Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201405/cong-thu-cua-co-thu-tuong-pham-van-dong-khong-co-gia-tri-phap-ly-doi-voi-hoang-sa-va-truong-sa-487986/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201405/cong-thu-cua-co-thu-tuong-pham-van-dong-khong-co-gia-tri-phap-ly-doi-voi-hoang-sa-va-truong-sa-487986/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 24/05/2014, 08:51 [GMT+7]

Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý đối với Hoàng Sa và Trường Sa

Đây là lời khẳng định của ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban biên giới quốc gia trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình biển Đông chiều 23/5. Tham gia cuộc họp báo có hàng trăm phóng viên trong và ngoài nước. Chủ trì cuộc họp báo gồm có ông Trần Duy Hải; ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam, ông Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Hàm Vụ trưởng Vụ Luật pháp và điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao và ông Lê Hải Bình, quyền Vụ trưởng Vụ Thông tin báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.
 
Cuộc họp báo diễn ra chiều 23/5
Cuộc họp báo diễn ra chiều 23/5
Mở đầu cuộc họp báo, ông Trần Duy Hải cho biết, trong thời gian qua, bất chấp những giao thiệp nghiêm túc của phía Việt Nam ở nhiều cấp và dưới nhiều hình thức, Trung Quốc vẫn không chấm dứt hoạt động vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việt Nam nhiều lần yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan Hải Dương 981 cùng các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động gây ảnh hưởng đến an toàn, an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực. Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan, hai bên sẽ trao đổi ngay các biện pháp kiểm soát ổn định tình hình và các vấn đề trên biển giữa hai nước. Tuy nhiên, phía Trung Quốc không những không đáp ứng mà gần đây lại còn đưa ra nhiều thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
 
Sau khi giới thiệu với phóng viên trong và ngoài nước đoạn video clip dài 3 phút về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông Trần Duy Hải nêu rõ, từ nhiều thế kỷ này, ít nhất là từ thế kỷ 17, Việt Nam đã xác lập, thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi hai quần đảo này còn là vô chủ. Các nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo này một cách hòa bình, liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào.
 
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục quản lý hai quần đảo trên, phản đối các yêu sách của nước khác về hai quần đảo này. Tại Hội nghị San Francisco tháng 9 năm 1951 về giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau Chiến tranh thế giới thứ 2 với sự tham gia của 51 quốc gia, phái đoàn Liên Xô đã đề nghị trao Hoàng Sa cho Trung Quốc nhưng 49/51 quốc gia đã phản đối. Trưởng phái đoàn Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Bảo Đại Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này mà không gặp phải phản đối của bất cứ ai.
 
Theo Hiệp định Geneve năm 1954 về khôi phục hòa bình ở Đông Dương, sau khi Pháp rút khỏi Việt Nam năm 1956, Việt Nam Cộng hòa đã tiếp quản chủ quyền với hai quần đảo. Trung Quốc tham gia Hiệp định Geneve 1954 nên họ phải tôn trọng thực tế này. Năm 1974, Trung Quốc đã sử dụng vữ lực để chiếm đóng Hoàng Sa. Việt Nam Cộng hòa và Chính  phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã phản đối hành động này. Hành vi cưỡng chiếm là trái phép, không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc. Bị vong lục của Trung Quốc năm 1958 cũng công nhận xâm lược không đem lại chủ quyền. Thực tế, đến nay không quốc gia nào công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Hoàng Sa. Việc Trung Quốc nói có chủ quyền ở Hoàng Sa là không đúng.
 
Cũng theo ông Trần Duy Hải, gần đây, Trung Quốc đã viện dẫn sai lệch công thư năm 1958 của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Thực tế, công thư này chỉ ghi nhận Trung Quốc tuyên bố chủ quyển lãnh hải 12 hải lý, không nhắc gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc không đề cập là đúng vì hai quần đảo này nằm dưới vĩ tuyến 17 nên được Pháp chuyển giao cho Việt Nam Cộng hòa. Ngay cả thông tin Trung Quốc nói Hoàng Sa không có tranh chấp là mâu thuẫn với chính lời lãnh đạo Trung Quốc.
 
Ngày 24/9/1975, trong trao đổi với Bí thư thứ nhất đảng lao động Việt Nam Lê Duẩn, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi đó cũng đã công nhận hai nước có tranh chấp về hai quần đảo và hai bên “có thể bàn bạc với nhau”. Những văn bản này đều có trong bị vong lục của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
 
Việt Nam đang có 30 mỏ dầu được khai thác
 
Thông báo về hoạt động khai thác thăm dò dầu khí của Việt Nam ở biển Đông, ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Gám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, tập đoàn của ông được giao cho quản lý toàn bộ dầu khí trên lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam. Từ năm 1973-1974 chính quyền Việt Nam đã ký với công ty Mỹ khảo sát bắc Miền Trung, gồm cả Hoàng Sa.
 
Sau năm 1975, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã triển khai các hoạt động dầu khí trên toàn bộ lãnh hải, gồm cả khu vực Hoàng Sa, Trường Sa. Từ 1986, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn công ước quốc tế về luật biển 1982, việc thăm dò khai thác dầu khí chỉ thực hiện trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
 
Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Gám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam giới thiệu về hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng Gám đốc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam giới thiệu về hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
 
Đến nay có 86 hợp đồng dầu khí đang có hiệu lực và tập đoàn đã khảo sát, khoan trên 900 giếng dầu khí và có trên 30 mỏ đang được khai thác. Ông Đỗ Văn Hậu nói: “Xin nhắc lại, tất cả hoạt động dầu khí và các đối tác đều trong giới hạn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chúng tôi không có bất cứ lô dầu khí nào nằm ngoài vùng 200 hải lý thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam được quốc tế công nhận. Khu vực Trung Quốc nói có tranh chấp là Đông Nam, gọi là bãi Tư Chính - Vũng Mây, khu vực miền Trung Việt Nam, khu vực Hoàng Sa. Vùng Hoàng Sa chính quyền miền Nam đã khảo sát địa chấn, gần đây chúng tôi tiếp tục khảo sát ở đây. Việc khảo sát được tiến hành tích cực. Trước đây, chúng tôi có thăm dò ngoài khu vực đường 200 hải lý, nhưng đó là trước khi Việt Nam phê chuẩn công ước quốc tế về luật biển. Sau khi Việt Nam phê chuẩn, Việt Nam đã tuân thủ nghiêm túc. Các hoạt động dầu khí ở miền Trung, nơi Trung Quốc qua công ty CNOOC gọi thầu, chúng tôi vẫn tiến hành khảo sát. Đến nay, không có công ty quốc tế nào ký với Trung Quốc thầu 9 lô kể trên. Hoạt động dầu khí của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đang triển khai bình thường, phù hợp với Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Chúng tôi trước nay đều công bố công khai mà không có bất kỳ cản trở, phản đối nào. Điều này chứng tỏ Trung Quốc nói 57 lô Việt Nam phân đang nằm trong vùng tranh chấp là hoàn toàn sai trái.

 

.

Nguồn: cand.com.vn