Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201709/7-du-an-khoi-nghiep-thanh-cong-nhat-the-gioi-756017/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201709/7-du-an-khoi-nghiep-thanh-cong-nhat-the-gioi-756017/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
7 dự án 'khởi nghiệp' thành công nhất thế giới - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 07/09/2017, 09:36 [GMT+7]

7 dự án 'khởi nghiệp' thành công nhất thế giới

Tiêu chí sắp xếp các dự án "khởi nghiệp" thành công là do hãng phân tích CB Insights thu thập các thông tin và đưa ra đánh giá. Những nhận xét của CB Insights rất đáng tin cậy đối với các nhà đầu tư. 
 
Uber
 
Uber là dịch vụ hoạt động trên điện thoại dưới dạng ứng dụng, giúp kết nối người cần di chuyển và tài xế. Dịch vụ này được định giá tăng liên tục và đã xuất hiện tại 130 thành phố trên toàn thế giới. Có mặt ở Việt Nam từ năm 2014, đến nay, cả Uber lẫn Grab đều được xem là những ứng dụng gọi xe (chủ yếu taxi và xe ôm) được ưa thích.
Có nguồn gốc từ Mỹ, ra đời năm 2009, hiện nay giá trị chính thức của Uber đã lên đến 68 tỷ USD. Uber cũng được xem là một trong những dự án "khởi nghiệp" thành công nhất mọi thời đại. Dù hiện phải chịu nhiều áp lực cạnh tranh và chịu nhiều xáo trộn ở các vị trí chủ chốt nhưng tiềm năng phát triển của Uber hiện vẫn còn rất cao.
 
Didi Chuxing
 
Và nếu cần một bằng chứng thực tế hơn nữa ngoài sự thành công của Uber, Grab, Lyft hay các hãng công nghệ khác thì Didi Chuxing là cái tên không thể bỏ qua. Didi Chuxing cũng vốn là đơn vị dẫn đầu cùng Softbank trong vòng huy động mới của ứng dụng chia sẻ xe Grab, hiện giá trị của Didi Chuxing đang ở mức 50 tỷ USD.
Didi Chuxing còn thu hút Apple "bơm" 1 tỷ USD vào để đầu tư, hãng giờ đã xứng đáng với tên gọi Uber của Trung Quốc. Việc Apple đầu tư 1 tỷ USD vào Didi Chuxing cũng cho thấy tham vọng mở rộng lĩnh vực hoạt động ra ngoài mảng công nghệ truyền thống. Đây là bước đi không hề mới của các ông lớn trong ngành công nghệ nhưng rõ ràng để thu hút được Apple đầu tư vốn không phải chuyện dễ.
 
Xiaomi
 
Xiaomi là công ty có trụ sở tại Bắc Kinh - Trung Quốc, ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất các thiết bị công nghệ như: điện thoại, đồng hồ, máy tính bảng,... Sự tăng trưởng cực nhanh của Xiaomi khiến ai cũng phải chú ý. Lý giải cho điều này một phần là do thị trường rộng lớn tại "sân nhà" Trung Quốc, khiến cho khả năng phát triển của hãng vươn lên nhanh chóng và mạnh mẽ.
Nếu Xiaomi tiếp tục đà tăng trưởng hiện tại trong tương lai, thì con số giá trị 46 tỷ USD hiện tại sẽ còn tăng cao hơn nữa, tham vọng trở thành "đối trọng" của Apple trên thị trường smartphone. Điều gây ngạc nhiên là để đạt được thành công như hiện tại, Xiaomi chỉ mất có 7 năm.
 
Airbnb
 
Airbnb là viết tắt của cụm từ “AirBed and Breakfast”, là một dịch vụ đặt phòng, căn hộ,… Được thành lập 8-2008 ở San Francisco, California, Mỹ. Khởi nguồn của mô hình này là từ việc hai sinh viên ngành thiết kế chia một phần căn hộ của mình ra cho khách du lịch thuê. Đến nay, Airbnb đã phát triển và trở thành địa chỉ đặt phòng/căn hộ… ở hơn 190 quốc gia.
Sau 8 vòng kêu gọi vốn, Airbnb đã thu được đầu tư hơn 2,39 tỷ USD và trở thành một trong những dự án được đầu tư nhiều nhất từ trước đến nay. Giá trị hiện tại của dự án khởi nghiệp này là 29,3 tỷ USD, một con số đáng mơ ước cho rất nhiều dự án khởi nghiệp. Điểm lợi thế của Airbnb là do phát triểm sớm nên phần nào định hình được thị trường trước tiên, đồng thời nhanh chóng nhân rộng loại hình này tới khắp mọi nơi.
 
Palantir
 
Đây vốn là một dự án không mấy mới mẻ, bởi Palantir thực chất là một nhà cung cấp phần mềm doanh nghiệp. Ra đời năm 2004, tổng số vốn năm 2013 là 450 triệu USD, còn hiện tại nó trị giá 20 tỷ USD. Trong số các nhà phát triển công nghệ có chỉ số tăng trưởng nhanh nhất, chỉ Uber, Xiaomi, và Airbnb là có giá trị hơn Palantir.
Tình hình kinh doanh của Palantir từ lâu đã được giữ trong vòng bí mật, nhưng một khi công ty mở rộng và nâng kinh phí bổ sung, chi tiết về các hoạt động của nó đã bị rò rỉ ra ngoài. Theo tiết lộ từ báo cáo năm 2016 của hãng truyền thông Mỹ Politico, Palantir giành được các hợp đồng với chính quyền liên bang giá trị "ít nhất 1,2 tỷ USD" từ năm 2009. Những khách hàng chủ yếu của Palantir được cho là các cơ quan chính phủ Mỹ bao gồm: CIA, NSA (Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ), Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI),... và nhiều cơ quan tình báo khác cả trong lẫn ngoài nước Mỹ.
 
Lufax 
 
Lufax là một startup tài chính hoạt động trực tuyến trên internet, cung cấp dịch vụ cho vay P2P là sản phẩm duy nhất của mình. Đây là dịch vụ kết nối giữa những người có tiền mặt và những người đang cần vay vốn để đầu tư, còn Lufax chỉ như một người trung gian. Trên mỗi một khoản vay, Lufax sẽ tính phí 4% tổng số tiền.
 
Startup này còn có một mạng lưới liên kết giữa các quỹ đầu tư, bảo hiểm và các nhà tư vấn tài chính giúp cho mọi giao dịch được thực hiện minh bạch và an toàn nhất. Tính đến đầu năm 2015, đã có 10 triệu người dùng đăng ký dịch vụ của Lufax. Hiện công ty này đang được định giá 18,5 tỷ USD.
 
China Internet Plus Holding
 
Liên doanh thương mại điện tử giữa Meituan, một công ty chuyên về giảm giá dạng mua chung và Dianping, một startup trong lĩnh vực đánh giá nhà hàng qua mạng. Hiện công ty này đang được định giá ở mức tiềm năng bởi con số 18,5 tỷ USD cho một công ty mới ra đời năm 2015 thực sự mang lại không ít ấn tượng.
Đó là chưa kể đến ẩm thực rất được chú trọng ở quốc gia như Trung Quốc nên tiềm năng phát triển của China Internet Plus Holding thực sự rất lớn. Công ty này cũng giúp mang lại tiếng nói và là cầu nối để giải quyết các vướng mắc giữa khách hành và thực khách.
.

Nguồn: Congan.com.vn

.