Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201403/dan-ba-muu-sinh-dan-ong-ranh-rang-uong-ruou-461911/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201403/dan-ba-muu-sinh-dan-ong-ranh-rang-uong-ruou-461911/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đàn bà mưu sinh, đàn ông rảnh rang uống rượu! - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 14/03/2014, 09:52 [GMT+7]

Đàn bà mưu sinh, đàn ông rảnh rang uống rượu!

Trong khi người đàn ông thảnh thơi uống rượu, rảnh rang đan lồng lên rừng bẫy chim như một thú vui tao nhã thì hầu hết những người phụ nữ dân tộc Mông, Hà Nhì, Dao…ở xứ mù sương Tây Bắc lại nặng gánh với những nỗi lo mưu sinh cho gia đình của họ. Khi những gánh củi không đủ kiếm sống, bước chân của những người phụ nữ nơi đây vượt sang cả bên kia biên giới với đầy rẫy hiểm nguy và địa ngục. Hoa mận nở trắng đồi đẹp mê hồn là thế, nhưng thân phận những người phụ nữ nơi đây vẫn mang một màu ảm đạm.
 
Những người đàn bà "nhọc"
 
Đốn củi trong cái rét cắt da cắt thịt, hay giữa trời hè nóng nảy là chuyện thường tình của những người phụ nữ dân tộc Hà Nhì, ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Tôi gọi họ là những người đàn bà "nhọc" vì dáng đi bốn mùa luôn chúi đầu về phía trước với gánh củi khổng lồ trên vai. Phụ nữ lên nương, cuốc đất trồng rau rồi mang ra chợ bán, phụ nữ Hà Nhì biết làm việc kiếm cái ăn cho gia đình từ khi chỉ mới là những cô bé vừa tròn 7 tuổi.
 
Đến gia đình của chị Lý Thị Mò, bản Lao Chải, xã Y Tý khi trời đã nhá nhem tối cũng là lúc những người đàn bà của bản cùng nhau đi làm về. Mỗi người một gánh củi trên vai, một bó rau rừng, có khi là một con cá suối nhỏ để làm thức ăn cho gia đình trong bữa tối.
 
Mò năm nay vừa tròn 20 tuổi, có ba con và ba đống củi cao ngất ngưởng trước nhà làm của nả. Người Hà Nhì đánh giá người đức hạnh của phụ nữ qua đống củi chất trước nhà của họ. Mò kể chuyện, chị là người phụ nữ sung sướng nhất bản vì được chồng tự tay đỡ đẻ, phá vỡ cái luật lệ từ xưa nay.
 
Phụ nữ dân tộc vất vả mưu sinh
Phụ nữ dân tộc vất vả mưu sinh
 
Phụ nữ Hà Nhì nổi tiếng chăm chỉ, nổi tiếng vất vả, nổi tiếng chịu đựng những cuộc vượt cạn một mình. Đàn ông ở bản có 3 việc chính: xây nhà, làm ruộng, phát nương, trong khi đó phụ nữ đảm nhận số công việc trong gia đình còn lại không biết bao nhiêu mà kể.
 
Đến mùa thu hoạch, hàng tấn thảo quả được chất lên xe qua đôi vai của những người phụ nữ Hà Nhì. Mưa hay nắng, mồ hôi của họ nhỏ giọt tong tong, gương mặt trắng trẻo nhưng lem luốc và ít khi cau có. Lý Thị Mỳ đã làm công việc gùi thảo quả này trong vòng 4 năm kể từ khi lấy chồng sinh con. Chồng ở nhà nấu rượu để dành mà uống, công việc kiếm lương thực nuôi sống của gia đình là phần của tất cả những người phụ nữ như lẽ thường tình. Cho nên nghề gùi hàng thuê cũng là một công việc kiếm cơm cực kì nặng nhọc.
 
 
Đối với những người phụ nữ dân tộc Mông ở huyện Sapa, cuộc sống cũng không nhẹ nhàng hơn là mấy. Những đoàn người chỉ toàn phụ nữ và trẻ con dắt díu nhau đi trong sương từ tờ mờ sáng trên con đường vào thị trấn. Chuyến đi kéo dài cả một tuần lễ để buôn bán những thứ hàng treo lủng lẳng trên người. Tôi theo chân những người phụ nữ ở đây từ tờ mờ sáng đến khi trời chiều giăng màn sương lạnh cóng.
 
Cuộc hành trình không hề dừng lại nghỉ, những bước chân nhanh nhẹn kiếm tìm đủ mọi việc có thể ra tiền để lo toan cho cuộc sống: từ dẫn khách, đến bán hàng, đến khuân vác. Cái gùi đi cùng họ, như một chỗ để chứa những nhọc nhằn của cuộc mưu sinh. Buổi tối những người phụ nữ cõng con cái mình, cùng nhau thuê một căn phòng ở thị trấn trú mưa trú rét, để tiếp tục cho những ngày hôm sau. Tính ra chỉ 5-7 ngàn một người, không có giường chiếu, trong khi người đàn ông của họ thảnh thơi với thú vui săn chim rừng, phì phèo điếu thuốc. 
 
Khi mưu sinh đường cùng cực khổ…
 
Ấy thế mà, cuộc sống vẫn hoàn khó khăn, một năm gia đình họ có đến hai tháng đói, nhất là khi trời trở rét, trong những ngày tuyết rơi dày đặc ở Sapa, ở Bát Xát. Từ nhiều năm nay, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được biết đến với không khí ảm đạm của những bản làng vắng tiếng đàn bà, bé gái.
 
Khi ruộng nương không đủ, làm thuê không đủ trang trải cho những gia đình sinh đến 7-8 người con, buộc những người đàn bà ở đây phải "liều" mình vượt biên kiếm việc. Bản Trang, xã Cốc Mì, huyện Bát Xát chứng kiến cuộc sống bấp bênh của cô bé Hoàng Thị T. 14 tuổi khi em mang trên mình trách nhiệm giúp mẹ nuôi các em còn nhỏ. Chưa trưởng thành, T bước tới guồng mưu sinh bằng cú lừa của một người bạn đang tâm bán em qua bên kia biên giới. Kể chuyện đời mình phải trải qua những tháng ngày trở thành món hàng phục vụ trong nhà chứa, T chưa hết ngây thơ. Ở bản Trang, có 3 cô gái trẻ vì muốn mưu sinh kiếm sống như em mà bị ma cô lừa gạt. Ba người được các chiến sĩ Công an giải cứu cùng một lúc, ai cũng trở về trong tiều tụy, tinh thần hoảng loạn vì kiệt sức, vì thuốc kích dục quá liều.
 
Em Giàng Thị Chư ở bản Tân Giang thì lại phải chịu cảnh người mẹ của em vượt biên mất tích. Ngôi nhà nhỏ của em còn có cha nhưng cuộc sống khổ sở gấp bội lần vì những người đàn ông chỉ mê uống rượu. Em đã đợi mẹ suốt 3 năm nay với mối lo toan cuộc sống cho bố và 5 đứa em thơ dại. Có thể Chư cũng sẽ theo con đường sang biên giới làm ăn nhưng em nói sẽ không bỏ nhà đi như mẹ. Ông Giàng A Mao, người đàn ông già nhất trong thôn giờ đây cũng hận mình đã để vợ nặng mối mưu sinh. Vợ ông đã vượt biên sang Trung Quốc theo lời hứa hẹn tìm việc làm của một người quen từ năm 2009 đến này chưa có tin tức, với hi vọng sẽ kiếm đủ tiền cho con trai cưới vợ.
 
Phụ nữ Mông ở Sapa buôn bán làm nguồn thu nhập chính cho gia đình
Phụ nữ Mông ở Sapa buôn bán làm nguồn thu nhập chính cho gia đình
Không được học hành đến nơi đến chốn, không có công ăn việc làm ổn định, và khó khăn về kinh tế, những người phụ nữ ở đây dường như không còn lựa chọn nào cho cuộc mưu sinh khổ cực. Không chỉ ở Cốc Mỳ, khắp địa bàn tỉnh Lào Cai như Mường Khương, Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Thắng, Sapa còn tồn tại nhiều gia đình mất đi người phụ nữ do nạn buôn bán người ngày một tinh vi hơn. Mới đây, cơ quan điều tra Công an huyện Mường Khương vừa khởi tố một vụ buôn bán phụ nữ trên địa bàn. Đối tượng Lù Seo Dìn (1997), trú tại xã Pha Long huyện Mường Khương, vốn lười học, thích chơi bời, lêu lổng nay đây, mai đó. Trong một lần y đi chơi xuân tại xã Lùng Vai có gặp người bạn là Ly Seo Chu (1994), trú tại thôn Ma Ngán A, xã Lùng Khấu Nhin - Mường Khương, Chu liền đặt vấn đề với Dìn. Dìn không phản đối mà còn ủng hộ một cách nhiệt tình và lập kế hoạch phạm tội cùng với Chu. Chu đã đưa Dìn đi gặp Thào Seo S sinh năm 1996, trú tại thôn 2 xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, Lào Cai để đưa cô gái trẻ này sang bên kia biên giới bán lấy tiền tiêu. Những cô gái trẻ, những người phụ nữ không chỉ bị các đối tượng ở bên ngoài lừa bán, mà có khi vì chút lợi lộc, vì quá đói nghèo mà bị chính những người thân, người hàng xóm hay bạn bè lừa bán, đẩy đến một cuộc đời đầy bĩ cực.
 
Đại úy Phạm Văn Năm, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Lào Cai

Từng giải cứu rất nhiều cô gái trẻ, những phụ nữ bị đối tượng xấu lừa đảo bán sang Trung Quốc qua đường biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Đại úy Phạm Văn Năm ám ảnh nhất về hình ảnh những người đàn bà nhẹ dạ cả tin, thiếu thốn rất nhiều kĩ năng của cuộc sống khi đặt niềm tin vào những kẻ ma cô buôn phụ nữ.

Nắm bắt được tâm lý chung của nhiều người là đang khao khát cuộc sống khấm khá, bọn buôn người, những kẻ môi giới đã lừa rất nhiều người phụ nữ, những cô gái mới lớn. Chúng trong vai những người đàn ông phong độ, đẹp mã và luôn vẽ ra một miền đất có công việc tốt với mức lương cao gấp nhiều lần làm nương làm rẫy. Những cô gái trẻ thì có thể lấy được những "người chồng" không nghiện rượu, biết chiều vợ, chăm lo cho gia đình, không biết mắng vợ, đánh vợ như đàn ông bản. Bằng những cách đó, bọn chúng đã lừa bắt và bán hàng trăm phụ nữ theo chúng sang Trung Quốc.
 
Ngoài ra, lợi dụng tục "Bắt vợ" của người Mông ở Lào Cai, bọn buôn người đã "bắt" thiếu nữ Mông đưa sang bên kia biên giới. Hết thời hạn ba ngày theo luật tục, không thấy con gái về, gia đình mới tá hỏa đi tìm và báo Công an. Khi chính quyền biết chuyện thì những cô gái kém may mắn đã bị đưa sang bên xứ người. Có những cô gái như Phạm Thị T ở bản Trang, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát, nạn nhân của một vụ buôn người mà Đại úy Phạm Văn Năm giải cứu còn bị đánh đến thương tật vì không nghe theo lời chúng.

 

.

CSTC