Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201702/cau-hoc-sinh-sang-che-ban-tay-may-cho-nguoi-khuyet-tat-723626/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201702/cau-hoc-sinh-sang-che-ban-tay-may-cho-nguoi-khuyet-tat-723626/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cậu học sinh sáng chế bàn tay máy cho người khuyết tật - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 17/02/2017, 16:49 [GMT+7]

Cậu học sinh sáng chế bàn tay máy cho người khuyết tật

Bàn tay giả có thể chuyển động, thực hiện một số công việc trong sinh hoạt của con người nhờ sử dụng sóng não.

Sáng chế thiết thực trên của Lê Mạnh Trường, học sinh lớp 11A8, trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Vốn đam mê nghiên cứu từ nhỏ và thường tìm hiểu các phát minh về cánh tay giả, Trường cho biết, đã có rất nhiều phát minh bàn tay giả trên thế giới nhằm cải thiện cuộc sống của người khuyết tật, tuy nhiên hầu hết đều có giá thành rất cao.

Với mong muốn giúp đỡ người khuyết tật dễ dàng sinh hoạt hơn trong cuộc sống, Trường đã thực hiện đề tài: “Cánh tay giả hỗ trợ người khuyết tật tay điều khiển bằng sóng não”.

Sản phẩm cánh tay giả của Lê Mạnh Trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Sản phẩm cánh tay giả của Lê Mạnh Trường. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Gồm 2 bộ phận chính: Cảm biến sóng não EEG và cánh tay giả, sản phẩm của Trường hoạt động dựa vào nguyên tắc: Não được tạo thành từ hàng tỉ tế bào thần kinh, các tế bào này sử dụng tín hiệu điện để giao tiếp với nhau. Các cảm biến EEG có thể bắt được tín hiệu này trên vùng da đầu.

Các cảm biến sẽ lấy tín hiệu sóng não, truyền tín hiệu cho bộ phận điều khiển dây nối với các ngón tay, làm cho các ngón tay cử động.

Lợi ích cụ thể của sáng chế là giúp cho người khuyết tật tự tin hơn với cuộc sống, với cộng đồng, giá thành phù hợp mà vẫn đảm bảo được chức năng của một cánh tay thông minh, sử dụng dễ dàng.

Thầy Lương Đình Dũng, giáo viên hướng dẫn của Trường cho biết: “Việc sử dụng thiết bị đọc sóng não để điều khiển cánh tay giả không ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. Nguyên tắc hoạt động là nhận biết sự thay đổi điện trên da đầu người. Tín hiệu từ điện cực trên da đầu người sẽ được các cảm biến sinh học EEG tiếp nhận, đưa vào mạch của thiết bị”.

Hiện nay, Trường đã hoàn thành bản nguyên mẫu của đề tài. Tuy nhiên, để có thể thương mại hóa sản phẩm này thì cần có thêm thời gian nâng cấp thiết bị cho người dùng có thể sử dụng một cách tốt nhất.

Trường cho biết, sau khi nâng cấp, sản phẩm sẽ có giá thành khoảng 10 triệu đồng. Đối với người Việt Nam, số tiền này có thể khá lớn, nhưng khi so sánh với các thiết bị khác trên thế giới thì nó rẻ hơn. Ví dụ: Cánh tay thông minh của Công ty Touch Bionics giá khoảng 30.000 bảng, khoảng 840.000.000 đồng, chưa kể chi phí tiền phẫu thuật lắp ráp cánh tay giả.

Lê Mạnh Trường đang trình diễn việc điều khiển cánh tay giả bằng suy nghĩ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Lê Mạnh Trường đang trình diễn việc điều khiển cánh tay giả bằng suy nghĩ. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

“Nếu so sánh 2 sản phẩm này, tay sẽ thấy giá thành của cánh tay thông minh này gấp 84 lần so với cánh tay giả của em, trong khi cả hai sản phẩm đều có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản của con người” - Trường nói.

Thiết bị của Trường được làm ra để giúp người bị mất bàn tay, cánh tay có thể thay thế sinh hoạt như bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là bản nguyên mẫu nên hoạt động của cánh tay giả sẽ còn đơn giản, khó thực hiện những công việc phức tạp như gõ máy tính, cầm các vật quá to hoặc quá nhỏ.

Hiện nay, sản phẩm này chỉ có thể sử dụng để cầm nắm các vật vừa tay như chai nước, cặp xách với khối lượng vừa phải,...

“Hạn chế lớn nhất của sản phẩm là độ linh hoạt của cánh tay giả. Để làm ra một cánh tay giả có thể làm được mọi hoạt động giống như tay thật là rất khó khăn, cần rất nhiều chi phí và thời gian để lắp ráp. Em sẽ tiếp tục tích lũy thêm nhiều kiến thức để có thể tạo ra một sản phẩm tốt nhất cho người dùng” - Trường khẳng định.

Sản phẩm "Cánh tay giả hỗ trợ người khuyết tật sử dụng sóng não" của Lê Mạnh Trường đã xuất sắc đạt giải Nhất, đợt 3 Cuộc thi Sáng kiến cộng đồng năm 2016, do Tạp chí Khám phá, phối hợp với Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ Cơ sở, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức.

.

TH

.