Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201208/22445-thu-linh-cop-xanh-va-moi-tinh-gia-dep-nhu-tien-395599/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phong-su/201208/22445-thu-linh-cop-xanh-va-moi-tinh-gia-dep-nhu-tien-395599/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Thủ lĩnh 'cọp xanh' và mối tình già đẹp như tiên - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 21/08/2012, 16:38 [GMT+7]
22445

Thủ lĩnh 'cọp xanh' và mối tình già đẹp như tiên

Thủ lĩnh 'cọp xanh' Lê Văn Bệ
Thời chiến, đài BBC của Anh Quốc, Đài Châu Á tự do của Mỹ đều gọi đơn vị Công an vũ trang do ông chỉ huy là “Tiểu đoàn cọp xanh” bởi tiểu đoàn ấy khét tiếng về tài hành quân thần tốc và chiến đấu giỏi. Thời bình đã lặp lại lâu lắm rồi, về thăm lại quê hương của người thủ lĩnh ấy, gặp trực tiếp ông Lê Văn Bệ - “thủ lĩnh cọp xanh” của ngày nào lại càng thêm mến mộ. Một nếp sống giản dị đến bất ngờ, một sự mến mộ trong sáng với Đảng, một mối tình già đẹp như tiên…

Theo người cháu họ của ông đang sống ở Hà Nội về xã Lương Lỗ, huyện Thanh Ba, Phú Thọ thăm ông. Với niềm trăn trở: “Bác tôi, cả một đời chinh chiến vàng son, huân huy chương nhận nhiều không xuể. Thế nhưng không một tấm huân huy chương nào được treo lên, tất cả được cho vào một túi ni lông cất sâu dưới đáy hòm. Những mảnh kim loại nhuộm màu năm tháng… Thương bác tôi muốn tặng bác một chiếc hộp để bảo quản cho cẩn thận”.

Nhặt lên từng tấm huy chương, bồi hồi nhớ lại từng khoảnh khắc ở chiến trường, bác Lê Văn Bệ (88 tuổi) bảo: “Cũng nhiều đáo để” - 3 Huân chương Chiến công, nhiều bằng khen và huân, huy chương khác. Để rồi mỗi trận chiến hiện lên vẹn nguyên trong kí ức, với những bước hành quân, mìn, đồng đội hi sinh, cây rừng, chim muông, hoa lá… Rồi lại một cái kết “tôi chỉ là hạt cát, góp sức với toàn dân”.

Từ những trận đánh hào sảng đến nhiệm vụ bí mật

“Cha tôi chết từ khi tôi còn nhỏ. Tôi lớn lên chẳng nhớ nổi mặt cha. Ông nội nuôi và mẹ chắt chiu nuôi anh em tôi khôn lớn. Ông nội nuôi chết, tôi và mẹ cùng đi làm thuê làm mướn, nuôi anh trai tàn tật và cô em gái. Sau Cách mạng tháng Tám, tôi được đi học bình dân. Lớp học bình dân với lá chuối (làm giấy) gai bưởi (làm bút). Thấm thía lời gọi của cách mạng nên  đã xung phong đi tuyển quân tình nguyện nhiều lần. Đến ngày 15/5/1949 tại đình Thủ khối, tôi được vào Bộ đội …”.

Tôi chiến đấu hầu hết ở các chiến dịch lớn thời bấy giờ như Lý Thường Kiệt, Hoàng Hoa Thám, Hòa Bình, Tây Bắc Thượng Lào, Nghĩa Lộ... Tuổi trẻ yêu nước nên “gan to” nhiều lần đối mặt với địch tôi chẳng sợ. Ở trận công đồn Nghĩa Lộ tôi bị thương vào đầu và ngực, thế nhưng vẫn chiến đấu. Tôi cũng chẳng hiểu sao, lúc ấy mình là chiến sĩ chiến đấu hăng hái thì nhận được tin “Rút về thực hiện nhiệm vụ bí mật”. Đang chiến đấu hăng về thực hiện nhiệm vụ bí mật lại chỉ ăn chực nằm chờ tôi buồn lắm. Cái ấy cứ ngay ngáy trong đầu tôi bao nhiêu ngày. Tôi thắc mắc mà không ai trả lời giúp mình. Thì đột nhiên vào khoảng những năm 1953 - 1954 tôi nhận quyết định bổ nhiệm làm Trung đội trưởng đội đặc biệt C33 - D600 về sau là trung đoàn 600 ở khu căn cứ địa Việt Bắc bảo vệ Bác Hồ.

Ở với Bác, tôi trưởng thành lên nhiều. Còn nhớ vào dịp Tết, Bác mời đơn vị ăn Tết. Khi ấy Bác bảo, ai biết hát xung phong hát một bài mừng xuân mới? Tôi đứng lên hát bài “Bộ đội về làng” vì vội quá nên “hát gẫy”, hát được một đoạn rồi quên béng lời. Các chiến sĩ ồ lên cười, sợ tôi ngại Bác động viên tôi bạo dạn, góp vui đầu xuân mới”. Trong ánh mắt của người cựu binh, kỉ niệm của 60 năm trước vẹn nguyên như vẫn còn hôi hổi. Đôi má vẫn ửng đỏ ngại ngùng, tiếng cười giòn tan bịn rịn ngày xa vắng.

Đến tuổi 88 ông Bệ vẫn minh mẫn, khi nói ông vẫn tự hào về khoảng thời gian bên Bác. Nhiệm vụ bảo vệ Bác tuy không khó khăn nhưng phải khôn khéo. Điều quan trọng cốt yếu là phải giữ liên lạc với các đơn vị bên cạnh nghe ngóng về các tin tức phiến quân. Các lực lượng chống phá để đưa ra những kế hoạch hoạt động cụ thể. 12 năm  bên cạnh Bác với từng tình huống cụ thể và bài học Bác dạy khiến người lính Lê Văn Bệ trưởng thành. Không chỉ thế, những bài học về sự giản dị, chân tình của Bác vẫn theo suốt cuộc đời ông.

Tiễu phỉ, đánh quân của Vàng Pao

Nếu giai đoạn là người lãnh đạo bảo vệ Bác được đánh giá là giai đoạn sống và chiến đấu với những ân tình sâu nặng, gần Bác Hồ thì những giai đoạn sau được đánh giá là giai đoạn gian khổ, phải đối diện với kẻ thù ngoan cố, tinh vi… Ông Lê Văn Bệ đã thực hiện cuộc chiến đấu gần dân nhưng cam go và phức tạp hơn nhiều. Khi ấy ông là Phó Bí thư Đảng ủy tiểu đoàn, Thiếu tá, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn cơ động của Bộ Tư lệnh CAND vũ trang. Tiểu đoàn của ông làm nhiệm vụ bảo vệ nội địa và biên giới Việt Lào với công việc chính đánh máy bay, đánh phỉ Vàng Pao.

Hỏi ông về “Tiểu đoàn cọp xanh” ông vừa vỗ tay vừa cười, tiếng cười ha hả vang khắp ngôi nhà cấp 4 ba gian. Ngẫm một hồi ông bảo: Quân thù nó khiếp nó gọi mình thế, cuộc chiến đấu khi ấy đòi hỏi con người ta phải có nhiều mặt trong một con người. Loay hoay một lúc, ông giơ ra bàn tay của người thủ lĩnh rồi mô tả: Địch khi ấy là phỉ, phỉ ở trong dân chứ chẳng ở đâu xa. Ban ngày chúng có thể lên nương, lên rẫy làm dân bình thường. Đêm về lợi dụng là hiểu địa phương biết địa thế chúng vùng lên bày binh bố trận giết cán bộ cách mạng. Không cẩn thận đi đêm chúng chặn đường, cắt cổ, gài mìn giết cán bộ mình như chơi.

Hỏi ông về Vàng Pao, ông nhăn mặt: Chiến đấu với nó, nghe danh xưng về nó là “vua” nhưng chưa một lần được gặp. Chỉ thấy quân của nó ác, cắt cổ người không ghê tay. Nó xui lính của nó băng rừng, vượt suối đeo đuổi trò bắn giết tàn khốc.

Nói về thủ đoạn của địch, lòng ông chùng xuống nhớ đến cán bộ cùng làm việc với mình. Nỗi đau trên khuôn mặt, đôi mắt ông chong lên nhớ về kỉ niệm: Hồi ấy có hai đồng chí là Trần Trung Đại, Sa Đình Mộc… rất thân với tôi bị giẫm vào mìn chúng gài và chết. Sau khi chôn cất hai đồng chí, tôi phải mang tin về báo với gia đình của các đồng chí ấy. Thấy gia đình các đồng chí ấy buồn, khóc, tôi cũng rụng rời chân tay.

“Các đồng chí ấy mất khi kẻ địch mạnh nhất. Thấy đồng chí của mình mất mạng vì phỉ, lúc nào tôi cũng nung nấu ý định trả thù. Khi phân tích tôi thấy, phỉ ở trong dân, nếu mình dựa được vào dân thì mình sẽ thắng. Tôi bắt đầu bảo anh em của mình, nhịn ăn muối, để muối phần dân. Tôi chia các anh em vào ở với dân, động viên nhân dân… Khi dân hiểu mình, quý mình thì phỉ không còn chỗ dựa. Cô lập vùng này, phỉ chạy sang vùng khác. Từ biên giới Việt ở Nghệ An chạy sang biên giới Lào. Chúng tôi tiếp tục truy lùng, khó khăn về giao tiếp với một ngôn ngữ mới là cản trở hoạt động của chúng tôi tạm thời không thể được lòng dân. Tôi quyết định học tiếng Lào, đến khi nói chuyện được với dân, hiểu dân, dân tin thì chúng tôi lại thắng”.

Dân nghe, dân biết Vàng Pao ác, cán bộ hiền nên dân theo cán bộ. Rồi cuộc chiến ấy ông và chiến sĩ của mình thắng, kẻ thù khiếp vía gọi đơn vị ông lãnh đạo là “Tiểu đoàn cọp xanh” và ông là “Thủ lĩnh cọp xanh”. Từ lúc mới bước ra cuộc chiến và đến tận bây giờ,  ông chỉ cười hiền với danh xưng ấy. Danh xưng ấy hào sảng bao nhiêu thì con người ấy giản dị bấy nhiêu. Và đến bây giờ khi vào tuổi 88, ông Lê Văn Bệ vẫn vậy, trước những huân chương, ông chỉ nhìn nhìn, ngó ngó, thổi bụi một cách xa xôi. Chúng tôi nhận thấy với ông đó chỉ là những giá trị cài lên trên ve áo, còn tấm lòng và sự giản dị sẽ còn mãi với thời gian.

Tình già đẹp như cổ tích…

Ông Bệ cười hiền bên người bạn đời.

Ông Bệ lấy 2 người vợ đều là hàng xóm, người thứ nhất mất trong 1 trận mưa đá, người thứ 2 sống với ông đến tận bây giờ… Người ta kể lại rằng, khi về hưu ông Bệ được cấp 2 vạn gạch để xây nhà nhưng ông không nhận. Quen với đời binh nghiệp giản dị, ông trở về nếp sống thanh bạch giữa đời thường, nhưng người vợ hi sinh cả đời vì những đứa con của ông lại không quở trách dù chỉ một lời.

Ông bà được 7 người con, 4 gái, 3 trai. Từ khi lấy nhau, lúc nào ông cũng xa nhà, ông chỉ tranh thủ về nhà vào chủ nhật. Mỗi lần về thăm nhà là có một người con. Khi ấy, vợ ông chịu sự thiệt thòi của người vợ xa chồng, chưa từng một bữa cơm được chồng chăm sóc. Đất phù sa cấy lúa ra gạo, đất đồi trồng thêm ngô, khoai sắn nuôi con. Cái ngày ông về, chẳng có vật chất nhưng bà không than thở một câu, vẫn dưng dưng tự hào về chồng. Đến tuổi thấp thập, ông bà ngồi với nhau thủ thỉ, ông thường kể với vợ những câu chuyện kỷ niệm về Bác Hồ. 

Ông Bệ và người vợ của mình lãng mạn đến lúc về già. Trước nhà có một khóm hoa, ông trồng và chăm rất tốt. Đám trẻ chăn trâu nghịch dại xà vào đó hái nghịch chơi. Ngồi trong nhà, nhìn ra ông lẩm bẩm: “Hoa ông trồng, vợ ông còn đây ông chưa hái tặng, sao chúng mày lấy của ông?”.

Chúng tôi chụp ảnh, ông ngồi cạnh bà, “yêu lắm” nhưng nhất định không quàng tay. Có nài nỉ thì ông chỉ cười, tiếng cười ngây ngô, như cái bẽn lẽn lần đầu chạm tay bạn gái. Gần đây, chân bà bị gẫy ông ở nhà chăm sóc bà. Một người già tay run run, chăm một người già chân không đi được. Cảnh sống và chia sẻ ấy, ai nhìn cũng cảm động. Các con của ông bà bảo “thời trẻ ông bà lấy nhau giản đơn nhưng sống với nhau không buông một lời cãi cọ. Chính bởi vì thế phúc đức mà con cháu nhận được, dùng cả đời không hết”.


CSTC
.