Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/an-toan-giao-thong/201409/se-co-nhieu-bien-phap-manh-siet-hoat-dong-xe-khach-529580/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/an-toan-giao-thong/201409/se-co-nhieu-bien-phap-manh-siet-hoat-dong-xe-khach-529580/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sẽ có nhiều biện pháp mạnh 'siết' hoạt động xe khách - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 07/09/2014, 15:53 [GMT+7]

Sẽ có nhiều biện pháp mạnh 'siết' hoạt động xe khách

Chỉ trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh vừa qua, trên toàn quốc đã xảy ra 186 vụ TNGT, làm chết 114 người, bị thương 145 người. Một con số tăng đột biến so với cùng kỳ của tháng trước. Điều đáng nói, dù cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm kéo giảm tai nạn, song những vụ tai nạn do xe khách gây trong mấy ngày qua vẫn rất thảm khốc và thương tâm. Để cắt nghĩa rõ hơn về vấn đề an toàn giao thông đối với người dân khi lưu thông bằng xe khách nói chung và xe giường nằm nói riêng, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia.
 
PV: Thưa ông, chỉ vài ngày nghỉ là hàng loạt vụ tai nạn liên quan đến xe khách đã xảy ra. Hậu quả đau lòng của nó thì vẫn đang hiện hữu từng ngày, từng giờ. Với tư cách là Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, chắc ông cũng có những trăn trở của riêng mình?
 
Ông Khuất Việt Hùng: Trước hết tôi xin khẳng định rằng, bằng nhiều biện pháp, cùng với sự vào cuộc của các chính quyền địa phương, thì tai nạn giao thông trong nhiều năm nay đã giảm đáng kể. Thế nhưng, vào mỗi dịp lễ tết, một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách vẫn diễn ra. Với tư cách là Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia, tôi không thể không lo lắng và cố gắng tìm ra các giải pháp để kìm chế tình trạng này. Vì sao giải pháp nhiều, quy định ngày càng siết chặt hơn mà tai nạn vẫn nghiêm trọng? Nguyên nhân phần nào đó là do ý thức và kinh nghiệm cuả người lái xe và sự thờ ơ của doanh nghiệp. Cụ thể, trong vụ tai nạn lật xe ở Lào Cai, nguyên nhân sơ bộ ban đầu được đánh giá là do lái xe chưa có kinh nghiệm đi đường đèo dốc. Thứ hai, đơn thuần là sự va chạm, khi đó đối với xe ôtô khách mất lái, va vào đường lan, lao xuống vực. Tuy nhiên, kết luận chính thức còn chờ cơ quan chức năng, bởi xung quanh vấn đề này còn rất nhiều thông tin…
 
PV: Cơ quan chức năng cũng đã khẳng định xe tai nạn giường nằm ở Lào Cai là do doanh nghiệp cố tình chạy sai tuyến. Dù trước đó, xe đã được những hai đơn vị  ở hai đầu bến là Hà Nội và Lào Cai chấp thuận và cấp phép, song xe chạy sai thì không đơn vị nào biết, cho đến khi tai nạn xảy ra. Phải chăng, trong khâu quản lý sau cấp phép của chúng ta còn nhiều bỏ ngỏ? Và trách nhiệm cụ thể trong vụ này sẽ thuộc về ai?
 
Ông Khuất Việt Hùng: Trách nhiệm trực tiếp thuộc về doanh nghiệp vì xe này không được chạy tuyến đã đi, họ chỉ được cấp phép chạy tuyến Mỹ Đình - Lào Cai, chứ không được chạy tuyến SaPa. Tuy nhiên, trong việc này có trách nhiệm của cả cơ quan quản lý nhà nước đã cấp giấy phép khai thác tuyến. Về việc này, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đứng ra nhận trách nhiệm với tư cách người đứng đầu Bộ. Sở GTVT Hà Nội cấp khai thác phải chịu trách nhiệm giám sát, Sở GTVT Lào Cai, cơ quan tuần tra kiểm soát cũng phải chịu trách nhiệm về việc để cho phương tiện đó hoạt động trái luồng tuyến.
 
PV: Theo thống kê từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, có tới 30% số vụ TNGT liên quan đến xe khách giường nằm xảy ra ở những đường đèo dốc quanh co. Và chính Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói rằng, cần bổ sung quy định cấm xe khách giường nằm hoạt động ở đường đèo dốc nguy hiểm. Xin ông cho biết quan điểm của mình về quy định này?
 
Ông Khuất Việt Hùng: Hiện cả nước có khoảng 4.500 chiếc xe khách giường nằm của các doanh nghiệp đang hoạt động. Thời gian qua, thanh tra của Bộ GTVT đã kiểm tra được gần 1000 xe trong thời gian hoạt động, và tới 95% là đảm bảo an toàn. Số còn lại, trước khi ra lưu hành ngoài đường, cũng đã được Cục Đăng kiểm kiểm soát gắt gao, cấp chứng chỉ đảm bảo an toàn lưu thông. Đến thời điểm hiện nay, về mặt quản lý nhà nước có thể nói là các quy định liên quan đến quản lý điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng ôtô, đặc biệt là xe vận chuyển du lịch đã được quy định chặt chẽ. Vấn đề ở đây là vấn đề kiểm tra. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lần đầu tiên một đơn vị kinh doanh vận tải đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh ngay lập tức. Điều đó chứng tỏ, quy định pháp luật là có. Mà có từ năm 2009, nhưng bây giờ mới làm. Việc này khẳng định rằng, từ giờ trở đi, các cơ quan quản lý nhà nước phải tăng cường kiểm tra, giám sát và thực hiện nghiêm mọi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền, phải giám sát phương tiện chạy đúng tuyến, lộ trình. Hay nói cách khác là nhà nước giám sát doanh nghiệp để họ thực hiện đúng quy định hơn theo từng cấp.
 
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ GTVT cũng đã có chỉ đạo Cục Đăng kiểm đánh giá toàn bộ các vụ TNGT đầu năm 2013 đến giờ này, liên quan đến xe khách giường nằm, tổ chức thí điểm đưa ra các kết luận về điều kiện hạ tầng nào thì phù hợp cho xe khách giường nằm hoạt động; những điều kiện hạ tầng nào khó khăn phức tạp không thuận lợi cho xe khách hoạt động, thì sớm kết luận trong tháng 9. Trên cơ sở đó, Tổng cục Đường bộ đưa vào quy hoạch mạng lưới vận tải khách tuyến cố định để quy định rõ, tuyến nào, đoạn đường nào thì xe giường nằm không được hoạt động. Theo tôi, quy định như vậy cũng là đảm bảo an toàn hơn cho hành khách khi lưu thông trên các cung đường.
 
Bộ GTVT sẽ siết chặt hoạt động của xe khách giường nằm chạy đường đèo dốc
Bộ GTVT sẽ siết chặt hoạt động của xe khách giường nằm chạy đường đèo dốc
 
PV: Thưa ông, rõ ràng, xuất phát từ nhu cầu của người dân nên gần đây các doanh nghiệp vận tải mới đầu tư thêm nhiều xe giường nằm hơn trước kia. Giờ nếu cấm, liệu có đảm bảo công bằng cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính?
 
Ông Khuất Việt Hùng: Tất nhiên, với hơn 4000 xe giường nằm của các doanh nghiệp đang tồn tại, trong đó có không ít xe đang hoạt động trên các tuyến có điåa hình phức tạp, thì Tổng cục Đường bộ sẽ phải làm việc với các Sở GTVT điều chuyển các phương tiện đấy, sang hoạt động ở tuyến phù hợp. Với mục tiêu cao nhất là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho hành khách và lợi ích của doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo quyền lợi kinh doanh hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp vận tải kinh doanh, trên cơ sở khai thác có hiệu quả tài sản của mình đã đầu tư, không để lãng phí xã hội.
 
PV: Từ những vụ tai nạn gần đây, trách nhiệm của doanh nghiệp, của lái xe cũng đã rõ. Song cũng có ý kiến cho rằng chúng ta cũng nên xem xét lại cả khâu đăng kiểm chất lượng xe. Ông nghĩ sao về ý kiến này?
 
Ông Khuất Việt Hùng: Hai vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vừa qua đều do xe khách, và những xe này đều còn hạn kiểm định. Nói cụ thể hơn về an toàn kỹ thuật thì các mẫu xe mới, nhà sản xuất xe như Toyota, Hyundai đều có thử nghiệm rồi mới đưa ra thị trường, kể cả những mẫu mà hãng đưa vào sản xuất lắp ráp ở Việt Nam. Do đó phải có quy định thử nghiệm đối với không chỉ xe giường nằm được sản xuất ở Việt Nam mà với tất cả các loại xe đóng mới. Bất cứ một thay đổi gì về kết cấu của xe đều phải được thử nghiệm lại trước khi đưa ra thị trường.   
 
Ngoài ra, câu chuyện an toàn của xe còn liên quan đến trọng tâm xe. Vì vậy cần kiểm tra kỹ xe ôtô khách chở hàng vì khi trong hầm hành lý, nếu chỉ hành lý không, nhẹ sẽ không sao, nhưng nếu là hàng nặng, khi vào cong cua, hàng dịch chuyển, sẽ dẫn đến dịch chuyển trọng tâm, ảnh hưởng rất lớn đến an toàn của phương tiện. Việc này phải được tổ chức kiểm tra nghiêm ngặt. Mà đầu tiên bến xe phải kiểm tra trước khi xe xuất bến, sau đó đến lực lượng tuần tra kiểm soát trên đường. Song trách nhiệm đầu tiên vẫn thuộc về doanh nghiệp.
 
PV: Trước mắt, chúng ta không thể cấm các xe khách nói chung và xe khách giường nằm nói riêng không được hoạt động đường dài trên đường đèo núi. Vậy, để ngăn các vụ tai nạn thương tâm diễn ra, ngoài những biện pháp đã và đang áp dụng, Ủy ban ATGTQG cũng như Bộ GTVT còn “liều thuốc” mạnh nào nữa, thưa ông?
 
Ông Khuất Việt Hùng: Ngoài các quy định nói trên và quy định hiện có, mới đây Bộ GTVT đã đưa vào bổ sung chế tài trong nội dung sửa đổi Nghị định 171 xử phạt vi phạm hành chính đối với các phương tiện vi phạm Luật Giao thông đường bộ, đường sắt, là tăng nặng xử phạt đối với lái xe, với chủ doanh nghiệp mà giao xe cho lái xe thực hiện hành vi vận chuyển hành khách không đúng luồng tuyến, lộ trình đã được đề xuất. Đồng thời, trong dự thảo sửa đổi cũng bổ sung, quy định đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải mà để xảy ra tai nạn nghiêm trọng thì đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn. Đối với doanh nghiệp tái phạm trong vòng 3 năm, thì sẽ thu hồi vĩnh viễn giấy phép kinh doanh. Các quy định này đã được trình Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 9 này.
 
Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong tất cả các dịp cao điểm, phải cử lực lượng ứng trực 24/24h tại trung tâm giám sát hành trình của đơn vị, để theo dõi hoạt động của các phương tiện. Qua đó, xe nào có dấu hiệu vi phạm về cung đường, tốc độ thì cảnh cáo ngay tại trận, yêu cầu lực lượng tuần tra kiểm soát dừng xe xử lý nghiêm, mà không cần qua Sở.
 
PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!
 
.

Nguồn: cand.com.vn