Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201311/in-trai-tim-3d-de-cuu-song-benh-nhan-421368/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/khoa-hoc-cong-nghe/201311/in-trai-tim-3d-de-cuu-song-benh-nhan-421368/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
In trái tim 3D để cứu sống bệnh nhân - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 28/11/2013, 10:41 [GMT+7]

In trái tim 3D để cứu sống bệnh nhân

Một nhóm chuyên gia đã tuyên bố họ sẽ sớm tạo ra một trái tim con người hoàn chỉnh dùng trong phẫu thuật cấy ghép tim trong vòng một thập kỷ tới.

Tiến sĩ Stuart Williams tuyên bố, ông và các đồng nghiệp của ông bước đầu đã tạo ra được một động mạch vành và một số các mạch máu nhỏ ở trung tâm bằng công nghệ in 3D.

Tiến sĩ Williams tin rằng ban đầu từng bộ phận sẽ được tạo ra riêng rẽ bằng công nghệ in 3D sau đó tất cả mới được lắp rắp lại với nhau, trong đó có một số các mạch máu và và các van.

Trái tim hoàn chỉnh được in sau 3 tiếng lắp ráp nhiều bộ phận
Trái tim hoàn chỉnh được in sau 3 tiếng lắp ráp nhiều bộ phận
Hình ảnh một phần trái tim được tạo từ công nghệ in 3D
Hình ảnh một phần trái tim được tạo từ công nghệ in 3D


Dùng trái tim in 3D cứu sống người bệnh
Trái tim hoàn chỉnh được in sau 3 tiếng lắp ráp nhiều bộ phận

 
Dùng trái tim in 3D cứu sống người bệnh
 Hình ảnh một phần trái tim được tạo từ công nghệ in 3D

Nhóm nghiên cứu tin rằng cơ thể của người nhận sẽ không thể từ chối các cơ quan cấy ghép vì nó được tạo ra từ các tế bào của chính cơ thể họ nên không bị hệ miễn dịch đào thải. Hơn nữa, bệnh nhân ghép tim sẽ không phải uống thuốc chống thải ghép suốt đời như hiện nay.

Các nhà khoa học ban đầu chỉ có thể in được các bộ phận của một trái tim nhưng họ tin rằng sau này họ có thể in luôn một trái tim hoàn chỉnh trong khoảng ba giờ.

Mặt cắt của trái tim nhân tạo công nghệ in 3d
Mặt cắt của trái tim nhân tạo công nghệ in 3d

Trong quá khứ, các nhà khoa học đã tạo ra các cơ quan in 3D - chẳng hạn như một phần của gan, thậm chí là cả một chiếc tai - và họ đã tìm cách để giữ cho chúng sống.

Ông nói rằng các mạch máu 3D in sẽ có thể kết nối với mạch của bệnh nhân cho phép máu chảy qua tim và giữ nó còn sống.

Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai không xa các máy in 3D trái tim sẽ phổ biến ở các bệnh viện như máy chụp X-quang, chụp CT hiện nay.

Tiến sĩ Williams và nhóm của ông bước đầu đã thực nghiệm thành công phương pháp in 3D trên chuột và ông cho rằng đây mới chỉ là những thành công bước đầu mà mục tiêu lớn nhất thành công trên con người.

Trong khoảng 10 năm tới những trái tim mới sẽ được thay cho nhiều bệnh nhân trên thế giới
Trong khoảng 10 năm tới những trái tim mới sẽ được thay cho nhiều bệnh nhân trên thế giới

 

.

T.H