Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201811/can-giai-quyet-bat-cap-trong-cap-cap-doi-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-825936/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201811/can-giai-quyet-bat-cap-trong-cap-cap-doi-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-825936/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần giải quyết bất cập trong cấp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 27/11/2018, 08:35 [GMT+7]

Cần giải quyết bất cập trong cấp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

(Congannghean.vn)-Với diện tích lớn nên công tác cấp, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng (GCNQSD) đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An rất phức tạp. Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành liên quan, công tác này đã từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định. 
Cần giải pháp nâng cao tỉ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,                            chủ yếu là cấp đổi và cấp lại đất nông nghiệp
Cần giải pháp nâng cao tỉ lệ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ yếu là cấp đổi và cấp lại đất nông nghiệp
Theo đó, công tác cấp GCNQSD đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất giai đoạn 2015 - 2018 đạt kết quả khá tốt, cơ bản đạt tỉ lệ của Quốc hội và Chính phủ yêu cầu. Cụ thể, tỉ lệ cấp GCNQSD đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất sản xuất nông nghiệp đạt 88,38% so với tổng diện tích cần cấp; đất lâm nghiệp đạt 77,4%; đất ở nông thôn đạt 92,55% và đất ở đô thị đạt 94,82%. Tỉ lệ cấp đổi GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp nói chung đạt 44,58% so với tổng diện tích cần cấp đổi; đất ở nông thôn đạt 67,95% và đất ở đô thị đạt 79,77%. Riêng đối với việc cấp GCNQSD các loại đất cho các tổ chức cũng đạt tỉ lệ cao. Cụ thể, cấp GCNQSD đất sản xuất nông nghiệp đạt 83,26%; đất lâm nghiệp đạt 97,43%; đất nuôi trồng thủy sản, làm muối đạt 85%; đất ở nông thôn (các dự án bất động sản) đạt 85,5% và đất ở đô thị (các dự án bất động sản) đạt 99,68%... 
 
Với đặc thù địa bàn rộng, địa hình phức tạp, những kết quả nói trên rất đáng ghi nhận; song bên cạnh đó cũng không tránh khỏi hạn chế, bất cập. Một trong số đó là thực tế tỉ lệ cấp giấy chứng nhận chủ yếu là cấp đổi và cấp lại các loại đất như đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp, đất ở nông thôn của một số huyện còn thấp. Tỉ lệ cấp đổi giấy chứng nhận sau đo đạc bản đồ địa chính còn hạn chế, nhất là nhóm đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa. Bên cạnh đó, vẫn còn một số tổ chức sử dụng đất bao gồm doanh nghiệp, nhà đầu tư, kể cả cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận. Liên quan đến công tác quản lý vẫn chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến tình trạng chậm trễ, tồn đọng, giao đất trái thẩm quyền...
 
Đơn cử như trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, theo đánh giá, công tác thẩm định, cấp mới, cấp đổi GCNQSD đất còn chậm so với nhu cầu của người dân. Cùng với đó, vẫn còn tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đất sản xuất lâm nghiệp trái quy định. Để dẫn đến những tồn tại trên phải kể đến nguyên nhân khách quan như: Một số đơn vị tư vấn đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ cấp GCNQSD đất chậm hoàn chỉnh hồ sơ; trình độ năng lực của một số cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm và chưa nắm rõ lịch sử, nguồn gốc, quá trình sử dụng đất của nhân dân…
 
Không chỉ tại huyện Quỳ Hợp, những tồn tại, bất cập cũng như những nguyên nhân kể trên là thực trạng khá phổ biến liên quan đến công tác cấp, đổi GCNQSD đất tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Theo Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện. Do vậy, UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm chính đối với các tồn tại kể trên.
 
Về phía Sở Tài nguyên và Môi trường chịu một phần trách nhiệm trong công tác thanh, kiểm tra, đôn đốc các địa phương chưa thường xuyên và chưa có các giải pháp chỉ đạo các đơn vị tư vấn phối hợp với các địa phương thực hiện đo đạc bản đồ địa chính gắn với cấp và cấp đổi GCNQSD đất sau đo đạc. Những vấn đề khó khăn, phức tạp nói trên cũng chính là nguyên nhân dẫn đến phát sinh nhiều đơn thư, khiếu kiện ở các cấp hiện nay; trong đó có nhiều phản ánh liên quan đến đội ngũ cán bộ địa chính yếu kém, chậm trễ trong đo đạc trích lục bản đồ cũng như có biểu hiện gây nhiễu để người dân phải thông qua “cò đất”...
 
Xuất phát từ thực tế trên, một trong những việc cần làm luôn và nhanh là tăng cường các giải pháp giải quyết triệt để các sai phạm trong quản lý cấp GCNQSD đất; trong đó có nhiệm vụ kiểm tra nghiệp vụ cũng như đạo đức công vụ của đội ngũ công chức địa chính cơ sở. Qua đó, không chỉ nâng cao hiệu quả cấp, cấp đổi GCNQSD đất mà còn góp phần quan trọng hạn chế tình trạng đơn thư, khiếu kiện liên quan đến đất đai trên địa bàn toàn tỉnh.
.

Thùy Dương