Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201301/25278-goc-khuat-hot-toc-sai-thanh-393316/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201301/25278-goc-khuat-hot-toc-sai-thanh-393316/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Góc khuất hớt tóc Sài thành - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 02/01/2013, 14:38 [GMT+7]
25278

Góc khuất hớt tóc Sài thành

Nhiều đến độ thành "dịch", đến độ dân kinh doanh các loại hình dịch vụ nhạy cảm thường dạy nhau câu nói "khai trương mà coi thường em út thì… hỏng hết".

Hớt tóc - một loại hình dịch vụ tưởng chừng chẳng liên quan gì đến cái vụ mỹ nữ với hồng nhan nhưng ở đất Sài thành, dân kinh doanh tông-đơ kháo nhau cái nghề gọt đầu cho mày râu mà thiếu bóng hồng coi như… trớt quớt!

1. Mày râu ở các tỉnh thành khác ra sao tôi chẳng rõ, chứ một bộ phận không nhỏ đấng tu mi nam tử ở "thành phố hoa lệ" này có cái thú vào tiệm hớt tóc phải có "mấy em" mới chịu. Tay nghề của "các em" ra sao đám mày râu này chẳng quan tâm, chỉ cần mấy cô thợ nữ đỏm dáng, ăn vận sexy, chiều khách như mẹ chiều con thì các ông… khoái. Vì khoái mà có ông vào tiệm hớt tóc chỉ để được gội đầu, ráy tai, hoặc nhổ tóc bạc và sau đó thì… "tiến xa". Và cũng vì khoái mà có ông, đầu trụi lủi nhưng cứ dăm bảy ngày lại lén vợ chui vào tiệm cho mấy em… hớt tóc!

Ông Chín Thẩu, ngụ phường Phước Long B, quận 9, là mẫu người như vậy. Tuổi ngoài 50, tóc có mấy sợi loe hoe nhưng ngộ một điều là ông này rất hay vào các tiệm tông-đơ để được các cô thợ nữ… hớt tóc. Nói là thợ cho oai chứ kỳ thực những tiệm "hớt tóc dzui dzẻ" mà ông Thẩu chui đầu vào các cô thợ chẳng biết ất giáp cái việc ủi tông-đơ hay xỉa kéo. "Nói thiệt là các ẻm nó có hớt nhưng là hớt bằng mồm. Hớt vậy đã lắm, nhột lắm, đảm bảo hớt một lần là ghiền, là muốn hớt hoài, hớt mãi" - ông Thẩu tâm tình khá sỗ sàng rồi huỵch toẹt: "Cái này thiên hạ hay nói là hớt tóc trá hình. Nói vậy nghe nó tệ nạn quá, gọi là hớt tóc dzui dzẻ thì đúng hơn. Dzui dzẻ bởi vô trỏng rồi cả khách và các em thợ đều dzui. Khách dzui vì được các em trổ tài điệu nghệ phê thấu trời.  Còn các em dzui vì có được thu nhập, có khi nhờ làm khách hài lòng mà được… boa đậm".

Vì điểm tới lui của mình là những tiệm hớt tóc nhạy cảm "toàn em với út" nên để tránh sự lồng lộn của "sư tử Hà Đông", ông Thẩu cùng ông bạn Sáu Bảnh, ngụ đường Đỗ Xuân Hợp (phường Long Bình, quận 9) thường đi "tác nghiệp" ngoài quận. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi khi ngứa đầu ngứa tai muốn "đi gội lấy ráy" thì 2 ông này phải dạt sang các quận khác cho chắc ăn.  "Lẩn quẩn trong quận dễ gặp người thân người quen, sợ đến tai mấy bả khó tránh bi kịch bị xé xác lắm" - ông Sáu cho biết.  

Những hình ảnh thường thấy tại các điểm hớt tóc thanh nữ trá hình.

Nay hớt tóc, mai cạo mặt, ngày kia lấy ráy tay, ngày kế tiếp gội đầu… nên bộ đôi "cao thủ tông-đơ" Chín Thẩu và Sáu Bảnh rành rẽ rất nhiều "con đường sung sướng" - những con đường tập trung đông các tiệm hớt tóc nhạy cảm với khách vào chỉ rặt đàn ông chẳng có nhu cầu hớt tóc.

"Qua bị hói gia truyền, hói từ đời ông nội đến ông già và giờ đến lượt qua. Qua rụng tóc từ khi chớm tuổi 40, dưỡng lắm mới được ngần này, quý còn hơn vàng thì đâu có chuyện hớt vớt cắt" - ông Sáu Bảnh, thật thà thổ lộ: "Nói thiệt bà xã qua nhìn oải lắm, lúc nào cũng nhàu nhĩ, lúc nào cũng nhăn nhó, da thịt thì nhão nhoẹt nên qua chán, qua hay đi chơi bời. Qua chỉ thích vào tiệm hớt tóc bởi so với các tiệm massage, quán karaoke, quán nhậu thanh nữ… thì vào tiệm hớt tóc an toàn, thoải mái, ít tốn kém hơn. Lúc nào căng thẳng chỉ cần lủi vào cho các em nó "mần" là phê".

Nếu chịu nghe bộ đôi Thẩu-Bảnh kể về cái thú của dịch vụ hớt tóc thanh nữ mà thực chất là biến tướng của nạn mại dâm trá hình, ôi thôi hàng giờ vẫn chưa hết chuyện. Sau khi liệt kê hàng lô lốc địa điểm tới lui của mình như đường Điện Biên Phủ, đường Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), đường Lê Hồng Phong, đường Sư Vạn Hạnh (quận 10)…, ông Bảnh bật mí dạo gần đây ông và chiến hữu thường xuyên tới lui mấy "con đường sung sướng" ở quận Tân Bình, đặc biệt là đường Bạch Đằng gần khu sân bay: "Ở đó Ok lắm, các em nó rất yêu nghề, khách muốn hớt kiểu gì cũng được chiều tới bến".

Ông Thẩu khép lại câu chuyện bằng giọng cười hô hố. Từng tuổi này, đã có cháu nội cháu ngoại, lẽ ra phải đường hoàng, đứng đắn thì ông này cùng ông Bảnh đổ đốn, cứ tối ngày rủ nhau đi "hớt tóc khoái lạc". Chẳng rõ trong vô số điểm hớt tóc nhạy cảm mà 2 ông này thường tới lui bên trong các cô thợ có "hớt tóc bằng lưỡi bằng răng" và kết thúc bằng màn cho khách "lên thiên đàng" với các kiểu kích dục bằng tay bằng miệng… hay không, nhưng trên đường Bạch Đằng thì chuyện ấy chẳng có gì lạ. Cách đây không lâu chúng tôi đã dành nhiều ngày đêm xâm nhập "đại lộ sung sướng" này và tá hỏa trước các kiểu hớt tóc quái đản của các cô thợ nơi đây. Trên đoạn đường chỉ hơn 100m nhưng có đến hơn chục điểm hớt tóc thanh nữ… với các cô thợ ăn vận mát mẻ nổi tiếng "quậy tới bến".

Về cái sự "quậy tới bến" của các cô thợ trong các tiệm hớt tóc thanh nữ trên đường Bạch Đằng, đúng như mô tả của bộ đôi Chín Thẩu - Sáu Bảnh, vào cuộc chúng tôi mới rõ các màn hớt tóc bằng lưỡi, bằng môi…, bằng các động tác mơn trớn quái dị của thầy thợ nơi này. Không ít lần chúng tôi bắt gặp hình ảnh nực cười, trong lúc cô thợ đỏm dáng ăn vận theo mô-típ truyền thống "trống trên hở dưới" bận "hớt tóc" thì ông khách nằm dài trên ghế câu cổ hôn hít, ông thì táy máy "khám điền thổ" một cách thản nhiên.

Có ông chẳng biết hớt tóc kiểu gì mà khi bước ra từ căn phòng đèn màu mập mờ thì mặt mũi bơ phờ. Hỏi ra mới biết vào vòng trong, tốc độ "hớt tóc" của cả khách lẫn thợ rất ác liệt. Và có lẽ do quá "dụng công" nên ông khách nọ mới… "mệt" như vậy. Còn nhớ khi chúng tôi ghé tiệm T.Đ., sau khi đón khách bằng động tác uốn éo lả lơi, nghe khách đòi hớt tóc, cô thợ phốp pháp õng a õng ẹo bảo "anh đi nhầm chỗ rồi, em hổng có biết mần cái món cắt gọt đâu, sở trường của em là… xoa với bóp thôi".

Màn hớt tóc đỉnh cao ngợp kiều nữ mà anh T. chia sẻ đang gây sốt trong cộng đồng mạng.

2. Bận ấy, sau khi "điểm danh" các kiểu hớt tóc lạ đời ấy, chúng tôi liên lạc với lãnh đạo Công an phường 2 (Tân Bình) và ghi nhận những trăn trở của lực lượng chức năng trong việc trấn dẹp loại hình tệ nạn này. Muốn dẹp thì phải có chứng cứ, muốn có chứng cứ thì phải bắt quả tang.  Ngặt nỗi đám chị em quá quen mặt công an địa phương nên chuyện bắt tận tay day tận mặt chẳng phải dễ. Dù vậy sau khi nhận phản ánh của chúng tôi, lãnh đạo Công an phường 2 tiếp tục lên kế hoạch triệt phá các điểm hớt tóc trá hình kia và đã lập biên bản, xử lý đóng cửa nhiều điểm… và hiện nay, nạn hớt tóc nhạy cảm không còn lộng hành như trước bởi đã có cả chục điểm bị triệt dẹp!

Những chuyện kể trên suy cho cùng là hiện tượng rất đỗi bình thường ở đất Sài thành này, chưa thể gọi là "đỉnh cao" bởi nếu như nghe chúng tôi kể qua câu chuyện của anh T., Việt kiều Canada thì chắc hẳn nhiều người sẽ xem màn "hớt tóc khoái cảm" của bộ đôi Chín Thẩu - Sáu Bảnh chỉ là màn tông-đơ hạ đẳng!

Anh T. cho biết, được một số bạn bè từng về Việt Nam vui chơi mách bảo ở quận 1 có điểm hớt tóc V.B đúng nghĩa "thiên đường" nên khi máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, anh lập tức "hú" taxi đưa đến… "hiện trường" để được mục kích sở thị. "Đúng như đoạn clip mà một anh bạn chuyển cho tôi xem trước đó, tiệm này rặt gái với gái, gái từ ngoài vô trong, cô nào cũng xinh tươi, ăn vận mát mẻ và phục vụ khách chu đáo tận tình". Anh T. bật mí: "Vào V.B bạn đừng mong sẽ trở ra với mái đầu được cắt hớt như ý nhờ bàn tay khéo léo của cô thợ nào đó. Mấy cổ chỉ giỏi phục vụ khách các khoản khác thôi. Thông thường lúc đầu là màn bóp vai, vuốt keo tóc và sau đó muốn gì thì… đó là việc của bạn".

Sợ rằng diễn tả của mình không đủ ý, anh T. chuyển cho chúng tôi đường link liên quan đến tiệm hớt tóc được cánh Việt kiều trẻ hay các thiếu gia đang sinh sống tại Sài Gòn thường xuyên tới lui. Đoạn clip này dài hơn 10 phút với em út lố nhố, nhún nhảy tươi vui. Khách vừa bước vào lập tức được dàn mỹ nữ ùa tới cúi chào lịch sự. Từ đầu đến cuối đoạn clip, chẳng thấy các cô thợ vốn nhung nhúc kia cầm kéo hoặc tông-đơ, chỉ thấy các cô bóp vai, pha nước cam cho khách uống và dìu khách đi vào phòng trong. Chẳng biết cô thợ "hớt" kiểu gì mà ông khách khi trở ra mặt phớn phở, trong khi cô thợ đỏm dáng đi phía sau khi xốc lại váy áo, lúc chỉnh sửa nịt ngực…

Một lần vào tiệm như vậy, anh T. bảo phải "tiêu" ít nhất 1 vé (100 USD),  có khi hơn. T. nói ở quê hương thứ 2 mà anh đang sinh sống, kiếm đỏ mắt cũng chẳng thể có kiểu hớt tóc "ngộ đời" như vầy. "Khi đã có trải nghiệm, tôi mới biết vì sao tiệm hớt tóc ấy được cánh Việt kiều gọi là "thiên đường". Tôi cũng hiểu vì sao khách vào đấy được chủ kinh doanh cho quay phim thoải mái. Bởi sau khi đốt một khoản tiền khá lớn, những anh chàng kia còn là kênh quảng cáo miễn phí cho chủ tiệm khi phát tán đoạn phim cho bạn bè nhằm khoe mẽ ta đây đã từng… vào động. Cứ thế người này truyền tai người kia, Việt kiều tre trẻ nào về nước cũng muốn đến thiên đường một lần cho biết. Và các thiếu gia lắm tiền ở Sài Gòn xem việc vào đấy tiêu tiền, giựt le với các cô thợ là đẳng cấp.

Thú thiệt tôi ở Sài Gòn nhiều năm mà chưa biết cái cảm giác hớt tóc đỉnh cao như thế nào. Một số bạn trẻ cho rằng đỉnh cao ấy bắt đầu từ màn khởi động "trước đá lưỡi" và kết thúc bằng màn tới Z,  tôi thấy giải thích đó chưa thuyết phục lắm. Đến khi xem đoạn clip mà anh T. gửi, và nhất là khi biết số tiền phải trả cho một lần "hớt tóc" giữa dàn "tiên nữ gốc yêu nữ" (anh T. nói thế), mới biết đó đúng là màn hớt tóc đỉnh cao, bởi chỉ có dân lắm tiền mới đủ dũng khí vào ấy. Chứ cỡ như bộ đôi Chín Thẩu - Sáu Bảnh mỗi ông mỗi lần vào tiệm chỉ tiêu vài ba trăm ngàn thì chẳng nhằm nhò gì.

Trong bối cảnh người khôn của khó, nhiều người kiếm đồng tiền đổ mồ hôi sôi nước mắt thì việc các vị khách thản nhiên "đốt" ít nhất 2 triệu đồng (thời giá hiện nay, 100 USD tương đương 2 triệu đồng) thì quả là chuyện đáng bàn. Tiền ấy liệu có phải được chính các vị khách ấy làm ra từ chính sức lao động của mình, có lẽ là không. Mà cứ cho là như thế đi thì liệu có đáng trăn trở hay không khi nhiều người đau bệnh không có tiền chữa trị, lắm người phải sống trong cảnh thiếu thốn cùng cực lại có kẻ "đốt tiền" không biết xót ?!

 

ANTG
.