Khoa học - Công Nghệ
6 quy tắc vàng để điện thoại của bạn không bị 'nhiễm độc'
Đây là các quy tắc để tự bảo vệ chính mình khỏi những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng, từ việc bạn có thể bị hack, bị lấy trộm thông tin từ xa cho đến sử câ. Vì đây là các quy tắc chung nên có thể dùng cho cả Android, iOS và Windows Mobile nữa, không quan trọng hệ điều hành là gì.
1. Không root, không jailbreak
Khi bạn làm 2 thứ này tức là bạn đang mở cửa cho hacker và malware thoải mái xâm nhập vào thiết bị của bạn mà không bị hàng rào bảo mật của iOS và Android chặn lại. Điều đó không tốt chút nào vì khi đã có quyền cao nhất thì có trời mới biết hacker đang tính làm gì bạn. Ngày nay các tweak cài thêm bằng JB hay root cũng đã có nhiều cái tích hợp thẳng vào OS luôn nên nếu không thật sự cần thiết, anh em đừng nên JB hay root thiết bị của mình nhé.
2. Chỉ dùng các kho app chính thống
Một quy tắc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng vì sự tham lam mà nhiều người vẫn còn đang sử dụng các app lậu cài từ bên ngoài vào, không thông qua App Store hay Play Store. Đa phần người dùng hay cài app bẻ khoá thông qua một số website ngay tại Việt Nam sử dụng cơ chế chỉ dành cho lập trình viên test app và bỏ qua App Store, một số khác thì kiếm file APK của game hay app trả phí cho đỡ phải chi tiền.
Điều này cực kì nguy hiểm vì bạn đang cho phép phần mềm mã độc được cài thẳng vào máy tính bảng hay điện thoại của mình mà không qua lớp lọc lựa hay kiểm tra nào từ Apple và Google. Hiện tại cũng đã có rất nhiều trường hợp các malware nghiêm trọng lây nhiễm qua các file cài app không chính thống, trong đó có những vụ nghiêm trọng đánh cắp thông tin người dùng để làm chuyện xấu hay hack vào máy để lén bật micro, camera đấy. Ngay cả một app nhìn có vẻ giống thật và nghiêm túc cũng có thể bị can thiệp và nhúng tính năng độc hại vào trong đó, làm sao mà bạn có thể biết được những kẻ xấu đã làm gì cơ chứ.
Hãy tải phần mềm từ kho chính thống |
Bạn đừng sử dụng các kho app nào khác ngoài App Store, Play Store và Windows Store. Một số trường hợp ngoại lệ mà bạn có thể tạm tin tưởng là Amazon App Store và các cửa hàng online theo từng hãng sản xuất (ví dụ LG Store, Samsung Store). Còn lại đừng bao giờ cài app từ bên ngoài vào trừ khi bạn biết rất rõ bạn đang làm gì, và hãy bỏ thói quen sử dụng app lậu và bắt đầu bỏ tiền một cách hợp pháp để mua app đi nhé.
3. Bật các tính năng lock màn hình và hệ thống
Những tính năng lock màn hình, lock hệ thống bằng PIN code hay bằng vân tay không chỉ bảo vệ thiết bị của bạn trước những người tò mò tọc mạch, trước kẻ trộm vô tình “nhảy” được chiếc điện thoại của bạn, mà nó còn giúp chặn những sự can thiệp vào hệ thống. Ví dụ, mỗi khi bạn chuẩn bị thực hiện thanh toán bằng app ngân hàng thì bạn phải nhập vân tay vào. Nếu một app nào đó muốn can thiệp vào quy trình này nhằm chiếm dụng mật khẩu của bạn thì sẽ khó khăn hơn và mất nhiều thời gian của hacker hơn.
Hoặc như khi bạn muốn thêm một tài khoản online mới vào thiết bị Android bạn cũng phải xác thực bằng PIN hoặc vân tay thì mới tiếp tục tiến hành được. Một app có ý đồ xấu nếu muốn thêm account vào máy bạn để theo dõi hay sync dữ liệu cũng không thể tự thực hiện.
Ngày nay việc xác thực đã trở nên vô cùng đơn giản, và ngay cả những chiếc điện thoại tầm trung hoặc giá rẻ cũng được tích hợp vân tay rồi nên hãy chịu khó sử dụng nó. Càng bảo mật thì càng tốt hơn mà, khi cần mở máy cũng chỉ một chạm vào là xong rồi, đâu có gì phức tạp.
Hãy chăm chỉ dùng bảo mật vân tay |
4. Đừng cài các phần mềm quét virus
Trên iOS và Windows Mobile, có thể khẳng định luôn là bạn sẽ không bao giờ bị virus nên các phần mềm quảng cáo là có khả năng quét virus đều không phải là thứ bạn nên cài đặt. Đa phần những app diệt virus dạng này chỉ cung cấp cho bạn những lời khuyên rất chung chung về thiết bị của mình, cùng lắm là bổ sung chức năng dọn dẹp bộ nhớ máy mà thôi chứ không có gì bổ béo cả. Đừng tốn tiền vô ích cho các app dạng này, bản thân iOS và Windows Mobile rất an toàn rồi.
Với Android, bạn lại càng không nên cài app diệt virus vì những phần mềm đó đa số lừa đảo, một số khác thực chất là malware nhưng đang lừa bạn cài vào máy để chúng có thể hoành hành một cách chính thức mà không bị bạn nghi ngờ. Trò lừa này không phải lần đầu xuất hiện trên Android và đã có rất nhiều người bị lây nhiễm malware vì lý do này.
Đừng quên trò lừa con ngựa thành Troy. Chúng có thể tấn công bạn bằng những thứ bạn không bao giờ có thể ngờ tới được đâu.
Hầu hết phần mềm chống virut cho điện thoại đều không hiệu quả |
5. Cần cẩn thận cao độ với các ứng dụng giải phóng RAM, tối ưu pin, tăng hiệu năng, app hình nền, app sexy
Cũng như app diệt virus, những ứng dụng này cũng thường được các hacker nhúng mã độc vào và đặc biệt phổ biến với điện thoại Android. Còn nhớ năm 2014 một app wallpaper đã bị Google gỡ bỏ vì làm lây nhiễm một con malware có khả năng cho phép hacker chiếm quyền điều khiển thiết bị từ xa. Hay như một app tối ưu pin năm 2015 bị phát hiện là một adware giả dạng nhằm tăng thu nhập từ quảng cáo cho người viết ra nó chứ chẳng có tác dụng tiết kiệm pin chút nào. Gần đây nhất, cách đây chỉ 1 tháng, một app diệt virus giả đã có khả năng nguỵ tạo các gói in-app purchase trị giá tới vài trăm đô la mỗi tháng trong khi không làm được những gì nó đã quảng cáo và chỉ đơn giản là bạn đang bị trừ tiền mà chẳng có được chút xíu lợi lộc nào.
Ngày nay, điện thoại của các bạn đã đủ thông minh để biết khi nào thì chúng hết RAM và tự tắt bớt app để tìm chỗ trống, cũng như đủ thông minh để điều tiết mức độ sử dụng tài nguyên nhằm giảm lượng điện tiêu thụ. Đó là chưa kể nhiều nhà sản xuất giờ cũng tích hợp các công cự tối ưu thẳng vào thiết bị rồi, bạn không cần cài thêm làm gì. Hãy tin tưởng vào Android, iOS và để hệ điều hành tự xử lý cho bạn, việc của bạn chỉ là xài máy cho sướng, thế thôi.
Để biết trước những ứng dụng bạn định cài có an toàn hay không, trước tiên hãy đọc qua lời nhận xét của những người khác đã từng download ứng dụng. Bạn cũng có thể Google nhanh tên app để xem người ta nói gì về nó, liệu nó có phải là app mã độc hay lừa đảo không.
Cảnh giác với những ứng dụng lôi cuốn, mát mắt |
Chỉ một tin nhắm kèm theo đường link đã có khả năng jailbreak iPhone từ xa. Đó là chuyện vừa được khám phá hồi đầu năm nay trong một nỗ lực giải mã loại malware mới lén truy cập camera và microphone cũng như đọc trộm tin nhắn, danh bạ để gửi ngược về cho hacker. Vì sự cố này mà Apple phải lập tức đưa ra bản và cho iOS trong chỉ vài ngày vì cách thức tấn công quá dễ trong khi mức độ nguy hiểm của phương pháp này lại quá cao.
Thông qua đây, mình muốn chia sẻ với các bạn rằng hãy thật cẩn thận với những đường link được gửi cho bạn từ các nick lạ hay số điện thoại lạ mà bạn không quen biết. Hai con đường dễ phát tán link nhất là qua SMS / MMS hoặc qua Facebook Messenger vì số lượng người xài 2 dịch vụ này rất đông. Khi lấy các link lạ như vậy, đừng bao giờ click vào và hãy nhanh chóng xoá dòng tin nhắn đó ra khỏi máy để không bị nhấn nhầm là được.
TH