Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//the-thao/201209/22862-tran-chung-ket-quai-thai-cua-bong-da-viet-nam-395291/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//the-thao/201209/22862-tran-chung-ket-quai-thai-cua-bong-da-viet-nam-395291/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trận “chung kết” quái thai của bóng đá Việt Nam - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 11/09/2012, 10:21 [GMT+7]
22862

Trận “chung kết” quái thai của bóng đá Việt Nam

Xem chung kết V. League năm nay giữa Sài Gòn Xuân Thành và Hà Nội.T&T – trận chung kết mà ai đó đã ví von là “một cuộc hẹn hò của lịch sử”, bên tai tôi cứ văng vẳng câu nói đầy bức bối, đầy ai oán nói trên của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Và suốt nhiều ngày sau đó, tôi cứ bị ám ảnh, bị trằn trọc bởi một câu hỏi: trong cái xã hội bóng đá đương đại này chẳng nhẽ đi tìm một sự lương thiện lại khó khăn, gian khổ hệt như cái thời mà Nam Cao đã sống, đã quan sát hay sao?
 
Khi “tụi nhỏ” là nạn nhân
 
Đêm trước diễn ra trận “chung kết” V.League, tôi điện thoại cho Phó ban Trọng tài QG Đoàn Phú Tấn để bày tỏ dự cảm về một trận chung kết khả nghi. Một trận đấu mà có thể chủ nhà SG.XT sẽ chủ động không vô địch, mà cũng có thể đội khách HN.T&T sẽ làm tất cả để giúp người anh em SHB.Đà Nẵng lên ngôi. Mà kinh nghiệm cho thấy một khi các đội bóng chủ động làm như vậy thì không loại trừ khả năng họ sẽ tìm cách gây chuyện với trọng tài để hướng sự chú ý của dư luận về phía trọng tài.
 
Hôm ấy, ông Tấn một mặt trấn an những suy nghĩ thiếu tích cực của tôi, một mặt cho biết Ban Trọng tài QG đã lên mọi phương án đề phòng trước mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng rốt cuộc là trận chung kết ấy các kịch sĩ không cần gây chuyện với trọng tài để “đánh bùn sang ao” như một số trận chung kết trước đây, mà đã diễn rõ ràng, diễn trắng trợn, diễn như thể không cần biết xung quanh mình là hàng vạn khán giả đang căng mắt theo dõi từng nhịp bóng lăn.
 
Ai cũng biết là khi thông tin từ sân Ninh Bình truyền về cho hay SHB.Đà Nẵng đã thắng đậm Ninh Bình thì trong trận “chung kết” trên sân Thống Nhất cả Sài Gòn Xuân Thành lẫn HN.T&T đều chỉ vô địch nếu như lấy trọn điểm 3. Ấy thế mà chỉ có duy nhất SG.XT là mang khát vọng đạt điểm 3, còn với HN.T&T, nhiệm vụ của các cầu thủ trong khoảng 20 phút cuối chỉ là phá bóng, nằm sân, câu giờ và…chấm hết. Bởi chỉ cần HN.T&T cầm hòa SG.XT thì SHB.Đà Nẵng sẽ lên ngôi, mà ai cũng biết giữa HN.T&T với SHB.ĐN là mối quan hệ anh em môi hở răng lạnh.
 
Người hâm mộ đã chen chúc vào sân...
 
Nhìn cái kiểu cầu thủ HN.T&T không đá cho mình, mà đá cho “người anh em” Đà Nẵng của mình, rất nhiều chuyên gia bóng đá đã điện thoại cho tôi bày tỏ sự bức xúc về một trận “chung kết” quái thai. Nói như chuyên gia lão làng Trịnh Minh Huế thì: “Nhìn tụi nó mà ghét quá. Ghét không để đâu cho hết”. Ông Huế nói thêm rằng ông vốn yêu phẩm chất kĩ thuật của Văn Quyết, yêu lối chơi lạnh lùng, hiệu quả của Gonzalo…, nhưng trong một trận chung kết mà Văn Quyết, Gonzalo cùng nhiều cầu thủ khác của HN.T&T đều không ngại ngần “bôi đen V.League” thì tình yêu kia đã chuyển thành sự căm hận.
 
Một ngày sau, khi bình tĩnh nhìn nhận lại tất cả những gì đã xảy ra thì ông Huế lại điện thoại tâm sự: “Lúc xem bóng đá ức quá thì nói vậy thôi, chứ thực ra không nên hận tụi nhỏ. Chúng nó chẳng qua chỉ là nạn nhân của người lớn mà thôi…” .
 
Khi “người lớn” đe dọa sự trung thực
 
Ông Huế nói đúng, có thể là mỗi đôi chân HN.T&T đều không muốn “giữ hòa” trong một trận chung kết mà phải thắng họ mới lên ngôi. Nhưng họ nhận được một sự chỉ đạo như thế, và đã là cầu thủ thì trước sau như một, phải…đá theo chỉ đạo? Và thế là cái mầm lương thiện trong mỗi cầu thủ bị bức tử ở đó, sự trung thực trong mỗi trái tim tuổi trẻ cũng chết chìm từ đó. Nó chết một cách nhẹ nhàng, một cách bình thản, một cách ngoan ngoãn, chứ không có bất cứ sự bức xúc, phản kháng gì? Ừ nhỉ, cái năng lực phản kháng vốn có trong mỗi cầu thủ - mỗi con người ở đâu? Cái năng lực dám vùng lên chống lại những “chỉ đạo ma giáo” của những cầu thủ - những con người đã biến mất đâu rồi?
 
Viết tới chỗ này chợt nhớ, trong một trận cầu “cứu bồ” thời bóng đá bao cấp ngày xưa, khi đội bóng của mình bị khán giả nhà phản đối dữ dội quá thì một thủ môn nọ đã không chịu đựng nổi. Thế là thay vì cùng các đồng đội “diễn xuất”, anh đã bất chấp tất cả, bất chấp những chỉ đạo, bất chấp việc sau đó có thể bị tẩy chay… để lao lên phía trước hòng ghi bàn vào lưới đối phương. Trận ấy, chàng thủ môn không ghi bàn, nhưng một khoảnh khắc phản kháng hiếm hoi của anh, cái khoảnh khắc mà lòng tự trọng của một người làm nghề đã chiến thắng tất cả thực sự là một khoảnh khắc gây xúc động lòng người. Ở một góc độ nào đó, khoảnh khắc ấy cũng giống với khoảnh khắc chàng Kinh Kha dám vượt sông Dịch Thủy buốt giá với khát vọng mưu sát Tần vương, bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải của sự sinh tồn.
 
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, những thứ thuộc về khát vọng hay lý tưởng với phần lớn các cầu thủ Việt Nam dường như đều là những thứ xa xỉ. Bởi hệ thống đào tạo cầu thủ Việt Nam xưa nay chỉ có thể giúp họ trở thành những cầu thủ đá bóng hay, chứ không thể giúp họ trở thành những con người dám sống và dám chết vì khát vọng. Mặt khác, những gì đã diễn ra cho thấy, một cầu thủ, hay một nhân vật bóng đá hiếm hoi nào đó dám hành động vì khát vọng phần lớn đều phải chịu những kết cục rất…tang thương.
 
Cựu trọng tài Dương Mạnh Hùng – người đã dũng cảm ném trả phong bì rồi tố cáo kẻ đưa phong bì cho mình chẳng hạn. Ông Hùng sau này đã bị bêu riếu là Hùng “hâm” và bị chính những người trong cuộc tìm đủ mọi cách loại khỏi cuộc chơi, bất chấp việc ông từng là “còi vàng” đầu tiên trong lịch sử nhờ những phiếu bầu công tâm của các phóng viên. Hay chuyên gia bóng đá Nguyễn Văn Vinh cũng thế, ông Vinh hồi còn làm giám sát các trận đấu tại giải VĐQG đã từng thẳng thừng chỉ huyệt một trận đấu nọ có tiêu cực, nhưng cách chỉ huyệt ấy được cho là đã làm khó những nhà tổ chức vốn đã ăn nằm lâu năm với các đội bóng, nên ông Vinh sau đó vĩnh viễn không bao giờ được mời làm giám sát…
 
Nói tóm lại, hoàn cảnh điển hình nảy sinh tính cách điển hình. Và trong vòng vây của sự điển hình u ám ấy, ở một thời điểm hiếm hoi nào đó được nhìn thấy một “Kinh Kha” của BĐVN cũng đã là hạnh phúc lắm rồi.
 
Một sự thức tỉnh không lối thoát?
 
Khi Chí Phèo bị cái xã hội thực dân nửa phong kiến nhuộm đen, anh ta đã sống một cuộc sống không phải của con người. Nhưng rốt cuộc cái bản chất người và khát vọng người trong thẳm sâu tâm khảm Chí Phèo đã vụt sáng, đã được thức tỉnh. Tiếc thay đấy lại là lúc mà Chí Phèo không còn lối thoát, nên phải tự thốt lên: “Tao muốn lương thiện, nhưng ai cho tao lương thiện” rồi cầm dao đâm thẳng lên cơ thể mình. Với những nhân cách bóng đá vốn bị nhuộm đen bởi hoàn cảnh, bởi thời cuộc, liệu có một lúc nào đó họ cũng sẽ được thức tỉnh giống như sự thức tỉnh của Chí Phèo? Và lúc ấy liệu họ có phải thốt lên cái câu “Ai cho tao lương thiện” giống Chí Phèo hay không?
 
... để đau đớn chứng kiến một trong những trận "chung kết" V.League quái dị nhất trong lịch sử nền bóng đá.
 
Mới đây, khi ngồi cùng những cựu cầu thủ để bày tỏ nỗi buồn và những chiêm nghiệm về bóng đá Việt Nam sau khi phải chứng kiến một trận chung kết V.League quái thai, tôi đã được nghe rất nhiều lời cám cảnh. Nhưng bên cạnh sự cám cảnh lại có người lạc quan nhìn về tương lai với niềm tin rằng khi một thế hệ cầu thủ nhí của lò đào tạo bóng đá Hoàng Anh Gia Lai lớn lên thì mọi thứ có thể sẽ khác và rất khác. Lý do là những đứa trẻ của lò Hoàng Anh hiện nay đã và đang được dạy làm người trước khi làm cầu thủ. Nhưng tôi lại trộm nghĩ: một cái đẹp hiếm hoi trong trùng trùng điệp điệp những sự u ám bủa vây quanh nó rồi sẽ sống, sẽ tồn tại ra sao? Sẽ biến chất như rất nhiều những sự biến chất khác đã diễn ra, hay cuối cùng sẽ phải đối diện với cái bi kịch “Ai cho tao lương thiện?”.
 
Xem một trận “chung kết quái thai” của một nền bóng đá đã bước sang mùa chuyên nghiệp thứ 12 mà bỗng thấy với nhiều cầu thủ bây giờ, được đá bóng một cách lương thiện sao mà khó khăn, xa xỉ quá vậy?!
 
Sự sụp đổ nguy hiểm
 
Trong nỗi thất vọng kéo dài về VFF, khi ông bầu Nguyễn Đức Kiên đứng lên chỉ trích VFF để sáng lập ra VPF thì rất nhiều người đã tin tưởng và kỳ vọng đấy là một lối ra tươi sáng của BĐVN. Tiếc thay đến thời điểm này thì ông Kiên lại bất ngờ bị Cơ quan điều tra khởi tố, và bất chấp việc Chủ tịch VPF Võ Quốc Thắng khẳng định “sự khởi tố đó không ảnh hưởng gì tới hoạt động của VPF” thì niềm tin mà một bộ phận đông đảo đặt vào ông Kiên, vào VPF do ông là người sáng lập đã vơi đi rất nhiều. Từ một trận “chung kết” V.League vấy mùi cho tới việc người sáng lập ra VPF đã bất ngờ bị điều tra xét hỏi, chỉ trong vòng một thời gian ngắn rất nhiều kỳ vọng vào BĐVN đã sụp đổ. Ai sẽ đứng lên chứng tỏ mình đủ khả năng và sự trung thực để cứu vớt sự sụp đổ nguy hiểm này?

CAND
.