Tuy nhiên những người hiểu chuyện lại không tin như vậy, bởi nếu nhìn vào những động thái gần đây của "ông anh cả" VTV không khó "ngửi" ra rằng đơn vị này vẫn muốn… một mình một chợ(?).
Chúng ta đã bị ép giá như thế nào?
Giải bóng đá Ngoại hạng Anh đến với khán giả truyền hình Việt Nam lần đầu tiên vào những năm 1997-1998, và người ta gọi đấy là giai đoạn "xem bóng đá Anh miễn phí". Gọi thế là bởi, nhà đài VTV không phải trả một xu bản quyền truyền hình nào, mà chỉ phải trả đối tác Duhill một thời lượng quảng cáo nhất định trên sóng của mình.
Đến những năm 2002 - 2003, khi đối tượng nắm giữ bản quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam không còn là Duhill, mà là ESPN và Star Sport thì VTV phải lần đầu tiên mua bản quyền với cái giá 2 triệu USD cho 3 mùa liên tiếp. Nếu đặt con số 2 triệu USD bên cạnh thu nhập bình quân của người Việt Nam khi ấy thì đó là một con số khủng, nhưng nếu đặt nó bên cạnh mức giá mà các đài truyền hình khác trong khu vực ĐNA phải chi trả cũng để xem giải Ngoại hạng thì đấy là một con số hoàn toàn dễ chịu.
Tuy nhiên chỉ 4 năm sau, khi Đài truyền hình kĩ thuật số (VTC) trình làng thì sự dễ chịu này chấm dứt. Ít ai ngờ rằng để có thể độc quyền giải Ngoại hạng trên sóng của mình VTC sẵn sàng "chen ngang" với ESPN và Star Sport để bỏ ra tới 4 triệu USD - nghĩa là gấp đôi số tiền VTV đã trả trước đó. Đến thời điểm này thì người ta lo ngại cuộc cạnh tranh qua lại giữa VTV và VTC sẽ đẩy giá bản quyền truyền hình của tất cả các giải đấu thể thao, trong đó đặc biệt là giải Ngoại hạng Anh lên tới mức chóng mặt. Cách đây vài năm, khi K+ (một đài con của VTV) ra đời thì sự lo ngại này lập tức được chứng thực.
Để có thể độc quyền các trận đấu giải Ngoại hạng Anh ngày chủ nhật trong 3 mùa liên tiếp, K+ chấp nhận trả cho MP & Silva - đơn vị sở hữu bản quyền giải đấu này trên lãnh thổ Việt Nam một con số lên tới 9 triệu USD. Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm, giá bản quyền truyền hình giải đấu này đã tăng từ 2 triệu USD, lên 4 triệu USD rồi 9 triệu USD, và nếu các nhà đài cứ cạnh tranh nhau như hiện tại thì những con số này hoàn toàn có thể bị đẩy cao tới mức không tưởng.
Hiện tại, dư luận đang nói nhiều tới việc sắp có một đài truyền hình thuộc ngành Viễn thông sẽ ra đời, và để thu hút sự chú ý của dư luận, nhà đài giàu có này sẵn sàng trả cao hơn con số 9 triệu USD mà K+ đã trả để có thể độc quyền giải Ngoại hạng trên sóng của mình.
Thực tế thì mới đây, đại diện của MP & Silva đã lần lượt gặp các nhà đài Việt Nam, và đề nghị các nhà đài không trực tiếp mua bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng 3 mùa tới với BTC giải đấu này, mà ủy thác quyền lợi đó cho mình. Lý lẽ mà MP & Silva đưa ra là họ có đầy đủ tiềm lực kinh tế cùng những mối quan hệ để có thể đạt được bản quyền giải đấu này trên lãnh thổ Việt Nam như mình đã đạt được trong suốt 3 năm qua. Cứ cho là MP & Silva hay bất cứ một đối tác nào khác đạt được điều đó thì cũng phải thấy rằng: nếu các nhà đài Việt Nam không bắt tay nhau thì việc chúng ta bị những đối tác này ép giá là một nguy cơ hiển hiện.
Sự thật phía sau lý lẽ của "anh cả" VTV
Hiểu rõ những vấn đề trên đây nên Bộ Thông tin & Truyền thông mới phải cấp tốc ra công văn đề nghị những nhà đài như VTV, VTC, AVG, Cáp Hà Nội, Cáp TP HCM phải ngồi lại với nhau trong vấn đề thương thảo, mua bán bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng.
Điều đáng nói là ngay sau công văn của Bộ TT&TT "anh cả" VTV đã có công văn phúc đáp, một mặt khẳng định việc ngồi lại là cần thiết (thực tế VTV không khẳng định như thế cũng không được, vì đấy là vấn đề mà cả làng cả nước đều nhận thức rất rõ ràng), nhưng mặt khác lại cho biết ở thời điểm này các bên mới ngồi lại với nhau là quá muộn.
Công văn này có đoạn nêu rõ: "Đến thời điểm hiện nay, nếu đặt vấn đề giao cho một đơn vị nào đó tìm hiểu nhu cầu mua bản quyền và khả năng tài chính của các doanh nghiệp để hình thành bộ hồ sơ tham gia đấu thầu giá bản quyền giải Ngoại hạng Anh, theo chúng tôi là muộn, vì thông tin cho thấy đầu tháng 10/2012, BTC giải sẽ chốt danh sách các đơn vị tham gia đấu giá".
Trong cuộc gặp với các đài Truyền hình khác do Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam tổ chức vào buổi chiều ngày thứ ba, 16/10, một lần nữa hai đại diện của VTV đến từ Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình (TVAd) đã khẳng định lại cái hiện trạng mà theo họ là "đã muộn" này. Không những vậy, hai đại diện đến từ TVAd còn cho biết để tránh chậm trễ, đơn vị này đã ủy thác cho một đối tác kinh doanh bản quyền truyền hình có uy tín nghiên cứu để tìm hiểu vấn đề này từ tháng 6, chứ không phải đợi tới bây giờ.
Trong vấn đề bản quyền truyền hình, quyền lợi của người hâm mộ phải được đặt lên đầu. |
Ngay sau khi đại diện của VTV dứt lời thì các đại diện của VTC và AVG đã đồng loạt đứng dậy phản bác. Theo ông Vũ Quang Huy - Phó Giám đốc VTC thì: "VTV hoàn toàn sai lầm khi nói rằng thời điểm này các đài ngồi lại với nhau là muộn. Bởi theo thông báo của BTC giải Ngoại hạng thì phải đến ngày 31/10/2012, các đơn vị tham gia đấu thầu bản quyền truyền hình giải đấu này mới phải chứng minh tài chính của mình, và đến tận ngày 8/11 mới phải chính thức gửi hồ sơ tham gia đấu thầu".
Ông Huy cũng cho biết, ngay cả khi đúng là VTV đã nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này từ tháng 6 thì với những diễn biến hiện tại, khi tất cả các nhà đài khác đều tỏ rõ thiện chí ngồi lại với nhau để đưa ra một tiếng nói thống nhất, hợp lý thì VTV cũng nên hủy bỏ những gì mình đã làm từ tháng 6 để thực hiện những việc nên làm trong hiện tại.
Sau một hồi tranh cãi qua lại, rốt cuộc TTK hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam đưa ra kết luận rằng VTV nên đại diện cho các nhà đài khác ở Việt Nam để đấu thầu bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng với BTC giải đấu này, sau đó phân phối một cách hợp lý với các đài khác. Trong trường hợp bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng trên lãnh thổ Việt Nam không rơi vào tay VTV, mà rơi vào tay một đối tác khác (giống như MP & Silva trước đây) thì VTV và các nhà đài cũng phải bắt tay nhau để không bị những đối tác này ép giá.
Sau khi nghe những kết luận hợp tình hợp lý này, hai đại diện của VTV đến từ TVAd cho biết họ không có đủ thẩm quyền để cam kết vấn đề này. Ngay khi ấy đại diện của AVG đã đặt ra câu hỏi: "Thế thì tại sao VTV không cử những đại diện đủ thẩm quyền tham dự cuộc họp?". Còn nói như một thành viên khác cũng tham gia cuộc họp thì phải chăng việc VTV cử những đại diện không đủ thẩm quyền tham dự một cuộc họp quan trọng như thế này đã không thể hiện thiện chí cần phải có của một ông "anh cả"? Cuối cùng, các bên hẹn sẽ gặp lại nhau vào tuần tới, sau khi những đại diện của VTV về xin "ý kiến cấp trên".
Quan sát tất cả những diễn biến trên đây, một chuyên gia lão làng trong lĩnh vực truyền hình cho rằng hành động "phải về xin ý kiến cấp trên" mà đại diện VTV nói đến có thể chỉ là kế hoãn binh. Nhân vật này nhận định: "Từ chỗ cho rằng việc các nhà đài bây giờ mới ngồi với nhau là quá muộn tới chỗ "về xin ý kiến cấp trên", VTV tạo cho người ta cảm giác rằng họ vẫn muốn sử dụng sức mạnh của mình để độc quyền giải Ngoại hạng (ít nhất là độc quyền vào ngày chủ nhật trên sóng K+ như hiện tại - PV), thay vì chia sẻ nó với các nhà đài yếu thế hơn (?).
Không thể độc quyền mãi mãi
Việc các nhà đài liên tục cạnh tranh độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh không chỉ đẩy giá bản quyền giải đấu này tăng cao tới mức phi lí, khiến một luồng ngoại tệ lớn từ trong nước đổ ra nước ngoài, mà còn ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng tới quyền lợi xem truyền hình của người dân. Bởi bù vào những mức giá khủng mà mình bỏ ra để sở hữu bản quyền truyền hình, nhiều đài truyền hình trả tiền đã phải liên tục tăng giá phục vụ, mà rõ nhất là Đài truyền hình cáp Việt Nam và Cáp Hà Nội đã phải tăng giá tới lần thứ 3 chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm. Còn với VTV, phải thấy rằng tiền VTV bỏ ra để mua bản quyền truyền hình cũng là tiền đóng thuế của người dân, nên nếu những đồng tiền này bị tiêu xài một cách… hoang phí, không cần thiết thì người dân sẽ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực rõ ràng.
Một khi nhìn ra và nhìn rõ những quyền lợi thiết thực của người dân, tất cả các nhà đài phải thực sự thiện chí ngồi lại với nhau để có thể mang những trận đấu tại giải Ngoại hạng Anh tới Việt Nam một cách rẻ nhất có thể. Còn nếu một trong các nhà đài, đặc biệt là ông "anh cả" VTV cứ dựa vào ưu thế tiền bạc, vị thế và cả những mối quan hệ vốn có của mình để độc quyền giải đấu này bằng mọi giá thì đấy chẳng khác gì một hành động tự sát, không vì cái chung.
Trong quá khứ cạnh tranh bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng tại Việt Nam, các nhà đài đã thi nhau tự sát, không vì cái chung rất nhiều lần. Thế nên bây giờ, khi phần lớn các nhà đài đều muốn xóa bỏ quá khứ để "bắt tay nhau" nhưng một đơn vị cá biệt nào đó, vì lý do nào đó vẫn muốn thực hiện hành động "tự sát, không vì cái chung" thì đơn vị ấy cần phải chịu trách nhiệm một cách "đúng người đúng tội" trước người dân của mình!
Chúng ta đã bị ép giá như thế nào?
Giải bóng đá Ngoại hạng Anh đến với khán giả truyền hình Việt Nam lần đầu tiên vào những năm 1997-1998, và người ta gọi đấy là giai đoạn "xem bóng đá Anh miễn phí". Gọi thế là bởi, nhà đài VTV không phải trả một xu bản quyền truyền hình nào, mà chỉ phải trả đối tác Duhill một thời lượng quảng cáo nhất định trên sóng của mình.
Đến những năm 2002 - 2003, khi đối tượng nắm giữ bản quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam không còn là Duhill, mà là ESPN và Star Sport thì VTV phải lần đầu tiên mua bản quyền với cái giá 2 triệu USD cho 3 mùa liên tiếp. Nếu đặt con số 2 triệu USD bên cạnh thu nhập bình quân của người Việt Nam khi ấy thì đó là một con số khủng, nhưng nếu đặt nó bên cạnh mức giá mà các đài truyền hình khác trong khu vực ĐNA phải chi trả cũng để xem giải
Ngoại hạng thì đấy là một con số hoàn toàn dễ chịu. Tuy nhiên chỉ 4 năm sau, khi Đài truyền hình kĩ thuật số (VTC) trình làng thì sự dễ chịu này chấm dứt. Ít ai ngờ rằng để có thể độc quyền giải Ngoại hạng trên sóng của mình VTC sẵn sàng "chen ngang" với ESPN và Star Sport để bỏ ra tới 4 triệu USD - nghĩa là gấp đôi số tiền VTV đã trả trước đó.
Đến thời điểm này thì người ta lo ngại cuộc cạnh tranh qua lại giữa VTV và VTC sẽ đẩy giá bản quyền truyền hình của tất cả các giải đấu thể thao, trong đó đặc biệt là giải Ngoại hạng Anh lên tới mức chóng mặt. Cách đây vài năm, khi K+ (một đài con của VTV) ra đời thì sự lo ngại này lập tức được chứng thực.
Để có thể độc quyền các trận đấu giải Ngoại hạng Anh ngày chủ nhật trong 3 mùa liên tiếp, K+ chấp nhận trả cho MP & Silva - đơn vị sở hữu bản quyền giải đấu này trên lãnh thổ Việt Nam một con số lên tới 9 triệu USD. Như vậy, chỉ trong vòng 10 năm, giá bản quyền truyền hình giải đấu này đã tăng từ 2 triệu USD, lên 4 triệu USD rồi 9 triệu USD, và nếu các nhà đài cứ cạnh tranh nhau như hiện tại thì những con số này hoàn toàn có thể bị đẩy cao tới mức không tưởng.
Hiện tại, dư luận đang nói nhiều tới việc sắp có một đài truyền hình thuộc ngành Viễn thông sẽ ra đời, và để thu hút sự chú ý của dư luận, nhà đài giàu có này sẵn sàng trả cao hơn con số 9 triệu USD mà K+ đã trả để có thể độc quyền giải Ngoại hạng trên sóng của mình.
Thực tế thì mới đây, đại diện của MP & Silva đã lần lượt gặp các nhà đài Việt Nam, và đề nghị các nhà đài không trực tiếp mua bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng 3 mùa tới với BTC giải đấu này, mà ủy thác quyền lợi đó cho mình. Lý lẽ mà MP & Silva đưa ra là họ có đầy đủ tiềm lực kinh tế cùng những mối quan hệ để có thể đạt được bản quyền giải đấu này trên lãnh thổ Việt Nam như mình đã đạt được trong suốt 3 năm qua. Cứ cho là MP & Silva hay bất cứ một đối tác nào khác đạt được điều đó thì cũng phải thấy rằng: nếu các nhà đài Việt Nam không bắt tay nhau thì việc chúng ta bị những đối tác này ép giá là một nguy cơ hiển hiện.
Sự thật phía sau lý lẽ của "anh cả" VTV
Hiểu rõ những vấn đề trên đây nên Bộ Thông tin & Truyền thông mới phải cấp tốc ra công văn đề nghị những nhà đài như VTV, VTC, AVG, Cáp Hà Nội, Cáp TP HCM phải ngồi lại với nhau trong vấn đề thương thảo, mua bán bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng.
Điều đáng nói là ngay sau công văn của Bộ TT&TT "anh cả" VTV đã có công văn phúc đáp, một mặt khẳng định việc ngồi lại là cần thiết (thực tế VTV không khẳng định như thế cũng không được, vì đấy là vấn đề mà cả làng cả nước đều nhận thức rất rõ ràng), nhưng mặt khác lại cho biết ở thời điểm này các bên mới ngồi lại với nhau là quá muộn.
Công văn này có đoạn nêu rõ: "Đến thời điểm hiện nay, nếu đặt vấn đề giao cho một đơn vị nào đó tìm hiểu nhu cầu mua bản quyền và khả năng tài chính của các doanh nghiệp để hình thành bộ hồ sơ tham gia đấu thầu giá bản quyền giải Ngoại hạng Anh, theo chúng tôi là muộn, vì thông tin cho thấy đầu tháng 10/2012, BTC giải sẽ chốt danh sách các đơn vị tham gia đấu giá".
Trong cuộc gặp với các đài Truyền hình khác do Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam tổ chức vào buổi chiều ngày thứ ba, 16/10, một lần nữa hai đại diện của VTV đến từ Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ Truyền hình (TVAd) đã khẳng định lại cái hiện trạng mà theo họ là "đã muộn" này. Không những vậy, hai đại diện đến từ TVAd còn cho biết để tránh chậm trễ, đơn vị này đã ủy thác cho một đối tác kinh doanh bản quyền truyền hình có uy tín nghiên cứu để tìm hiểu vấn đề này từ tháng 6, chứ không phải đợi tới bây giờ.
Ngay sau khi đại diện của VTV dứt lời thì các đại diện của VTC và AVG đã đồng loạt đứng dậy phản bác. Theo ông Vũ Quang Huy - Phó Giám đốc VTC thì: "VTV hoàn toàn sai lầm khi nói rằng thời điểm này các đài ngồi lại với nhau là muộn. Bởi theo thông báo của BTC giải Ngoại hạng thì phải đến ngày 31/10/2012, các đơn vị tham gia đấu thầu bản quyền truyền hình giải đấu này mới phải chứng minh tài chính của mình, và đến tận ngày 8/11 mới phải chính thức gửi hồ sơ tham gia đấu thầu".
Ông Huy cũng cho biết, ngay cả khi đúng là VTV đã nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này từ tháng 6 thì với những diễn biến hiện tại, khi tất cả các nhà đài khác đều tỏ rõ thiện chí ngồi lại với nhau để đưa ra một tiếng nói thống nhất, hợp lý thì VTV cũng nên hủy bỏ những gì mình đã làm từ tháng 6 để thực hiện những việc nên làm trong hiện tại.
Sau một hồi tranh cãi qua lại, rốt cuộc TTK hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam đưa ra kết luận rằng VTV nên đại diện cho các nhà đài khác ở Việt Nam để đấu thầu bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng với BTC giải đấu này, sau đó phân phối một cách hợp lý với các đài khác. Trong trường hợp bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng trên lãnh thổ Việt Nam không rơi vào tay VTV, mà rơi vào tay một đối tác khác (giống như MP & Silva trước đây) thì VTV và các nhà đài cũng phải bắt tay nhau để không bị những đối tác này ép giá.
Sau khi nghe những kết luận hợp tình hợp lý này, hai đại diện của VTV đến từ TVAd cho biết họ không có đủ thẩm quyền để cam kết vấn đề này. Ngay khi ấy đại diện của AVG đã đặt ra câu hỏi: "Thế thì tại sao VTV không cử những đại diện đủ thẩm quyền tham dự cuộc họp?".
Còn nói như một thành viên khác cũng tham gia cuộc họp thì phải chăng việc VTV cử những đại diện không đủ thẩm quyền tham dự một cuộc họp quan trọng như thế này đã không thể hiện thiện chí cần phải có của một ông "anh cả"? Cuối cùng, các bên hẹn sẽ gặp lại nhau vào tuần tới, sau khi những đại diện của VTV về xin "ý kiến cấp trên".
Quan sát tất cả những diễn biến trên đây, một chuyên gia lão làng trong lĩnh vực truyền hình cho rằng hành động "phải về xin ý kiến cấp trên" mà đại diện VTV nói đến có thể chỉ là kế hoãn binh. Nhân vật này nhận định: "Từ chỗ cho rằng việc các nhà đài bây giờ mới ngồi với nhau là quá muộn tới chỗ "về xin ý kiến cấp trên", VTV tạo cho người ta cảm giác rằng họ vẫn muốn sử dụng sức mạnh của mình để độc quyền giải Ngoại hạng (ít nhất là độc quyền vào ngày chủ nhật trên sóng K+ như hiện tại - PV), thay vì chia sẻ nó với các nhà đài yếu thế hơn (?).
Không thể độc quyền mãi mãi
Việc các nhà đài liên tục cạnh tranh độc quyền phát sóng giải Ngoại hạng Anh không chỉ đẩy giá bản quyền giải đấu này tăng cao tới mức phi lí, khiến một luồng ngoại tệ lớn từ trong nước đổ ra nước ngoài, mà còn ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng tới quyền lợi xem truyền hình của người dân.
Bởi bù vào những mức giá khủng mà mình bỏ ra để sở hữu bản quyền truyền hình, nhiều đài truyền hình trả tiền đã phải liên tục tăng giá phục vụ, mà rõ nhất là Đài truyền hình cáp Việt Nam và Cáp Hà Nội đã phải tăng giá tới lần thứ 3 chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm. Còn với VTV, phải thấy rằng tiền VTV bỏ ra để mua bản quyền truyền hình cũng là tiền đóng thuế của người dân, nên nếu những đồng tiền này bị tiêu xài một cách… hoang phí, không cần thiết thì người dân sẽ phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực rõ ràng.
Một khi nhìn ra và nhìn rõ những quyền lợi thiết thực của người dân, tất cả các nhà đài phải thực sự thiện chí ngồi lại với nhau để có thể mang những trận đấu tại giải Ngoại hạng Anh tới Việt Nam một cách rẻ nhất có thể. Còn nếu một trong các nhà đài, đặc biệt là ông "anh cả" VTV cứ dựa vào ưu thế tiền bạc, vị thế và cả những mối quan hệ vốn có của mình để độc quyền giải đấu này bằng mọi giá thì đấy chẳng khác gì một hành động tự sát, không vì cái chung.
Trong quá khứ cạnh tranh bản quyền truyền hình giải Ngoại hạng tại Việt Nam, các nhà đài đã thi nhau tự sát, không vì cái chung rất nhiều lần. Thế nên bây giờ, khi phần lớn các nhà đài đều muốn xóa bỏ quá khứ để "bắt tay nhau" nhưng một đơn vị cá biệt nào đó, vì lý do nào đó vẫn muốn thực hiện hành động "tự sát, không vì cái chung" thì đơn vị ấy cần phải chịu trách nhiệm một cách "đúng người đúng tội" trước người dân của mình!