(Congan.nghean.gov.vn)-Thời gian gần đây, khi Bộ Công an triệt phá nhiều đường dây lừa đảo xuyên quốc gia đặc biệt là tổ chức hoạt động từ Campuchia, nhiều người dân từng là nạn nhân của các vụ lừa đảo trước đó bắt đầu hy vọng có thể lấy lại tài sản đã mất. Nắm bắt được tâm lý trên của người dân, các đối tượng đã giả danh Công an, luật sư hoặc các nhóm “Hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa đảo” nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Để tiếp cận nạn nhân, các đối tượng.
Để tiếp cận nạn nhân, các đối tượng sử dụng các trang mạng xã hội: Facebook, Zalo, Telegram; các quảng cáo, giới thiệu dịch vụ hỗ trợ lấy lại tiền treo, tiền bị lừa đảo miễn phí và chủ động tìm kiếm nạn nhân, sau đó nhắn tin, gọi điện đề nghị hỗ trợ miễn phí lấy lại tiền bị lừa đảo làm cho người dân bị mất tiền, tin tưởng làm theo yêu cầu của các đối tượng. Thủ đoạn lừa đảo này được thực hiện thông qua các bước như sau:
1. Tạo nhân vật giả mạo và xây dựng hình ảnh đáng tin cậy: Đầu tiên các đối tượng tạo dựng một nhân vật giả mạo, bao gồm việc tạo ra các hồ sơ, trang web, tài liệu và thành lập các hội nhóm giả mạo nhằm lừa dối nạn nhân, như: “Hội hỗ trợ nạn nhân bị lừa đảo qua mạng”, “Nhóm hỗ trợ lấy lại tiền từ Campuchia”, “Tổ luật sư đồng hành giúp đòi tiền lừa đảo”, “Tổ công tác đặc biệt phối hợp với Bộ Công an (giả mạo)” thậm chí cắt ghép, sửa đổi các bản tin thời sự của VTV để đưa ra các thông tin sai sự thật theo ý của muốn của đối tượng nhằm xây dựng lòng tin, tiếp cận nạn nhân để thực hiện hành vi lừa đảo.
![]() |
Hình ảnh minh hoạ các hội nhóm và tổ chức giả mạo |
3. Trình bày cơ hội: Các đối tượng lừa đảo sẽ thuyết phục nạn nhân rằng họ có khả năng khôi phục lại số tiền đã mất nhờ vào chuyên môn, mối quan hệ hoặc phương pháp độc quyền mà chỉ nạn nhân mới có cơ hội tham gia.
4. Yêu cầu thanh toán: Khi nạn nhân đã tin tưởng, các đối tượng sẽ yêu cầu thanh toán các khoản phí như phí hồ sơ xử lý, phí pháp lý hoặc các lý do "hợp lý" khác. Mục tiêu là chiếm đoạt tiền của nạn nhân.
5. Tạo tình huống giả để thúc giục thanh toán: Nếu nạn nhân không chuyển tiền ngay lập tức, các đối tượng lừa đảo tiếp tục giả mạo tình huống, cung cấp thông tin giả để thúc giục nạn nhân chuyển tiền và chiếm đoạt.
Để phòng tránh thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Bình Thuận khuyến cáo người dân một số nội dung sau:
Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mã OTP, hình ảnh, giấy tờ tùy thân cho người lạ qua mạng.
Không truy cập vào các đường link lạ cũng như tải và cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc.
Không nhẹ dạ cả tin vào các lời mời gọi đầu tư “lợi nhuận cao, không rủi ro” trên các sàn giao dịch tiền ảo.
Đến thời điểm hiện tại không có cơ quan hay tổ chức nào có thể lấy lại tiền bị chiếm đoạt trên không gian mạng do tội phạm gây ra, ngoại trừ cơ quan Công an, do đó người dân tuyệt đối không liên hệ, làm việc với bất kỳ cơ quan hay tổ chức nào để lấy lại tiền bị lừa đảo. Hãy bình tĩnh và chờ kết quả điều tra, xử lý của lực lượng Công an.
Chú ý: Lực lượng Công an tiếp nhận, điều tra, giải quyết các vụ lừa đảo theo đúng trình tự pháp luật, có biên bản làm việc cụ thể và làm việc trực tiếp với nạn nhân tại các trụ sở Công an vào giờ hành chính, không làm việc thông qua điện thoại, đồng thời không yêu cầu người dân chuyển tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
Khi nghi vấn bị lừa đảo, cần giữ bình tĩnh, thu thập thông tin như: chụp ảnh màn hình hoặc video ghi lại hành vi của đối tượng; tin nhắn, email thông báo từ đối tượng; hóa đơn, chứng từ giao dịch với đối tượng… đồng thời trình báo ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để được xử lý./.