Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201211/24487-sam-luoi-nghin-do-de-san-ca-khung-393974/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201211/24487-sam-luoi-nghin-do-de-san-ca-khung-393974/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sắm lưới nghìn đô để sản cá khủng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 29/11/2012, 14:35 [GMT+7]
24487

Sắm lưới nghìn đô để sản cá khủng

Truy lùng "thủy quái"

Ông Vi Văn Sáu (SN 1963, thôn Cấm, xã Cấm Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang) kể lại: “Tôi vẫn nhớ đó là vào đầu tháng 5/1996. Ngày ấy, tôi đang ngồi bàn chuyện sinh nhai mùa cá với các con thì nghe tin có một con cá trắm khổng lồ lọt vào lưới của xí nghiệp cá.

Ngay lập tức, tôi cùng một số anh em trong làng kéo đến vùng hồ. Đến nơi, tôi thấy con cá có phần lưng đen bóng, vảy to, dài tới cả mét đang vùng vẫy trong chuồng. Phần đông những người có mặt lúc đó đều khẳng định, con cá trắm này phải nặng hơn 100kg.
Đua sắm lưới săn
Hồ Cấm Sơn 
Vì sợ khi chuồng không chịu được sức nặng và sức bật của "thủy quái" nên những người có mặt lúc đó quyết định không nhấc chuồng lên mà trở về ban quản lý xí nghiệp cá để lấy súng bắn.

Khi người dân chạy đi lấy súng chưa về kịp thì con cá đó đã phá được chuồng và trốn thoát. Ngay lập tức, ông Sáu nhảy xuống chặn đầu con cá nhằm đầu nó mà ôm. Tuy nhiên, chỉ một cú quẫy nhẹ, ông Sáu đã bị con cá đẩy ra xa.

Thời gian sau đó, công nhân của xí nghiệp cũng như người trong vùng tìm mọi cách để bắt vây bắt lại con cá đó. Tôi cũng nghe người ta nói rằng, không ít người đã có may mắn gặp lại con "thủy quái" nhưng vì không đủ phương tiện và không đủ sức, nên mọi nỗ lực vây bắt đều trở nên vô nghĩa".
Khi chúng tôi hỏi rằng đến thời điểm này, con cá ấy còn sống không, ông Vi Văn Sáu liền giải thích: “Đến nay không ai có thể khẳng định chắc chắn điều này. Tuy nhiên theo tôi, có lẽ nó vẫn dưới lòng hồ nhưng do hồ rộng nên không thể nhìn thấy.

Từ trước đến nay, nước hồ chưa bao giờ cạn nên chắc chắn cá không thể chết được. Mới năm ngoái, tôi còn nghe một người ở Tân Sơn kể rằng, suýt bị lật thuyền vì cá quẫy. Không chừng, đó có thể là con "thủy quái" năm xưa”.

Buổi tối hôm đó, chúng tôi theo chân ông Sáu đi săn lùng "thủy quái". Lúc lên thuyền, ông Sáu bảo chúng tôi: "Các cháu phải ngồi cân ở giữa thuyền. Biết đâu hôm nay mình may mắn chinh phục được con "thủy quái". Ngồi lệch, chỉ cần một cú quẫy đuôi của nó, lật thuyền như chơi".

Dứt câu nói của ông, con thuyền bắt đầu lướt sóng. Ban đêm, mùa thu, hồ Cấm Sơn lạnh thấu xương. Tuy nhiên, người "thợ săn" nổi tiếng ngày nào vẫn mặc duy nhất một chiếc áo cộc tay. Ông một tay chèo thuyền, một tay thả lưới.
Đua sắm lưới săn
Mè khủng ở hồ Cấm Sơn 
Thuyền cứ thế trôi lững lờ cả tiếng đồng hồ trên hồ. Đang chèo thuyền, bỗng ông Sáu đứng phắt dậy như phát hiện ra một điều gì đó.

Ông nói lớn: "Chắc có cá lớn, các cháu ngồi vững nhé". Nói xong, người đàn ông này rảo tay kéo nhanh lưới. Lúc toàn bộ phần lưới lên trên mặt nước, chúng tôi phát hiện một con cá bụng trắng đang lồng lộn trong lưới.

Ông Sáu cười khà: "Cá mè. Con này phải hơn 15 cân biết chừng". Khi kéo con cá lên thuyền, chuông đồng hồ đã điểm 2h sáng. Thấy chúng tôi lạnh, ông Sáu quay thuyền trở về với chiến lợi phẩm là một con cá mè "khủng".

Xẻ thịt cá mè, thu cả triệu đồng

Được biết, Hồ Cấm Sơn nằm trên địa phận của bốn xã với diện tích khoảng 2700 ha. Đã có thời kỳ nơi đây là hồ thực phẩm lớn, cung cấp nguồn cá cho khắp vùng Bắc Giang và các tỉnh lân cận.

Kể từ thời điểm hồ thuộc quyền quản lý của Xí nghiệp Thủy sản Lạng Giang (đơn vị này trước đây đóng ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang - PV), chuyện về những con cá khổng lồ lúc nào cũng là đề tài nóng hổi.

Chuyện đánh cá, săn cá và đặc biệt là những con "thủy quái" dường như đã trở thành một món "đặc sản" quê hương mà bất cứ ai đến với vùng hồ trên núi này cũng được người dân tự hào giới thiệu.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nông Văn Tuân, trưởng thôn Cấm (xã Cấm Sơn) cho biết: “Thôn Cấm là thôn nằm trọn trong khu vực hồ. Người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá”.

Là người quản lý địa bàn, lại cũng từng có kinh nghiệm lâu năm đi đánh bắt cá, ông Tuân hào hứng kể cho chúng tôi nghe những chiến tích thu về hàng trăm con cá khổng lồ cho người dân nơi đây.

Theo lời ông Tuân, thời điểm nhiều cá nhất trong năm là vào cuối tháng 4, đầu tháng 5. Đó là khoảng thời gian của mùa mưa, nước thượng nguồn đổ về nhiều. Các loại cá lại tức trứng nên thường nổi lên hoặc dạt vào bờ dày đặc.

Kinh nghiệm của những người dân trong vùng cho thấy, nơi có nhiều cá to là khu vực của thôn Ao Vường (xã Cấm Sơn). Bất kể ngày hay đêm, làng trên xóm dưới ùn ùn kéo nhau đi đánh cá.

Ban ngày, người dân thường đánh cá theo kiểu lưới úp. Khi đêm xuống, thông thường người dân sẽ thả lưới hoặc dùng kích điện. Thời điểm này, mặt nước yên lặng, cá thường vào bờ kiếm ăn. Chỉ cần một chiếc thuyền độc mộc dài chừng 3m, rộng khoảng 1m cùng với vài nắm cơm là hai người có thể lênh đênh dưới lòng hồ cả đêm để săn cá.

Trong những cuộc mưu sinh đó, không ít người đã may mắn bắt được những con cá nặng hàng chục kg. Theo ông Nông Văn Tuân, giống cá to thường bị lọt lưới là mè, trắm, chép.

Cách đây khoảng hai chục năm, việc người dân bắt được cá trên dưới 10kg là chuyện cơm bữa ở Cấm Sơn. Còn những con cá nặng khoảng 20-30kg thì hiếm hơn. Nhưng cứ khoảng hai tháng người ta lại bắt được con cá to như thế.

Tính đến thời điểm hiện tại, con cá giữ vị trí "quán quân" về trọng lượng đã sa lưới ngư dân là con cá mè nặng 54kg được công nhân của Xí nghiệp Thủy sản Lạng Giang bắt năm 1994.

Thời đó khi mổ cá bán thịt, chiếc đuôi của con cá này còn được một người dân trong vùng mua về và đóng làm vật trang trí trên cánh cửa nhà. Đuôi xòe to như cánh quạt và nếu nó căng hết cỡ thì rộng chừng 50cm.

Là một trong những người đi xem bắt và mổ thịt cá, ông Nông Văn Tuân vẫn còn nhớ như in về cái vảy cá to tới mức "tròn xoe như cái miệng chén uống nước, đường kính khoảng 4cm".

Về sau này, có lẽ do hồ Cấm Sơn không còn được bổ sung nhiều cá và cá ở hồ không còn được chăm sóc và cung cấp nguồn thức ăn như thời điểm còn thuộc sự quản lý của Xí nghiệp Thủy sản Lạng Giang, nên việc săn cá khủng có khó khăn hơn. Những con cá to bắt được cũng chỉ chừng 20kg.

Gần đây, anh Vi Văn Quý nhà ở xã Hộ Đáp cũng đã bắt được con cá mè nặng gần 20kg. Sau đó không lâu, ngày 9/8, anh Trần Văn Tiến ở Tân Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang bắt được cá mè "khủng" dài hơn 1m, nặng 19kg. Sau đó, anh Tiến đã làm thịt con cá và bán lẻ cho người dân xung quanh với giá 110.000 đồng/kg và thu về gần 2 triệu đồng.

Về đến nhà, ông Vi Văn Sáu kể, từ cái ngày xuất hiện con "thủy quái" dự đoán hơn 100kg, cứ mỗi tháng lại có một tốp "thợ săn" từ khắp nơi bỏ công sức về đây săn nó.

Nhiều người cũng cho rằng, ngoài con cá trắm ngót tạ đã từng phá lưới trốn thoát, hồ Cấm Sơn chắc chắn còn không ít những con cá to tương tự. Đó là lứa cá được thả từ khoảng những năm 1966-1968.

Nếu còn tồn tại đến nay thì chuyện cá nặng cả tạ không có gì là lạ. Có lẽ chính vì thế mà nhiều người sẵn sàng bỏ tiền túi trang bị những bộ lưới lên tới hàng chục triệu đồng để chờ gặp "thủy quái".

Nguồn: VTC/
.