Hàng ngày lặn ngụp trong biển xe cộ, đôi khi ngẩng lên nhìn thấy cái công trình xe điện trên cao cứ nhẩn nha xây mà sốt ruột. Xứ ta, các công trình tư nhân xây nhanh như tên lửa nhưng công trình giao thông huyết mạch lại luôn đảm bảo xây với tốc độ rùa bò?
BRT, tuyến xe bus nhanh khiến dân Hà Nội khấp khởi hy vọng sẽ thoát được tốc độ rùa bò giờ cao điểm. Riêng tuyến xe bus này được dành riêng làn đường bất khả xâm phạm. Thế thì làm gì chả nhanh.
Ngày chạy thử đầu tiên thì xe bus nhanh chạy thua xe bus thường. Xe bus thường thì không ngại đám đông. Xe bus thường luôn làm cho dân xe máy khiếp vía phải tìm cách né "cho nó lành". Xe bus thường cũng có nhiều lần làm chiếc "bàn là" hung tợn, đè bẹp tất cả những gì cản mũi nó.
Minh họa của Lê Tâm |
BRT mới chân ướt chân ráo chưa có thành tích gì. Đường dành riêng cho BRT vẫn bị các phương tiện khác như xe máy mượn để trêu ngươi. Ngày Tết Dương lịch thì xe bus nhanh có vẻ khá thuận lợi do dân chúng nghỉ vãn. Đợi dăm bữa nửa tháng nữa “biết tay” nhau ngay.
Ai cũng biết đường chật do xe cá nhân áp đảo. Làm sao để xóa bỏ xe cá nhân? Xe bus nhanh có xóa được xe cá nhân không? Không? Xe bus nhanh chỉ giải quyết được ở trục chính. Người dân muốn đi tới các đường nhỏ và các ngõ ngách thì phương tiện nào sẽ phục vụ họ? Xe bus thường không thể gánh nổi được do chính kích thước cồng kềnh của nó. Chỉ có xe bus nhỏ mới phù hợp với đường nhánh. Chỉ có xe 2 bánh mới phù hợp với ngõ nhỏ.
Ở thành phố Đông Hưng, Trung Quốc có mini bus khá thú vị. Xe nhỏ cỡ như một chiếc xe 16 chỗ nhưng không lắp ghế mà chỉ có mặt sàn. Trên sàn có các ghế nhựa không tựa (như ghế quán bia ở ta). Có bao nhiêu khách thì xếp ra bấy nhiêu. Khách xuống thì chồng lên cho gọn.
Nếu không có các phương tiện công cộng vừa và nhỏ thì người dân vẫn phải sử dụng phương tiện cá nhân của mình là ô-tô và xe máy mà thôi. Câu chuyện lại là "Nguyễn Y Vân".
Phương tiện công cộng đưa người về tận ngõ với giá rẻ thì 10 người thì có 9 người sẽ chọn đi công cộng cho nhàn hạ. Chạy xe cá nhân làm gì cho mệt.
Hàng ngày lặn ngụp trong biển xe cộ, đôi khi ngẩng lên nhìn thấy cái công trình xe điện trên cao cứ nhẩn nha xây mà sốt ruột. Xứ ta, các công trình tư nhân xây nhanh như tên lửa nhưng công trình giao thông huyết mạch lại luôn đảm bảo xây với tốc độ rùa bò?
Đấy là mới phần trên cao, còn phần đào hầm cho xe điện thì không biết bao giờ mới làm xong. Các đại gia xây chung cư, khách sạn, khu vui chơi thì quảng cáo chưa xong đã thấy khánh thành rồi. Tin nhắn mở bán bất động sản chi chít khắp mạng điện thoại, internet…
Giờ cao điểm thì xe như nêm cối. Đường có 3 làn thì ô-tô chiếm cả 4 làn. Người đi bộ và xe máy không chốn nương thân do vỉa hè thì quán nhậu đã chiếm xong.
Mới đây, đỉnh Fansipan đã có cáp treo. Yên Tử, Chùa Hương, Bà Nà, Vilpearl land,… đều đã có cáp treo. Eureka! Có lẽ mỗi người Hà Nội đều còn một ước mơ nữa là được xây ngay một hệ thống cáp treo. Tàu dưới đất không xong, tàu trên cao chưa có. Tàu mặt đất thì "thất thủ". Vậy cáp treo tiện quá. Thật tuyệt nếu ta đi thăm nhau từ trên những ngọn cây. Ta gọi tên nhau trên những mái ngói thâm nghiêm. Ta sẽ thỏa thích hít hương hoa sữa và có thể khe khẽ hát lại những bản tình ca đã quên khuấy từ lâu.
Còn bạn. Bạn có thích trở về với vợ con từ hướng ngọn cây không?
.