Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201311/tre-co-the-hong-co-tay-vi-man-hinh-cam-ung-418289/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201311/tre-co-the-hong-co-tay-vi-man-hinh-cam-ung-418289/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Trẻ có thể hỏng cơ tay vì màn hình cảm ứng - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 21/11/2013, 10:09 [GMT+7]

Trẻ có thể hỏng cơ tay vì màn hình cảm ứng

Những bé chập chững biết đi sử dụng các máy tính bảng (tablet) hoặc các điện thoại thông minh (smartphone) có thể gặp các vấn đề về sử dụng tay và ngón tay, các chuyên gia cảnh báo.
 
Khi trẻ em dùng màn hình cảm ứng (touchscreen), cơ thể chúng đã không phát triển các cơ cần để viết – điều này có nghĩa là chúng bị suy giảm sức mạnh cơ bắp
 
Khi các màn hình cảm ứng là mới mẻ, không ai biết rằng các hậu quả về sức khỏe có thể xảy ra là gì.
 
Những hướng dẫn mới cho rằng, các trẻ nhỏ cần phải bị cấm sử dụng tất cả các loại máy tính bảng và điện thoại thông minh.
 
Các bậc phụ huynh để con nhỏ của họ chơi với iPad có thể làm tổn thương cho tay và ngón tay của chúng, các chuyên gia đã cảnh báo.
 
Chuyên gia trị liệu bệnh nghề nghiệp Lindsay Marzoli cho biết, thời gian tiếp xúc màn hình quá lâu sẽ gây những tổn hại lâu dài cho các bé.
 
Bé có thể bị hỏng cơ tay nếu dùng nhiều màn hình cảm ứng
Bé có thể bị hỏng cơ tay nếu dùng nhiều màn hình cảm ứng
Cô Marzoli thuộc tổ chức Learning and Therapy Corner tại Maryland, Mỹ, nói với đài CBS Local: “Nếu các bé thường xuyên dùng iPad và không thực sự hoạt động với giấy và bút chì mà đáng ra ở tuổi của chúng vẫn phải dùng, những cơ tay và cơ ngón tay của chúng sẽ bị yếu hơn. Đây là điều mà chúng tôi đang thấy ở rất nhiều trẻ chậm phát triển cơ, suy giảm sức mạnh của cơ bắp ở các khu vực này”.
 
Các chuyên gia cho biết, vấn đề ở đây là công nghệ còn quá mới và các nhà nghiên cứu không biết tổn thương gì có thể xuất hiện trong dài hạn.
 
Tiến sĩ Timothy Doran thuộc trung tâm Y Greater Baltimore Medical Centre, phát biểu trên CBS Local: “Sử dụng không giới hạn, cho các bé tự dùng iPad 3 tới 4 tiếng không có sự can thiệp của bố mẹ, đối với tôi thì điều đó có nghĩa là bạn đang đùa cợt với những nguy hiểm gia tăng”.
 
Các hướng dẫn mới của Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ (American Academy of Paediatrics) khuyên, không nên cho trẻ em dùng màn hình cảm ứng hơn 2 giờ một ngày.
 
Họ cũng cho biết, các bé dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với màn hình cảm ứng.
 
Cuối cùng, các hướng dẫn cho rằng tivi, máy tính bảng và máy tính cần phải được giữ xa khỏi các phòng của trẻ.
 
Nghiên cứu này không phải là lần đầu tiên đưa ra cảnh báo thời gian sử dụng màn hình quá mức có thể gây nguy hại cho sức khỏe của các bé.
 
Lindsay Marzoli cho biết, việc sử dụng màn hình cảm ứng làm lũ trẻ không phát triển sức mạnh cơ bắp như khi dùng bút viết.
 
Nghiên cứu được ủy nhiệm bởi trường đại học Abertawe Bro Morgannwg University Health Board đã cho biết, trẻ em đối mặt với đau đớn ở cổ và lưng do dùng máy vi tính, các trò chơi video và smartphone.
 
Nghiên cứu này đã cho thấy gần ba phần tư các học sinh tiểu học, và hai phần ba học sinh trung học cơ sở, đã báo cáo là bị đau lưng và đau mỏi cổ trong năm ngoái.
 
Nhà vật lý trị liệu Lorna Taylor cho hay: “Lối sống hiện đại và sự phát triển trong công nghệ đang có những ảnh hưởng bất lợi lên sức khỏe về xương khớp của con cái chúng ta, nếu không được thông báo trong trường học và tại nhà, các ảnh hưởng này sẽ có tác động xa hơn tới con cái của chúng ta, tới thế hệ lao động tương lai và tới xã hội".
 
“Đó là điều thiết yếu, chúng ta khuyến khích các thói quen tốt và cung cấp các nguồn lực để trẻ em có thể thoải mái, có thể tập trung, đạt tới toàn bộ tiềm năng của chúng và làm việc, chơi thể thao như chúng lựa chọn, và không bị giới hạn bởi các khuyết tật có thể phòng tránh được và một cuộc sống trong đau đớn”.
.

T.H

.