Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201712/chuyen-nhung-nguoi-trong-cuoc-770074/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201712/chuyen-nhung-nguoi-trong-cuoc-770074/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chuyện những người trong cuộc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 04/12/2017, 10:09 [GMT+7]

Chuyện những người trong cuộc

Sự khốc liệt của “nghề” buôn lậu thuốc lá, số phận nghiệt ngã của “nài” (người vận chuyển thuê) và đặc biệt là sự gian nan, vất vả cùng những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa tính mạng của những CBCS làm công tác chống buôn lậu...
 
Được sự đồng ý của Ban Giám đốc Công an tỉnh Long An, PV Chuyên đề Cảnh sát toàn cầu-Báo CAND đã có chuyến công tác cùng cán bộ, chiến sỹ (CBCS) Đội phòng ngừa đấu tranh án buôn lậu, hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ (Đội 3) thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) ở vành đai biên giới huyện Đức Huệ, Long An. 
Các trinh sát Đội chống buôn lậu, phòng PC46 Công an tỉnh Long An thị sát địa bàn.
Các trinh sát Đội chống buôn lậu, phòng PC46 Công an tỉnh Long An thị sát địa bàn.
48 giờ một chuyến đi đã ghi nhận nhiều điều về sự khốc liệt của “nghề” buôn lậu thuốc lá, số phận nghiệt ngã của “nài” (người vận chuyển thuê) và đặc biệt là sự gian nan, vất vả cùng những hiểm nguy luôn rình rập, đe dọa tính mạng của những CBCS làm công tác chống buôn lậu...
 
Sau khi chuẩn bị kỹ từ kiến thức cơ bản về đời sống xã hội vùng biên giới cho đến các thiết bị tác nghiệp và cả cách ăn mặc sao cho phù hợp để phục vụ cho chuyến đi, 14 giờ ngày 17-11, tôi được Thiếu tá Huỳnh Minh Tuấn - Phó Đội trưởng phụ trách công tác chống buôn lậu thuộc Phòng PC46 Công an tỉnh Long An dẫn đường từ TP. Tân An trực tiếp chỉ hướng biên giới huyện Đức Huệ. 
 
Vừa vượt qua ranh giới huyện Đức Hòa - Đức Huệ, lập tức một chiếc xe ô-tô 7 chỗ không biết từ đâu lù lù bám theo phía sau. Tưởng xe này muốn qua mặt, tôi chủ động giảm tốc độ và né tránh nhưng chiếc xe này cứ nép phía sau mà không chịu vượt qua, mặc dù mặt đường trải nhựa khá rộng, lại không có chướng ngại vật. Đến ngã ba Rẫy Chanh, chiếc xe 7 chỗ không theo nữa mà một chiếc xe tải loại 2,5 tấn lại bất ngờ xuất hiện.
 
Các trinh sát Đội chống buôn lậu, phòng PC46 Công an tỉnh Long An thị sát địa bàn.
Quan sát phía sau, Thiếu tá Tuấn quay sang bảo: “Anh cho xe tăng tốc tối đa đi, nếu xe tải kia vẫn bám theo thì ắt hẳn là “vệ tinh do thám” đó…”. Và nhận định của anh đã hoàn toàn đúng khi chiếc xe tải cố gắng đua theo sau với vận tốc trên 100km/h. 
 
Vượt qua thị trấn Đức Huệ, chiếc xe tải đột nhiên biến mất nhưng ngay sau đó lại có hai chiếc mô-tô Yamaha Exiter xuất hiện. Để đánh lạc hướng theo dõi, hai chúng tôi buộc phải rẽ vào một quán nhậu gọi mấy món đồ với một két bia ngồi “lai rai”.
 
Đợi cho những người kia rút khỏi, Thiếu tá Huỳnh Minh Tuấn mới ghé tai tôi nói nhỏ: Đội quân “vệ tinh do thám” này đông lắm, có đến hàng trăm người được các “đầu nậu” thuê nằm rải rác khắp nơi. Họ đóng giả làm những người chạy xe ôm, bán quán nước canh 24/24 giờ trên khắp các tuyến đường. 
“Nài” phóng như bay trên đường chẻ thuốc lá lậu.
“Nài” phóng như bay trên đường chẻ thuốc lá lậu.
Ngay cả xung quanh lều bạt nơi CBCS Đội chống buôn lậu đóng quân, chúng cũng cắt cử hàng chục “vệ tinh” để theo dõi nhất cử, nhất động của quân ta. Muốn đi tuần, trinh sát phải lội ruộng đi vòng hàng chục cây số thì mới có thể đến được điểm đã xác định. Biết mà không thể xử lý được “vệ tinh” vì luật không quy định, vận động, cảm hóa thì họ né tránh.
 
Nói xong, Thiếu tá Tuấn kéo tôi đến bàn có 4 thanh niên đang ngồi nhậu rồi giới thiệu tên từng người, trong đó có Huỳnh Thanh Vũ đã được trong giới tôn lên hàng “sói già”. Do mới bỏ nghề vì bị một nhóm “vệ tinh” khác cạnh tranh tấn công làm hỏng một con mắt nên khi được hỏi, Vũ kể vanh vách về quá trình từ “nài” trở thành “vệ tinh” cho tôi nghe. 
 
Theo lời Vũ, các đầu nậu muốn tuồn thuốc lá vào nội địa thì cần phải có “nài”, mà “nài” muốn thoát khỏi sự phát hiện của cơ quan chức năng cũng không thể thiếu “vệ tinh do thám”. Chính vì vậy, mối liên kết giữa “đầu nậu” - “nài” và “vệ tinh do thám” không lúc nào có thể cắt đứt được. “Vệ tinh” là những người thông thuộc địa hình, địa vật trong vùng như  lòng bàn tay và phải có khả năng phán đoán tình hình cũng như biết cách nhận định đâu là Công an, Quản lý thị trường, Liên ngành và nhất là người lạ, xe lạ đi vào khu vực biên giới. 
 
Công việc hằng ngày của “vệ tinh” là đóng giả làm xe ôm, người bán quán nước, sửa xe gắn máy… ngồi án ngữ ở tất cả các ngã 3, ngã 4 trọng yếu để theo dõi, nếu nghi ngờ có lực lượng chức năng kiểm tra thì thông báo ngay cho các “đầu nậu” để dừng mọi hoạt động, ngược lại khi thấy bình lặng thì thông báo để “đầu nậu” giao thuốc lá cho “nài” chẻ vào nội địa. 
 
Đặc biệt “nài” chạy trên con đường nào đều do “vệ tinh” chỉ định và trên đường đi, “nài” luôn phải giữ liên lạc bằng điện thoại di động với “vệ tinh” để không bị “sập hầm” (bị lực lượng chức năng phát hiện).
 
 
“Nài” phóng như bay trên đường chẻ thuốc lá lậu.
 
17 giờ, hai chúng tôi rời quán nhậu, đánh xe quay đầu về hướng TP. Tân An cho đến khi không nhìn thấy còn “vệ tinh” bám theo nữa thì tâæp vào một vườn cây của nhà dân, sử dụng xe gắn máy do Thượng úy Nguyễn Trần Thắng - Tổ trưởng một tổ công tác điều kiển quay trở lại vành đai biên giới. 
 
Cẩn thận là vậy, nhưng khi chúng tôi vừa đi vào con đường mòn phân định ranh giới giữa hai nước Việt Nam - Campuchia, Thượng úy Thắng lại phát hiện một “vệ tinh” sử dụng xe gắn máy độ bám theo phía xa. Để xác định chính xác, Thượng úy Thắng cho xe dừng lại và ngay lập tức “vệ tinh” kia vội vàng cho xe vòng xuống ruộng lúa quay đầu chạy. 
 
19 giờ 30 phút, sau bữa cơm tối đơn sơ do CBCS tự nấu tại chốt, Thượng úy Nguyễn Trần Thắng thông báo chuẩn bị lên đường đi tuần tra, phục kích đêm. 
 
Thấy tôi nai nịt chỉnh tề với quân phục, áo khoác, giầy da, mắt kính cận, Thượng úy Thắng lập tức vào trong lều bạt lấy bộ quần sooc, áo thun đưa cho thay rồi bảo: “Đi tuần ở vùng này phải men theo đường mòn, núp bụi rậm và khi phát hiện mục tiêu thì lội băng ngang ruộng lúa, mương nước nên không thể mang theo bất cứ thứ gì ngoài khẩu súng lận lưng và chiếc điện thoại di động luôn ở chế độ rung để liên lại với đồng đội trong lúc khẩn cấp. Nhiều khi còn phải nằm ép mình dưới mương nước sâu nhiều giờ để chặn bắt đối tượng nữa…”.   
 
21 giờ, trời vùng biên giới tối đen như mực, những chiếc xe gắn máy của tổ tuần tra không được phép mở đèn (vì dễ bị phát hiện) hết chồm qua những đụn đất lại sục xuống hố nước sâu men theo những con đường mòn đến khu rừng tràm rậm rạp. Hơn hai giờ ngồi núp mình trong bụi cây gai, sâu bọ cắn, muỗi chích khắp người nhưng một không gian rộng lớn không thấy bóng dáng dân buôn lậu, chỉ nghe tiếng côn trùng kêu râm ran. 
 
Thấy tôi sốt ruột, Thượng úy Thắng nói nhỏ: “Cố gắng đi anh, bắt thuốc lá lậu có khi phải ngồi hàng chục đêm liền như thế này đấy…”. Vừa dứt lời, bỗng một đoàn xe gắn máy mở đèn sáng rú ga chạy như phim, xé toang bầu không khí tĩnh lặng chồm qua những cây cầu tạm bằng tre từ bên kia biên giới xộc thẳng vào trong nội địa rồi bất ngờ dừng lại nghe ngóng. 
 
Ngay tức khắc, Thượng úy Thắng ra lệnh cho tổ công tác chia thành hai mũi giáp công, một mũi lội băng ruộng lùa “nài” vào điểm phục kích, mũi còn lại đón lõng tại con đường mòn để chặn bắt. 
 
Tuy đã bố trí rất chặt chẽ nhưng khi phát hiện Công an, đám “nài” kia đã nhanh tay vứt bỏ thuốc lá rồi quay xe chạy sang bên kia biên giới, tuy nhiên vẫn còn một “nài” chỉ kịp chạy bộ thoát thân chứ xe gắn máy và thuốc lậu đành bỏ lại.
 Lội ruộng tuần tra chống thuốc lá lậu.
Lội ruộng tuần tra chống thuốc lá lậu.
Ông mặt trời đã ló rạng loang trên cánh đồng biên giới nhắc chúng tôi phải trở về lán trại tranh thủ nghỉ ngơi lấy sức để tiếp tục một đêm trắng tuần tra truy bắt thuốc lá lậu, nhưng vừa đặt lưng được ít phút thì một người đàn ông đến xin được gặp mặt. 
 
Tiếc của, “nài” bỏ của chạy lấy người đêm hôm trước đã tìm đến chốt xin được đóng phạt để nhận lại xe. Anh ta khai tên là Trần Văn Phụng, ngụ xã Mỹ Quí Đông. Năm 2009, thấy đám trai cùng trang lứa ngày “chẻ” vài chuyến thuốc lá lên TP. Hồ Chí Minh cũng kiếm được tiền trăm, lại có xe gắn máy bóng loáng, điện thoại di động đắt tiền nên Phụng về năn nỉ cha mẹ bán đi mấy sào ruộng lấy tiền mua chiếc Future Neo rồi tìm đến “đầu nậu” Loan “mập” xin được gia nhập đội quân. 
 
Ngay chuyến đầu tiên vận chuyển hai thùng thuốc lá Jet, Phụng đã gây ra tai nạn làm bị thương cho một người đi đường và bản thân bị gãy tay phải. Sau khi bán xe lấy tiền chạy chữa cho mình và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân trong vụ tai nạn, Phụng được xuất viện nhưng không về nhà mà lập tức tìm đến đầu nậu Loan “mập” năn nỉ và được bà này bán chịu cho một chiếc xe gắn máy khác đã được độ sẵn với giá 20 triệu đồng.
 
Có được phương tiện, Phụng lao như con thiêu thân vào việc chở hàng. Bất kể ngày hay đêm, cứ khi nào Loan “mập” gọi điện thì Phụng lập tức có mặt. Để đối phó với cơ quan chức năng, Phụng rất ít khi chạy vào các đường lớn mà thường phóng với tốc độ hàng trăm cây số/giờ trên các bờ ruộng hoặc những con hẻm nhỏ. 
 
Với độ liều này, Phụng đã né tránh được rất nhiều lần bị kiểm tra, nhưng đổi lại đã phải nhận lấy hàng loạt chấn thương khác do ngã xe, đặc biệt là chấn thương dập gan, gãy ngón chân cái trong một chuyến vận chuyển thuốc lá từ biên giới về TP. Hồ Chí Minh  tháng 6 vừa qua. 
 
“Định bụng chạy thêm ít chuyến rồi “giải nghệ” nhưng cứ vài chuyến lại bị Công an bắt, phải vừa đóng phạt, vừa bồi thường tiền hàng nên cứ phải cố đấm ăn xôi…”, Trần Văn Phụng than thở.
 
Bầm dập như Trần Văn Phụng còn có thể đổi nghề chứ như “nài” Nguyễn Trung Văn thì không thể, bởi một tai nạn đã khiến anh phải ngồi trên xe lăn vĩnh viễn. 
 
Năm 2004, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, Văn đã được một người bạn ở TP. Hồ Chí Minh mời về làm công nhân trong xưởng của gia đình, nhưng thấy đám trai làng chở thuốc kiếm được tiền khiến Văn hoa mắt và quyết định theo nghề “nài”.
 
Câu nói cuối cùng trước khi phải tạm biệt, Văn bảo: “Đời mình sai lầm nhất là lao vào con đường làm “nài”. Con đường này không có tương lai, lại đầy rẫy những hiểm nguy luôn thường trực nhưng hối hận cũng không kịp nữa rồi. Mình chỉ mong muốn các bạn trẻ bây giờ đừng vì đồng tiền làm lóa mắt mà tiếp tay cho giới buôn lậu rồi chuốc họa vào thân mà hãy cố gắng học hành để kiếm cho mình một công việc như ý hoặc ít ra cũng có được công việc lương thiện, ít nguy hiểm hơn”.
.

Đức Cương

.