợ từ cấp trên. Ở một số cơ quan, đơn vị cụ thể, trách nhiệm của người đứng đầu chưa cao, dẫn tới kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm. “Cát tặc lộng hành trên các dòng sông bao năm nay nhưng chúng ta chưa xử lý triệt để được. Lẽ nào chúng ta bất lực trước vi phạm lộ liễu như vậy?” – ông Nguyễn Kim Khoa đặt câu hỏi.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước đánh giá, các ngành tư pháp đã vào cuộc tích cực, khẩn trương, với trách nhiệm rất cao. Công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, truy tố, xét xử tội phạm đã tốt hơn các năm trước. Ghi nhận tình hình tội phạm nhìn chung giảm về số lượng, song ông Ksor Phước cũng cảnh báo về một số loại tội phạm đang có diễn biến phức tạp như tội phạm về an ninh quốc gia, tội phạm ma túy... Ông đề nghị Chính phủ tiếp tục làm rõ các mặt còn hạn chế trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, ông Nguyễn Đình Quyền cũng đề nghị Chính phủ làm rõ hơn kết quả của các chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm: “Cần đánh giá xem các chương trình đi vào cuộc sống như thế nào? Việc đầu tư tiền của, sức người có mang lại kết quả tương xứng?”.
ANTD