Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201304/27912-quyet-liet-chong-buon-lau-hang-gia-va-gian-lan-thuong-mai-391413/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//phap-luat/201304/27912-quyet-liet-chong-buon-lau-hang-gia-va-gian-lan-thuong-mai-391413/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 29/04/2013, 09:00 [GMT+7]
27912

Quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

Theo các chuyên gia về lĩnh vực thương mại: Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không chỉ biểu hiện ở sự đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại mà rất linh động về giá cả hàng hóa. Tình trạng hàng giả, hàng nhái đang lưu thông, buôn bán tràn lan trên thị trường xuất hiện ở nhiều ngành hàng, gần như công khai, từ sản phẩm tiêu dùng thông thường cho đến các mặt hàng cao cấp. Sử dụng những mặt hàng này bên cạnh gây thiệt hại về kinh tế, còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho người tiêu dùng.
 
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Nghệ An, trong thời gian qua, công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh đã được các ban, ngành, các lực lượng và các địa phương phối hợp thực hiện, đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm 2012, các lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm tra 14.115 vụ, xử lý 8.474 vụ với tổng số tiền xử phạt lên tới 248.826 triệu đồng.
 
Cơ quan chức năng tịch thu mũ bảo hiểm kém chất lượng
 
Trong đó, công tác chống buôn lậu, hàng cấm, hàng nhập lậu là 1.699 vụ, đã tịch thu và tiêu hủy một lượng hàng hóa trị giá 48.760 triệu đồng; riêng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ là 451 vụ, tịch thu và tiêu hủy hàng hoá trị giá 1.088 triệu đồng; đã phát hiện xử lý 2.656 vụ gian lận thương mại, truy thu và phạt thuế 145.925 triệu đồng. Ngoài ra, còn phát hiện và xử lý các vi phạm khác tới 3.688 vụ, tịch thu hàng hóa vi phạm trị giá 6.609 triệu đồng.
 
Về công tác vệ sinh ATTP, đã thanh, kiểm tra 1.050 cơ sở kinh doanh, xử lý vi phạm 213 cơ sở và phạt tiền 44.550.000 đồng, hàng tiêu hủy với số tiền là 35.500.000 đồng; thanh tra 1.373 cơ sở hành nghề y dược, xử phạt 324 cơ sở và phạt tiền 264 triệu đồng...
 
Như vậy, dễ nhìn thấy tình trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để tìm kiếm lợi nhuận phi pháp đang ngày càng tràn lan như nấm độc. Nếu không có các chế tài xử phạt mạnh tay và cần thiết có thể truy tố trước tòa thì tệ nạn trên phương hại nghiêm trọng tới đời sống kinh tế trong toàn xã hội.
 
Mặc dù các lực lượng chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc góp phần quan trọng ngăn chặn hàng lậu, hàng giả bùng phát phức tạp, ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên, tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm VSATTP diễn ra phổ biến, chưa được ngăn chặn và răn đe kịp thời.
 
Bên cạnh đó, công tác quản lý giá, kê khai niêm yết giá và bán theo giá niêm yết còn nhiều bất cập. Nhiều nơi, cửa hàng tiêu dùng và ăn uống giải khát giá niêm yết mang tính đối phó và hình thức, thách đố cơ quan chức năng, giá niêm yết thì thấp, giá bán cao gấp nhiều lần.
 
Vấn đề nổi lên hiện nay là, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đã len lỏi tuồn lên các huyện miền núi, những vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Đặc điểm của các huyện miền núi là địa bàn rộng, người dân nhiều xã vùng sâu cách xa trung tâm, đi lại khó khăn. Vì vậy, đây là điều kiện thuận lợi để tư thương đưa các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả vào bán, thu lợi bất chính.
 
Trong khi người tiêu dùng, bà con các dân tộc vùng cao chưa am hiểu, thiếu thông tin về các mặt hàng kém chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, nên rất dễ bị gian thương “làm mưa làm gió”. Việc quản lý, ngăn chặn của các ngành chức năng tại đây lại gặp khó khăn do địa bàn quá rộng.
 
Riêng tại huyện Tương Dương, thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường của huyện đã tiến hành kiểm tra các mặt hàng thường xuyên, liên tục. Kết quả 3 tháng đầu năm 2013, lực lượng chức năng đã kiểm tra 80 cơ sở về lĩnh vực đo lường chất lượng, phát hiện 15 cơ sở vi phạm.
 
Kiểm tra 137 cơ sở về lĩnh vực chất lượng hàng hóa, sở hữu trí tuệ, có 26 cơ sở vi phạm. Không chỉ ở vùng sâu, vùng xa mà ngay ở các thị trấn, nơi tập trung đủ các loại hàng hóa, nhìn bề ngoài đều có nhãn mác đầy đủ, khó phân biệt được thật hay giả. Đến khi mua về sử dụng thì mới biết được, đó là hàng giả, hàng kém chất lượng.
 
Trước tình hình trên, các ngành chức năng tại Nghệ An đã tích cực vào cuộc để đấu tranh với hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. Mới đây, Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra, tịch thu một lượng lớn hàng cấm, hàng giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, thực phẩm không rõ nguồn gốc bao gồm mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em không có dấu CR; mỹ phẩm, thuốc lá, rượu ngoại nhập lậu, sách giáo khoa in lậu…
 
Nhằm đấu tranh có hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ trên các lĩnh vực, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, Ban chỉ đạo 127 tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của toàn xã hội đối với việc kinh doanh hàng lậu, hàng giả và các hoạt động gian lận thương mại.
 
Tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân, để người dân không bị thiệt thòi khi mua phải hàng hóa kém chất lượng. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng lưu thông trên phạm vi toàn tỉnh, kiên quyết xử lý nghiêm những hộ kinh doanh vi phạm, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng.
 
Trước vấn nạn về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn vào đời sống của người dân ngày một nhiều làm ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng. Mong rằng, các ngành, cấp ủy chính quyền các địa phương cần phối hợp với cơ quan chức năng ngăn chặn, đẩy lùi và mang lại niềm tin cho người dân.

Hoa Lê
.