Bấm Play để xem video. Mở loa để nghe thuyết minh Đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch tổ chức buổi trình diễn kết quả ban đầu của quá trình xử lý nước sông Tô Lịch Chiều 8/8, Công ty JVE, đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch tổ chức buổi trình diễn kết quả ban đầu của quá trình xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản. Ông Jun Kubo trực tiếp xuống bể nước đã qua xử lý trước sự chứng kiến của hàng trăm người. Để chứng minh việc thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch, ông Kubo Jun (cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản) trực tiếp xuống bể nước đã qua xử lý trước sự chứng kiến của hàng trăm người. Đại diện Công ty JVE cho biết hệ thống trình diễn xử lý được chia thành 4 bể nhỏ để đặt máy Nano và tấm vật liệu Bioreactor. Đại diện Công ty JVE cho biết hệ thống trình diễn xử lý được chia thành 4 bể nhỏ để đặt máy Nano và tấm vật liệu Bioreactor. Bể đầu tiên là xử lý yếm khí, đặt tấm vật liệu kích hoạt vi sinh vật yếm khí. Bể tiếp theo đặt máy Nano nhằm kích hoạt vi sinh vật hiếu khí. Sau khi bùn hữu cơ được phân hủy, bùn vô cơ sẽ lắng lại. Sau khi bùn hữu cơ được phân hủy, bùn vô cơ sẽ lắng lại. Bể cuối cùng chứa nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam, chuyên gia Nhật Bản thử nghiệm bơi lội tại đây. Ông Jun lấy mẫu nước tại bể này để so sánh với mẫu nước đóng chai đang được bán trên thị trường. Để chứng minh cho việc xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản đạt hiệu quả, trước khi bơi lội, ông Jun lấy mẫu nước tại bể này để so sánh với mẫu nước đóng chai đang được bán trên thị trường. Mẫu nước được lấy tại bể cuối cùng không màu, khá trong và không bị vẩn đục. Quan sát bằng mắt thường, mẫu nước được lấy tại bể cuối cùng không màu, khá trong và không bị vẩn đục. Chuyên gia Nhật Bản dùng nước sông Tô Lịch đã qua xử lý để gội đầu. Chuyên gia Nhật Bản dùng nước sông Tô Lịch đã qua xử lý để gội đầu. Sau đó ông bơi lội vài vòng trong khu vực bể chứa nước sạch rộng khoảng 30m2. Sau đó ông bơi lội vài vòng trong khu vực bể chứa nước sạch rộng khoảng 30m2. Khi tôi tắm không còn ngửi thấy mùi hôi của nước thải sinh hoạt nữa, nước gần như không còn mùi, ông Jun cho biết. Sau 5 phút bơi lội, ông Jun cho biết: "Khi tôi tắm không còn ngửi thấy mùi hôi của nước thải sinh hoạt nữa, nước gần như không còn mùi. Về độ trong, chúng ta có thể thấy gần đạt độ như nước đóng chai đang bày bán trên thị trường". Người dân hiếu kỳ quan sát và chụp lại sự kiện khó tin khi lần đầu tiên có người thoải mái bơi ở sông Tô Lịch Người dân hiếu kỳ quan sát và chụp lại sự kiện khó tin khi lần đầu tiên có người thoải mái bơi lội ở dòng sông ô nhiễm nhất thủ đô.
Chiều 8/8, Công ty JVE, đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch tổ chức buổi trình diễn kết quả ban đầu của quá trình xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor của Nhật Bản.
Để chứng minh việc thí điểm làm sạch đoạn sông Tô Lịch, ông Kubo Jun (cố vấn kỹ thuật Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản) trực tiếp xuống bể nước đã qua xử lý trước sự chứng kiến của hàng trăm người.
Đại diện Công ty JVE cho biết hệ thống trình diễn xử lý được chia thành 4 bể nhỏ để đặt máy Nano và tấm vật liệu Bioreactor. Bể đầu tiên là xử lý yếm khí, đặt tấm vật liệu kích hoạt vi sinh vật yếm khí. Bể tiếp theo đặt máy Nano nhằm kích hoạt vi sinh vật hiếu khí.
Sau khi bùn hữu cơ được phân hủy, bùn vô cơ sẽ lắng lại. Bể cuối cùng chứa nước sạch đạt quy chuẩn Việt Nam, chuyên gia Nhật Bản thử nghiệm bơi lội tại đây.
Để chứng minh cho việc xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản đạt hiệu quả, trước khi bơi lội, ông Jun lấy mẫu nước tại bể này để so sánh với mẫu nước đóng chai đang được bán trên thị trường.
Quan sát bằng mắt thường, mẫu nước được lấy tại bể cuối cùng không màu, khá trong và không bị vẩn đục.
Chuyên gia Nhật Bản dùng nước sông Tô Lịch đã qua xử lý để gội đầu.
Sau đó ông bơi lội vài vòng trong khu vực bể chứa nước sạch rộng khoảng 30m2.
Sau 5 phút bơi lội, ông Jun cho biết: "Khi tôi tắm không còn ngửi thấy mùi hôi của nước thải sinh hoạt nữa, nước gần như không còn mùi. Về độ trong, chúng ta có thể thấy gần đạt độ như nước đóng chai đang bày bán trên thị trường".
Người dân hiếu kỳ quan sát và chụp lại sự kiện khó tin khi lần đầu tiên có người thoải mái bơi lội ở dòng sông ô nhiễm nhất thủ đô.
Tổng hợp