Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201902/o-nhiem-moi-truong-tu-benh-vien-840123/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201902/o-nhiem-moi-truong-tu-benh-vien-840123/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Ô nhiễm môi trường từ bệnh viện - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 21/02/2019, 08:15 [GMT+7]

Ô nhiễm môi trường từ bệnh viện

(Congannghean.vn)-Tại nhiều bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn Nghệ An, vấn đề ô nhiễm môi trường từ nước thải, chất thải y tế đang gây ra những hệ lụy nhất định. Mặc dù đã được cấp có thẩm quyền quan tâm, giải quyết trong thời gian qua, song vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục.
 
Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Đàn nằm trên địa bàn khối Đan Nhiệm, thị trấn Nam Đàn. Từ nhiều năm nay, người dân bức xúc, phản ánh việc ô nhiễm môi trường từ việc xử lý chất thải y tế từ phía Bệnh viện gây ra. Theo đó, mỗi ngày 2 lần, phía Bệnh viện đốt rác thải tại lò đốt chất thải, gây nên khói bụi, mùi hôi thối ảnh hưởng cả khu dân cư. Cũng theo phản ánh, tại Bệnh viện này chủ yếu chỉ có lò thủ công được xây bằng gạch nằm trong khu đất phía sau Bệnh viện hoạt động, trong khi 1 lò xử lý khác hiện đại hơn thì ít khi đưa vào hoạt động và đây là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. 
 
Tương tự, từ nhiều năm qua, kể từ khi đưa vào hoạt động đến nay, theo phản ánh của người dân thì Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Nam đã xả nước thải ra môi trường không có mương dẫn. Ngoài ra, khói từ lò đốt rác thải y tế của bệnh viện phát tán cũng khiến nhiều hộ dân sinh sống xung quanh bị ảnh hưởng. Tại các buổi tiếp xúc cử tri, người dân phản ánh, kiến nghị nhiều song chưa được quan tâm đúng mức. Tại Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, mặc dù được đầu tư gần 20 tỉ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghệ cao nhưng vẫn chưa thể xử lý nước thải một cách triệt để trước khi thải ra môi trường, gây ô nhiễm. 
 
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh có 53 đơn vị bệnh viện cần phải có hệ thống xử lý nước thải, bao gồm 12 bệnh viện tuyến tỉnh, 5 trung tâm tuyến tỉnh, 7 bệnh viện tuyến huyện, 21 trung tâm y tế cấp huyện, 13 bệnh viện tư nhân và 4 bệnh viện cấp bộ, ngành. Đến nay, có 47 đơn vị có hệ thống xử lý nước thải và 8 bệnh viện có lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại đang hoạt động, còn lại các đơn vị khác dùng công nghệ hấp ướt hoặc hợp đồng với các đơn vị có đủ chức năng vận chuyển xử lý.
 
Trong số này, có 14 bệnh viện đang nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Khu xử lý rác thải của Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Đàn
Khu xử lý rác thải của Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Đàn
Cụ thể, theo Báo cáo số 815 ngày 19/11/2018 của UBND tỉnh, thì trong số 19 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, có đến 4 bệnh viện, gồm Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa huyện Quỳ Hợp, Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện phục hồi chức năng Nghệ An. Có 8 cơ sở gây ô nhiễm môi trường chưa được xác nhận hoàn thành xử lý triệt để, gồm Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc, Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam, Bệnh viện Đa khoa các huyện Yên Thành, Nghi Lộc, Tân Kỳ, Đô Lương, Quế Phong và Bệnh viện Đa khoa TX Cửa Lò. Những bệnh viện này đều đã hoặc đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải song quá trình đưa vào hoạt động, nước thải sau xử lý còn một số chỉ tiêu chưa đạt QCVN, cần phải khắc phục, cải tạo hệ thống xử lý.  
 
12 bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn đã nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận hoàn thành. Tuy nhiên, sau khi Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra, lấy mẫu đối chứng thì kết quả đều chưa đạt theo quy định. Theo Chi cục Bảo vệ môi trường, các bệnh viện này cam kết sẽ khắc phục để được cấp chứng nhận hoàn thành, song đến cuối năm 2018 cũng mới chỉ có 5 đơn vị lập hồ sơ đề nghị chứng nhận (Bệnh viện Đa khoa TX Cửa Lò, Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Nam, Bệnh viện Đa khoa Yên Thành, Bệnh viện Đa khoa Quế Phong và Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An).
 
Đến nay, một số bệnh viện đã chú trọng việc đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải như Bệnh viện Đa khoa khu vực Tây Bắc đã được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung từ nguồn vốn của ngân sách tỉnh, Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Phục hồi chức năng đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, dự kiến đến cuối 2018 hoàn thành và đưa vào sử dụng. Bệnh viện Đa khoa Tân Kỳ, Bệnh viện Đa khoa Đô Lương được đầu tư hệ thống xử lý nước thải từ nguồn vốn vay Ngân hàng tái thiết Đức, hiện đang trong giai đoạn thống nhất lựa chọn công nghệ xử lý với chủ đầu tư.
.

Thiên Thảo