Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201808/de-lang-nghe-phat-trien-ben-vung-809410/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201808/de-lang-nghe-phat-trien-ben-vung-809410/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Để làng nghề phát triển bền vững - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 16/08/2018, 08:22 [GMT+7]

Để làng nghề phát triển bền vững

(Congannghean.vn)-Thời gian qua, tình hình sản xuất, kinh doanh của các làng nghề trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trước thực tế nhiều làng nghề buộc phải dừng hoạt động đang đặt ra vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững các làng nghề truyền thống của địa phương.

Làng nghề sản xuất mật mía Nam Cường, TX Thái Hòa
Làng nghề sản xuất mật mía Nam Cường, TX Thái Hòa

Từ năm 2003 đến nay, có 153 làng nghề trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh công nhận. Trong đó, có 127 làng nghề phát triển ổn định và bền vững (chiếm 86,98%). Tổng giá trị sản xuất của khu vực làng nghề hàng năm của Nghệ An đạt khoảng 160 tỉ đồng; thu nhập bình quân đạt trên 30 triệu đồng/người/năm. Hiện nay, tổng số lao động tham gia thường xuyên tại các làng nghề là hơn 20 nghìn lao động. Trong tổng số 153 làng nghề, đến nay có 13 làng nghề đã dừng hoạt động, trong đó có 8 làng nghề mây tre đan. Mặc dù làng nghề mây tre đan chiếm tới 30% trong tổng số làng nghề trên địa bàn tỉnh, với 44 làng nghề, nhưng số lượng lao động chỉ chiếm gần 14%; giá trị sản xuất chỉ chiếm hơn 4% trong tổng giá trị sản xuất của các làng nghề trên toàn tỉnh. Ngoài 8 làng nghề mây tre đan phải giải thể, còn có các làng nghề truyền thống khác như móc sợi, ươm tơ, sản xuất chu hương, chế biến nước mắm và làng đan lát dè cót.

Trên thực tế, thiếu đội ngũ lao động kế cận lành nghề và lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực tế trên; đặc biệt, số lượng thợ có trình độ tay nghề, có thể thiết kế mẫu mã sản phẩm còn hạn chế, dẫn đến hàng hóa không đa dạng, thiếu sức cạnh tranh, trong khi nhu cầu của thị trường ngày càng cao và khắt khe. Ngoài ra, khâu yếu trong xây dựng thương hiệu, dẫn đến khó tìm kiếm được thị trường tiêu thụ cũng là “bài toán” khó của các làng nghề đã và đang đứng trước nguy cơ ngừng hoạt động.

Trong đó, riêng về các làng nghề mây tre đan, theo ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng phòng Tư vấn chính sách, Liên minh HTX tỉnh, sản phẩm mây tre đan của các làng nghề tại Nghệ An mang đặc trưng riêng từ nguyên liệu đến kỹ thuật, mẫu mã, nhưng phần lớn làng lại không chủ động được nguồn nguyên liệu; sản phẩm chủ yếu làm thủ công, chưa có trang thiết bị sản xuất hiện đại. Đặc biệt, chưa có chính sách hỗ trợ để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý làng nghề, nghệ nhân, thợ giỏi.

Từ thực tế trên cho thấy, việc nâng cao tay nghề và đào tạo các lớp thợ giỏi để chuẩn bị tốt nguồn lực lao động nông thôn là việc làm cần thiết nhằm góp phần quan trọng hỗ trợ các hộ sản xuất, doanh nghiệp làng nghề tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhận thức rõ điều đó, UBND tỉnh đã ban hành Đề án đào tạo nghề cho người lao động gắn với giải quyết việc làm và phát triển tiểu thủ công nghiệp (TTCN) - làng nghề giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó yêu cầu các tổ chức tài chính, tín dụng và hệ thống ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làng nghề tiếp cận được vốn vay, nhất là vốn vay ưu đãi.

Liên quan đến vấn đề phát huy hiệu quả làng nghề mây tre đan nói riêng, cùng với bảo tồn phát triển nghề, làng nghề truyền thống và du nhập nghề mới trên địa bàn nói chung, Liên minh HTX tỉnh sẽ phối hợp với các ngành, địa phương triển khai các giải pháp đồng bộ như: Đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động; quy hoạch vùng nguyên liệu, hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ; chú trọng đến chất lượng, mẫu mã, nhãn mác; đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ; chú trọng vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm…

Cùng với đó, tăng cường vai trò của chính quyền địa phương trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển TTCN và xây dựng làng nghề; xây dựng các cụm, khu TTCN, làng nghề ở các huyện, thành, thị. Trong đó, đưa chỉ tiêu phát triển làng nghề vào kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương; phát triển quy mô sản xuất, kinh doanh, phát triển ngành nghề mới, sản phẩm mới; phát triển làng nghề gắn với du lịch để phát triển sản phẩm TTCN …

Mục tiêu đề ra là phấn đấu từ nay đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành nghề đạt 15%/năm, chiếm tỉ trọng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh; giải quyết việc làm cho 250.000 lao động; phấn đấu mỗi năm phát triển từ 5 - 7 làng nghề, nâng tổng số làng nghề đến năm 2020 đạt 180 - 200 làng nghề.

.

Thùy Dương

.