Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201312/nhung-thanh-am-yeu-ot-vang-bong-mot-thoi-426284/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201312/nhung-thanh-am-yeu-ot-vang-bong-mot-thoi-426284/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Những thanh âm yếu ớt 'vang bóng một thời' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 10/12/2013, 09:31 [GMT+7]

Những thanh âm yếu ớt 'vang bóng một thời'

Chiếc đồng hồ tại ga Hà Nội bây giờ chỉ còn phần xác
Chiếc đồng hồ tại ga Hà Nội bây giờ chỉ còn phần xác
Khi nhắc về những ngày yêu dấu cũ, trong thứ ánh nắng chiều sắp tắt, trên khóe mắt của người đàn bà gần 90 tuổi ấy bỗng dưng có dòng nước vị biển ri rỉ chảy ra. Bà bảo bà nhớ những âm thanh "huyền thoại" của phố. Bà bảo còn đâu nữa một Hà Nội trong? Bà bảo Hà Nội bây giờ cuốn vào một cơn bão âm thanh ồn ã, inh tai nhức óc, vần xoay, đời thường đó mà cũng mất đi sự tinh tế đó. Bà bảo, lâu lắm rồi, bà không nghe phố hát những khúc tình ca.
 
Cơn bão "ồn" bức tử…
 
Đã bao giờ, bạn có cảm tưởng mình đang sống trong lòng một tâm bão âm thanh, ồn ào, chợ trời và chưa qua "phễu lọc"? Dường như tai chúng ta đang ngày càng kém đi, chúng ta gặp khó khăn trong giao tiếp; lắm lúc phải gắt gỏng, hét lên khi người đối diện không nghe thấu những điều chúng ta nói? Và dường như cuộc sống mưu sinh hối hả, xoay vần, mê mải từ ngày này qua tháng khác, ta không còn thấy bận lòng vì một vài thanh âm? Hay nói chính xác, ta không có thời gian để ngơi nghỉ, không có thời gian đủ tinh tế, nhạy cảm để nhận ra và ngắm nhìn cuộc sống. Sống gấp, sống hối hả, dường như là tư duy của con người đương đại.
 
Khi bức vẽ ngàn năm văn hiến đã hoàn thành nốt những vết tích cuối cùng, bức tranh văn minh đô thị hiện đại vẫn đang ở ngưỡng… i-k-l-m, tức đã qua giai đoạn chuyển giao ban đầu nhưng để tiệm tiến tới sự văn minh… thì vẫn còn mơ về nơi xa lắm. Và người ta nói nhiều đến vấn đề ô nhiễm, như là một biểu hiện của cái sự không văn minh ấy. Ô nhiễm đủ thứ, ô nhiễm khói bụi, ô nhiễm ngôn ngữ, ô nhiễm văn hóa, đông tây kim cổ… tất tần tật ô nhiễm. Tuy nhiên, trong các loại ô nhiễm, ô nhiễm tiếng ồn hình như chưa được để ý nhiều dù cho có 100 người thì cả 100 người đều biết tiếng ồn là "đặc sản" của Hà Nội! 
 
Hiện nay, ở Hà Nội nói riêng và các đô thị tập trung dân cư đông đúc nói chung, tình trạng ô nhiễm tiếng ồn đã đến mức báo động và có xu hướng gia tăng, đúng kiểu "còi nhà ai mạnh người nấy kêu" (vì tiếng ồn là sản phẩm do con người tạo ra). Theo một báo cáo của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội cách đây gần 10 năm, lúc đó Hà Nội "có vẻ" trong lành hơn thì tại các điểm khảo sát phổ biến ở Hà Nội (các nút giao thông và tuyến phố chính), mức ồn giao thông trung bình đã ở mức 77 - 82 dB, vượt ngưỡng 50 - 70 dB cho phép vào ban ngày (PV - dB tức Decibel là một đơn vị đo lường âm thanh dựa trên tính chất của tai người).
 
Ngay cả trong đêm khuya (từ 23 giờ đến 6 giờ sáng), mức độ tiếng ồn đo được cũng quá giới hạn cho phép. Con số trên vào thời điểm năm 2013 này chắc chắn đã hết hạn khi dân nhập cư kéo về nhiều hơn; các thiết bị máy móc, âm thanh, phương tiện giao thông lưu thông nhiều hơn; nhiều nhà máy, các khu công nghiệp ra đời; thiên tai sấm sét gia tăng và con người nói to hơn… 
 
Bà Yến, mỗi sáng vẫn giỏng tai về phía Bờ Hồ để nghe tiếng chuông cũ
Bà Yến, mỗi sáng vẫn giỏng tai về phía Bờ Hồ để nghe tiếng chuông cũ
 
Một người Hà Nội gốc, cụ Trần Thị Thanh Thảo (90 tuổi, ở Hàng Bông) thở dài: "Chính tiếng ồn đã bức tử cả thành phố này". Và khi nhắc về những năm tháng cũ, trong thứ ánh nắng chiều sắp tắt, trên khóe mắt của người đàn bà có tuổi ấy bỗng có dòng nước vị biển ri rỉ chảy ra. Bà bảo bà nhớ những âm thanh "huyền thoại" của phố. Bà bảo còn đâu nữa một Hà Nội trong? Bà bảo Hà Nội bây giờ cuốn vào một cơn bão âm thanh ồn ã, inh tai nhức óc, vần xoay, đời thường đó mà cũng mất đi sự tinh tế đó. Bà bảo, lâu lắm rồi, bà không nghe phố hát những khúc tình ca.
 
Những âm thanh "huyền thoại" yếu ớt
 
Khi nói tới những âm thanh được xem là một thời của Hà Nội, hẳn những người dân sống lâu năm, có đủ thời gian "dầm dề" đi mưa về nắng trong cái thành phố nhỏ bé này vẫn chưa quên được tiếng chuông đồng hồ, tiếng còi tầm, tiếng loa phát thanh, tiếng rao sớm, tiếng chổi tre, thậm chí đến cả một tiếng lá rơi... Những âm thanh tưởng chừng quen thuộc, bình dị ấy lại là một phần, một thời yêu dấu cũ của Hà Nội, mà mỗi khi nhắc lại, vẫn nhiều người xúc động, trân trọng. 
 
Trước đây, Hà Nội có khá nhiều những đồng hồ công cộng đặt ở nhiều nơi như Hàng Đậu, Cửa Nam, ga Hàng Cỏ, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Nhà thờ lớn, Bưu điện Hà Nội... Và cứ đúng 6 giờ sáng, cả thành phố thức giấc và hòa vào dàn đồng ca của chuông đồng hồ. Nhất là chiếc đồng hồ đặt ở Bưu điện Hà Nội trở thành "kim chỉ nam" cho mọi người, ai có đi đâu, làm gì chỉ cần tiếng chuông rung lên là biết mấy giờ. Và dù cho cách mấy phố mấy phường, chỉ cần giỏng tai là nghe. Nhiều gia đình ngày đó không có đồng hồ riêng, cũng không có điện thoại di động, máy tính để xem ngày giờ như bây giờ nên chiếc đồng hồ trở thành thứ tài sản vừa chung vừa riêng, quá đỗi thân thiết.
 
Tiếng nói chủ quyền lâu rồi vắng bóng trên những chiếc loa phát thanh
Tiếng nói chủ quyền lâu rồi vắng bóng trên những chiếc loa phát thanh
 
Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, nhiều chiếc đồng hồ đã mất tích, giờ đây chỉ còn dấu vết lác đác vài nơi như Bưu điện Hà Nội, Nhà thờ Lớn và ga Hà Nội. Mà những chiếc đồng hồ này giờ đây cũng chỉ còn là phần xác, có cũng được, không có cũng chẳng sao. Còn linh hồn của nó (tiếng chuông và nhạc hiệu) hình như đã theo cơn u tịch của đời mà vùi lấp ở nơi chốn nào trong dòng chảy vô thủy vô chung mất rồi.
 
Bà Lê Thị Yến, 65 tuổi, trước đây là kĩ thuật viên của Tổ Đồng hồ, Bưu điện TP Hà Nội kể lại: "Ngày trước, người ta theo dõi, hồi hộp, quan tâm, chờ đợi tiếng chuông đồng hồ lắm, nếu chẳng may có người đi qua phát hiện kim giờ kim phút bị sai thì cũng chạy vào báo để Tổ chúng tôi sửa lại. Nhạc hiệu "lãnh tụ ca" cất xong thì tiếng chuông điểm giờ bắt đầu rung ngân. Nhất là những dịp lễ Tết, giao thừa hoặc những thời khắc quan trọng của Thủ đô, tiếng chuông trở thành một thứ âm thanh thiêng liêng vô cùng".
 
Bà Yến nhớ lại: "Vào những ngày trực giao thừa, đứng bên trên nhìn xuống Hà Nội, chứng kiến cảnh mọi người dân đổ về đây, đứng dưới chân "Big Ben của Hà Nội" hồi hộp chờ nghe tiếng chuông đồng hồ, báo hiệu khoảnh khắc năm mới đang đến gần, lòng tôi dâng lên một thứ xúc cảm rất khó gọi tên. Tôi không biết đó là cảm giác gì nhưng tôi đã khóc. Sau khi tiếng chuông cất xong, mọi người tản ra đi chơi, hái lộc, lòng tôi nhẹ nhõm lạ kỳ". Bà nói đó là những năm tháng vui và hạnh phúc của đời bà. Giờ đây, khi đã về hưu nhưng sáng nào bà cũng giỏng tai ra phía Bờ Hồ để nghe tiếng chuông đồng hồ. Nhưng thành phố này bây giờ quá rộng, quá ồn ào, thứ âm thanh gắn bó với bà gần 40 năm trước không thể vọng tới phố Khâm Thiên. Bà bảo bà nhớ tiếng chuông, như nhớ về một Hà Nội thương nhớ cũ.
 
Và hẳn những người dân Thủ đô, nhiều người vẫn nhớ tiếng nói khẳng định chủ quyền qua câu nói nổi tiếng của Đài Tiếng nói Việt Nam: "Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" phát qua loa phát thanh của phường, thôn, xóm vào mỗi buổi sáng? Tiếng nói ấy trở thành biểu tượng non sông, kết tụ khát vọng tự do, hòa bình, độc lập của dân tộc Việt Nam, làm nức lòng bao thế hệ. Giờ đây, hằng ngày, Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn phát câu nói ấy nhưng đa số loa phát thanh không còn là nơi truyền dẫn tiếng nói gắn kết mọi người ở cụm dân cư dù là cụm dân cư nhỏ nhất ấy nữa. Và dù cho có phát thì buổi sáng Hà Nội cũng không còn bắt đầu bằng tiếng nói thiêng liêng ấy nữa mà sẽ bắt đầu bởi tiếng ồn. Một Hà Nội cuồng nộ và ồn ào, là khởi sinh của một ngày, của một xã hội "chưa sạch nước cạn" trên ngưỡng cửa tiệm tiến văn minh.   
 
Giờ đây, còn ai như nhà thơ Tố Hữu lắng nghe một tiếng chổi tre: "Những đêm hè/ Khi ve ve đã ngủ/ Tôi lắng nghe/ Trên đường Trần Phú/ Tiếng chổi tre/ Xao xác hàng me/ Tiếng chổi tre/ Đêm hè quét rác"? Ai nhớ thương một tiếng còi xe lửa rít trong sương sớm? Ai còn nhớ chiếc còi trên nóc Nhà hát Lớn trước đây từng báo động cho dân thành phố mỗi khi có may bay địch qua? Và còn ai còn bận lòng với một tiếng rao đêm? Một Hà Nội "tóc trời" dây điện chăng kín chưa đủ, một Hà Nội bụi bặm chưa đủ, một Hà Nội… lẩu chưa đủ! Còn đó một Hà Nội vây quanh bởi cơn bão âm thanh xoáy riết, ồn ào và sự mưu sinh cuống cuồng trong mê mệt. Vẫn biết cuộc sống hiện đại, xã hội phát triển đi lên kéo theo sự đổi thay diện mạo của Hà Nội cả về tinh thần lẫn vật chất là điều tất yếu. Vẫn biết chúng ta phải chấp nhận thực tế đó khi mà Hà Nội đang ngổn ngang xây dựng như một công trường khổng lồ. Thế nhưng sao sống giữa lòng Hà Nội bây giờ vẫn thi thoảng nhói lòng tự hỏi chúng ta đang sống hay là tồn tại?
.

CSTC