Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201311/giay-xeo-vong-hon-nguoi-chet-417950/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201311/giay-xeo-vong-hon-nguoi-chet-417950/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
"Giày xéo" vong hồn người chết - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 20/11/2013, 15:29 [GMT+7]

"Giày xéo" vong hồn người chết

"Giày xéo" lên vong hồn người chết, ngụy tạo ra những trò mê tín kinh dị khiến địa danh "cánh đồng hoang" (phường 7, quận 8, Tp HCM) mang màu sắc liêu trai đến rợn người. Nhiều kẻ lợi dụng sự cuồng đạo của bá tánh xa gần để trục lợi, tạo ra niềm tin huyễn hoặc vào cõi âm và thế lực vô hình. Từ đây, xuất phát những chuyến đò đêm âm thầm chở "đạo quân" đi "cầu cơ, xin số", mong đổi đời từ "những nấm mồ trẻ".

"Xin lộc" Cô, Cậu

Nghe người này đồn người kia rằng, cứ đến bến đò, gặp ông Sáu hoặc điện thoại thì lập tức ông ấy có mặt, giờ nào cũng có. Đó là những chuyến đò đi ra "cánh đồng hoang" cầu cơ xin số, khát vọng đổi đời nhờ "lộc thánh".

Ngôi miếu lọt trong một rừng cây xanh nằm biệt lập với bên ngoài
Ngôi miếu lọt trong một rừng cây xanh nằm biệt lập với bên ngoài


Nghe tôi bảo muốn đi "cánh đồng hoang", bà bán nhang trước bến đò "ới" một tiếng. Ông Sáu xuất hiện. Đó là người đàn ông tuổi ngũ tuần, da ngăm đen, dáng chắc lẳn. Nhìn tôi một hồi, ông Sáu nói oang oang: "Có một mình hả? Đi mấy lần rồi?". Tôi bảo lần đầu tiên, nghe mấy bà cô mách cứ tới đây tìm ông Sáu thì sẽ tới được chỗ ông Bảy. Ông Sáu gật gù ra vẻ hài lòng, ngoắc tôi đi luồn sau hẻm để xuống con đò đậu dưới mé kênh. Trước khi nhổ neo, ông Sáu móc điện thoại ra gọi cho ông Bảy (chủ nhân "cánh đồng hoang") rằng chuẩn bị "tiếp đón" một vị khách.

Không biết đầu dây bên kia nói gì, nhưng bên này, tôi nghe ông Sáu thủ thỉ: "Có một người thôi, con bé mới toanh. Tôi chở nó qua liền đó". Bến đò nằm ngay trên kênh Ba Tành, nhưng lại tẻ ra một nhánh kênh khác. Từ đó, chỉ một con lạch duy nhất dẫn thẳng tới "cánh đồng hoang". Những hành khách hương khói nghi ngút, quần dài áo kín cổ, trầm mặc vương vấn đi "xin số đề".

Đò nổ máy, trong tiếng ì oạp của sóng nước, ông Sáu ghé sát tôi mách: "Con xin bằng thẻ hay bằng trứng"? Tôi xin sự tư vấn của ông Sáu, thì ông ấy bảo: "Lần đầu con đi xin thì tốt nhất xóc thẻ thử xem, về trúng hôm sau tới đây chú chỉ có cách xin bằng trứng. Cách đó linh ứng hơn nhiều".

 Đò chạy trong dòng kênh nước đen quánh, một bên là dãy nhà trồi ra mép nước, áo quần, bao bọc, giẻ rách bay phấp phới dọc mé kênh. Một bên là hàng dừa nước xanh um tùm, cỏ hoang quấn lấy nhau, đổ rạp ra chằng chịt. Đò chạy chừng 20 phút thì ghé vào một lùm cây rậm rạp, được bít kín bằng những tán đa cổ thụ và bồ đề. Ông Bảy hom hem ra níu mũi đò, lanh lẹ buộc dây vào cột. Ông xởi lởi bảo tôi: "Con bỏ giày dép ra, vào kia lấy nhang đốt cho mẹ Quan âm trước rồi sau đó, lần lượt các am thờ xung quanh đây. Con cầu xin gì thì cứ cầu đi, thánh linh thiêng lắm".

Lão Bảy một mình sống trong
Lão Bảy một mình sống trong "lãnh địa" ngày ngày tiếp đón "con chiên" tới xin số.



Đến am thờ cuối cùng nằm cạnh chỗ nấu ăn của ông Bảy, ông bảo tôi đây là nơi "Cô, Cậu" cùng 30 hũ tro cốt yên nghỉ. Phía trên cùng bên tay phải là di ảnh của "Cô, Cậu" còn trẻ măng. Am này được che bằng một tấm rèm te tua, 30 hũ cốt vương đầy bụi, cũ kỹ và thoang thoảng khói hương. Ở mặt Tây ngôi miếu, hai ngôi mộ nhỏ nằm lọt trong đám cỏ, xung quanh sình nước nhão nhoẹt, lổn ngổn dấu chân. Dưới gốc cây cạnh mộ, có một manh chiếu nhàu nhĩ, cũ mốc cùng một lư hương. Tàn hương vung vãi khắp nơi, xám xịt dơ bẩn. Tôi mường tượng ra, đây có thể là "lãnh địa" của dân cầu cơ, xin số.

Phía trước bàn thờ "Cô, Cậu", có một ống tre đựng quẻ, những ngọn nến lập lòe xanh đỏ tạo cho khung cảnh một sự "linh thiêng" đến rợn người. Ông Bảy dạy tôi cầm hương đọc theo ông những lời cầu khấn: "Con lạy hương hồn 30 hũ cốt mà con không biết tên, con lạy "Cô L", lạy "Cậu H" cho bá tánh được bình an, khỏe mạnh. Xin phù hộ cho con trúng số để con trang trải cuộc sống, xóa bỏ nợ nần… Con nguyện sẽ mang hoa quả tới cảm tạ "Cô .L, Cậu .H…"

Lão đọc nhanh quá, tôi chỉ kịp nhớ có bấy nhiêu. Khấn lạy xong, lão hướng dẫn tôi xóc quẻ, vừa xóc vừa khấn vái. Quẻ của tôi hiện con số 039. Lão cầm lên dặn rõ ràng: "Chiều nay, đánh đầu, đuôi, bao lô đều 039, lấy số của Tp Long An". Lão hỏi tôi hiểu rõ chưa? Nếu chưa rõ thì lão sẽ ghi vào tờ giấy cho mà nhớ. Tôi hỏi lão, xác suất trúng cao không? Thế ngộ nhỡ không trúng thì sao? Lão quả quyết: "Linh lắm, nhiều người trúng rồi. Nhìn con ông biết là "Cô, Cậu" cho con mà. Càng mạo hiểm càng trúng đậm".

Con số tôi rút chỉ có giá trị trong ngày hôm nay, và tuyệt đối không được cho ai biết. Người khác biết sẽ lấy đi "lộc" của mình. Chẳng may bị ai đó liếc trộm thì phải chịu chia xớt thôi. Lão căn dặn tôi rất tỉ mỉ, nếu tối nay dò lô đề không trúng thì ngày mai đánh tiếp đầu Hà Nội. Không thể trật được. Trúng phải nhớ mang "quà" tới đây, tạ ơn "Cô Cậu", rồi lại xin số tiếp nếu muốn nhanh đổi đời. Lão hứa hôm sau sẽ chỉ tôi xin số bằng ba quả trứng gà. Làm bằng trứng gà hay quẻ đều linh ứng giống nhau, "Cô, Cậu" đã cho rồi thì đằng nào cũng trúng cả. Trước khi ra về, lão còn dặn tôi rất cẩn thận, là ngày mai nhớ quay lại "mang lễ" cảm ơn "Cô, Cậu".

Tôi hỏi lão "lễ" ở đây là cần những gì? Lão xua tay ra vẻ cao thượng: "Chỉ hoa quả trái cây thôi, chứ "Cô, Cậu" cũng đâu cần gì to tát". Còn phần lão, tuy lão không ra giá đòi hỏi từ phía "con chiên", nhưng theo luật ấn định, thì "quà" cho "Cô, Cậu" nhất thiết phải có phong bì cho lão. Gọi là chia sẻ "lộc".

"Giày xéo" vong hồn người chết              

Thấy lão Bảy đưa giấy cho tôi, ông Sáu kéo giật lại trách: "Trời ơi, "Cô, Cậu" cho con số thì chỉ mình con biết thôi. Để lão Bảy đó biết, lão bấm điện thoại mách cho mấy mối quen "cướp lộc" của con đó. Lần sau là phải giữ kín nghe, tối nay mà không trúng thì không có gì phải ngạc nhiên hết".


Ông Sáu cho biết, 30 hũ tro cốt trưng trong am thờ mà các "tín đồ" tới cầu cơ, xin số được lấy từ những ngôi mộ hoang từ đâu mang tới. Còn "Cô, Cậu" mới chính là người trong vùng này. "Cô, Cậu" là hai chị em ruột. Cô tên L, Cậu tên H. Năm 2004, vì chồng hay đánh đập, bạo hành, uất ức quá, "Cô" treo cổ kết thúc cuộc đời tại cây đa trong "cánh đồng hoang". Thời gian sau đó, "Cậu" cũng tìm đến gốc đa, uống thuốc sâu tự vẫn.

Ông Sáu đau đớn bảo, cả "Cô, Cậu" đều là bạn của ông. Cậu vì món nợ 2,8 triệu đồng mà chết oan uổng. "Cánh đồng hoang" đã có từ hàng chục năm trước. Nơi đây, trước kia cũng từng có hàng chục ngôi mộ của những người già được đem từ đất liền qua chôn. Nhưng, mộ người già đâu có thiêng. Cái chết của hai chị em L, H còn quá trẻ, thì "cánh đồng hoang" bắt đầu dậy sóng vì những tin đồn linh ứng vô cùng. Những người canh giữ phần mộ "cánh đồng hoang" cũng lần lượt "quy tiên". Ông Bảy hiện nay là người kế thừa "di sản" ở đó và không biết từ khi nào đã thổi bùng lên "ngọn lửa" mê tín từ vong hồn chết oan của "Cô, Cậu". Người ta vẫn đồn nhau rằng, người chết trẻ thường mang theo những ẩn ức và nỗi lòng khó giải thoát, nên chỉ có cách phù hộ cho người tới xin số để mang lại cuộc sống ấm no cho họ, may ra chóng siêu thoát.

 Am thờ
Am thờ "vong hồn Cô, Cậu" trên "cánh đồng hoang"


Vậy nên từ nhiều năm nay, ông Sáu là người chuyên chở những chuyến đò trong đêm tới "cánh đồng hoang". Nguồn thu nhập ông Sáu kiếm được từ những "phi vụ" chở đò thuê cũng khá. Giờ nào ông cũng đi và phía bên kia, ông Bảy giờ nào cũng mở cửa đón tiếp. Khách từ khắp nơi, mọi vùng miền, mọi lứa tuổi tìm đến "cánh đồng hoang" phục lạy dưới di cốt của "Cô, Cậu" cầu cơ, xin số. Không biết tỉ lệ trúng số có được phần trăm nào không, nhưng những chuyến đò đêm của ông Sáu vẫn âm thầm nhổ neo.

Trước khi về, ông Sáu nói với theo tôi: "Nếu trúng thì mai tới đây chú chở qua đó tạ ơn "Cô, Cậu" nhé. Chú còn biết nhiều nơi "linh" lắm chứ không riêng gì cánh đồng hoang đâu". Nghe phong cách kể chuyện rất "mộ đạo" của ông Sáu lái đò, tôi hỏi ông có hay "xin số" "Cô, Cậu" không? Ông ừa à rồi gật đầu lia lịa: "Chơi nhiều chứ, cũng trúng hoài à. Mà chơi cái này ai liều mới trúng đậm, không thì cũng chỉ đủ ăn thôi".

Ông Sáu dẫn chứng, gia đình cô Xuân ở Bình Thạnh trúng hàng trăm triệu ấy chứ. Ông Hai, 67 tuổi, hơn 30 năm sống ở bến đò thì chua chát cho biết: "Tôi cũng là người lái đò, nhưng tôi không chở đò vào ban đêm cho những người đi xin số đâu. Mấy năm trước, người đi xin số cứ như đi hội. Thời gian này ít hơn nhiều rồi, là do phá sản chứ gì. Mấy người tin vào "vong hồn "Cô, Cậu" để mong đổi đời, có thấy ai đổi đâu, đều mất tiền mất của hết. Lão Bảy sống dật dờ như vậy, ai cho đồng nào thì cho chứ có phải thánh thần gì.

Ngoài những vị khách mê tín, dốc lòng dốc dạ tới xin số "Cô, Cậu" để làm giàu, thì còn một bộ phận "con nghiện" đêm ngày chầu chực cạnh những ngôi mộ hoang. Chúng thường xin số theo kiểu khóc lóc than trách rất thê thảm. Cũng vì nghe thấy những tiếng khóc trong đêm như vậy nên "tín đồ" quả quyết rằng, chính là vong hồn "Cô, Cậu" oan khiên nức nở".

.

CSTC

.