Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201806/tai-huyen-con-cuong-bot-xen-tien-ho-tro-nong-dan-797452/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201806/tai-huyen-con-cuong-bot-xen-tien-ho-tro-nong-dan-797452/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tại huyện Con Cuông: 'Bớt xén' tiền hỗ trợ nông dân - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Sáu, 01/06/2018, 15:22 [GMT+7]

Tại huyện Con Cuông: 'Bớt xén' tiền hỗ trợ nông dân

(Congannghean.vn)-Nhằm hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, năm 2014, UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách cho hộ nông dân, trong đó có chính sách hỗ trợ tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả như cam, dứa... Tuy nhiên, quá trình triển khai, tổ chức thực hiện tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, chính sách này đã bị “biến tướng” trong khảo sát, xét duyệt, thẩm duyệt, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng hưởng thụ và gây dư luận không tốt trong nhân dân.

Xét, duyệt đối tượng không khách quan

1 bộ hồ sơ được lập khống nhằm hợp thức hóa chứng từ
1 bộ hồ sơ được lập khống nhằm hợp thức hóa chứng từ

Cuối tháng 5, phóng viên nhận được phản ánh của nhiều hộ dân trú tại thôn Quyết Tiến, xã Chi Khê, huyện Con Cuông với nội dung: Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ tưới cây trồng cạn trong 2 năm 2016 - 2017 tại địa phương đã thực hiện không đầy đủ quy trình, chưa đúng đối tượng, có biểu hiện lợi ích nhóm; trong đó có trường hợp bà Nguyễn Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Chi Khê đã “phù phép” để người thân nhiều lần được nhận tiền hỗ trợ.

Quá trình tìm hiểu, xác minh tại địa phương cho thấy, năm 2016 - 2017, thực hiện Quyết định 87 ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh về “Một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, trong đó có hỗ trợ công trình tưới cây trồng cạn, UBND huyện Con Cuông đã giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch và các xã hướng dẫn người dân đăng ký, hoàn chỉnh hồ sơ gửi cấp có thẩm quyền xét duyệt để nhận tiền hỗ trợ.

Theo quyết định này, tại Khoản 1, Điều 22 hỗ trợ tưới cho cây công nghiệp (chè, cà phê, mía); cây ăn quả (cam, dứa) và cỏ trồng tập trung quy định: Hỗ trợ 40% giá trị công trình được quyết toán do cấp có thẩm quyền phê duyệt (thiết bị và vật tư) có quy mô 1 ha trở lên làm thức ăn chăn nuôi như: Giếng đào, giếng khoan, máy bơm nhỏ di động, ống tưới PVC hoặc bằng cao su. Tại xã Chi Khê, theo danh sách phê duyệt, năm 2016, toàn xã có 9 hộ, năm 2017 có 14 hộ được nhận tiền hỗ trợ từ chương trình này, mức tiền là 10 triệu đồng/hộ.

Căn cứ các văn bản hướng dẫn, quy trình triển khai là UBND các xã phải có thông báo về các thôn, bản, sau đó trưởng các thôn, bản lại thông báo cho các hộ dân biết để đăng ký danh sách. Hết thời hạn, trưởng các thôn, bản tổng hợp danh sách gửi lên xã để tổ chức đoàn về kiểm tra, nghiệm thu; sau đó Phòng NN&PTNT huyện cùng các phòng nghiệp vụ chuyên môn Sở NN&PTNT tiến hành nghiệm thu phúc tra, chấp nhận kết quả; UBND xã lập hồ sơ trình Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện quyết toán.

Tuy nhiên, theo nhiều hộ dân trú tại thôn Quyết Tiến, trong danh sách do trưởng thôn gửi lên xã có nhiều người không nhận được hỗ trợ, nhưng hộ gia đình ông Nguyễn Văn Bình và vợ là bà Nguyễn Thị Tân (người nhà của bà Nguyễn Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã) lại được “ưu ái” để 2 lần nhận được tiền hỗ trợ cho cùng 1 giếng nước.

Cụ thể, năm 2016, ông Nguyễn Văn Bình đã được nhận 10 triệu đồng tiền hỗ trợ cho giếng tưới cây của gia đình; đến năm 2017, bà Nguyễn Thị Tân lại tiếp tục được nhận 10 triệu đồng từ chính cái giếng mà ông Bình đã nhận tiền trước đó. Cũng ở thôn Quyết Tiến, hộ gia đình gồm ông Nguyễn Văn Kế và anh Nguyễn Bình Minh (ông Kế và anh Minh là 2 cha con trong cùng một hộ gia đình, chưa tách hộ khẩu và hiện tại anh Minh chưa lập gia đình) nhưng lại được hỗ trợ 2 giếng nước, với số tiền 20 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Kế và anh Nguyễn Bình Minh là 1 hộ nhưng được hưởng hỗ trợ 2 giếng
Ông Nguyễn Văn Kế và anh Nguyễn Bình Minh là 1 hộ nhưng được hưởng hỗ trợ 2 giếng

Đáng chú ý, trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện việc khảo sát, xét duyệt tại địa phương đã không thực sự công tâm, khách quan, đảm bảo quyền lợi cho hội viên nông dân. Bởi thực tế trên địa bàn, công trình giếng nước phục vụ tưới tiêu cho cây trồng là có nhiều, song không ít hộ dân đăng ký danh sách, có đủ tiêu chuẩn thì không được nhận hỗ trợ, trong khi lãnh đạo xã lại lập hồ sơ "ưu ái" cho một số người trái quy định, gây bất bình trong quần chúng nhân dân. Xác minh những phản ánh này, phóng viên đã thực tế tại một số hộ gia đình và ghi nhận thông tin có cơ sở.

Quá trình xác minh những phản ánh trên, phóng viên còn tiếp cận được nhiều thông tin liên quan đến sự “khuất tất”, thiếu minh bạch và biểu hiện tư lợi của một số cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ, đó là bớt xén số tiền thực tế được nhận của các hộ dân từ chính sách này. Cụ thể, khi quyết toán hồ sơ, chi trả tiền hỗ trợ cho hộ nông dân, cán bộ chuyên môn huyện, xã đã “khấu trừ” chi phí để hoàn thiện thủ tục cũng như kinh phí đi lại… dẫn đến số tiền mà các hộ dân được hưởng bị cắt giảm từ 1,5 - 2 triệu đồng.

“Xã, huyện nhận sai”

Để làm rõ những thông tin trên, sau khi thực tế tại địa bàn phản ánh ở thôn Quyết Tiến, phóng viên đã làm việc với chính quyền xã Chi Khê. Ông Lô Hồng Minh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Về vấn đề này, địa phương đã nắm được, xã đã giao cho đồng chí Nguyễn Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách và đã có báo cáo. Qua nắm bắt thấy có những vấn đề không đúng quy trình, nhất là không công khai, giám sát chặt chẽ dưới thôn, bản và dư luận về “xã trích tiền của dân để chiết khấu làm thủ tục”.

Giải trình trước những vấn đề người dân phản ánh, bà Phan Thị Thanh Việt, công chức Địa chính - Nông nghiệp và bà Nguyễn Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã trả lời: Những phản ánh trên từ người dân đã được xã tiếp nhận, giải quyết và có báo cáo đến 13 thôn, bản. Xã cũng thừa nhận, trong quá trình triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân theo Quyết định 87/2014 của UBND còn phát sinh những bất cập, tồn tại.

“Theo quy định thì diện tích hộ nông dân được hưởng hỗ trợ tưới nước cây trồng cạn phải đảm bảo yêu cầu là hộ nông dân của xã hoặc có diện tích trồng cây có múi, đồng thời diện tích tối thiểu là 1 ha. Tuy nhiên, trên địa bàn khó hộ nào đạt tiêu chí này nên xã đã vận dụng vào thực tế địa phương để đảm bảo quy định. Còn việc dân đóng 1 triệu đồng để xã mua hoá đơn 10% thực chất là lập khống để hợp thức hóa hóa đơn khi người dân thuê khoan giếng và mua các thiết bị đi kèm. Vì thực ra người dân không biết nên phải nhờ xã trực tiếp làm các thủ tục”.

Sau khi tiếp nhận phản ánh của phóng viên, ông Lô Văn Thao, Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông cho biết, ghi nhận thông tin sự việc và hứa sẽ giao UBND xã Chi Khê, Phòng NN&PTNT huyện báo cáo sự việc, sẽ cho rà soát lại toàn bộ quá trình triển khai chương trình trên địa bàn huyện. Quan điểm của huyện là sẽ xử lý theo đúng quy định sau khi UBND huyện lập tổ xác minh và có kết luận.

Bà Phan Thị Thanh Việt, người trực tiếp tham mưu và hoàn thiện thủ tục cũng thừa nhận, “có việc người dân trích lại 1,5 triệu đồng bao gồm 1 triệu đồng tiền mua hóa đơn giá trị gia tăng (VAT), còn 500.000 đồng còn lại là người dân thống nhất sau khi chi trả để cán bộ huyện đi giao dịch, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục ở tỉnh. Người dân thực nhận là 8,5 triệu đồng, tuy nhiên, trong hồ sơ quyết toán nhận tiền thì các hộ dân vẫn phải ký nhận đủ 10 triệu đồng. Tất cả hồ sơ đều phải có hóa đơn đầy đủ sau khi hoàn thiện”.

Riêng nội dung phản ánh có “lợi ích nhóm” trong khi xét, duyệt hồ sơ cho hộ ông Nguyễn Văn Kế cùng con trai là anh Nguyễn Bình Minh chưa lập gia đình, chưa tách hộ khẩu riêng mà vẫn là thành viên trong hộ khẩu gia đình ông. Hộ này có 2 vườn trồng cam, với diện tích khoảng 1,4 ha. Đối chiếu theo quy định thì chỉ được hỗ trợ 1 giếng nhưng thực tế hộ này được nhận hỗ trợ 20 triệu đồng (tiền thực nhận là 17 triệu đồng/2 giếng), theo bà Thắng phân trần là do “linh động”. Còn trường hợp vợ chồng ông Nguyễn Văn Bình và bà Nguyễn Thị Tân lại được lập danh sách 2 lần nhận tiền hỗ trợ cho cùng 1 giếng tưới nước, bà Thắng cho biết là do “nhầm lẫn trong lúc đánh máy”.

Tuy nhiên, khi phóng viên đưa ra bản danh sách các hộ dân thôn Quyết Tiến (có chữ ký của trưởng thôn) đăng ký giếng tưới cây gửi lên xã không hề có tên bà Nguyễn Thị Tân thì lúc này bà Thắng mới thừa nhận mình sai và xin rút kinh nghiệm. Cũng theo bà Thắng, sau khi có ý kiến của người dân về trường hợp bà Tân, xã đã chuyển tiền hỗ trợ của bà Tân sang cho bà Dung (em dâu bà Tân), nhưng trong hồ sơ, sổ sách quyết toán thì vẫn để tên bà này(?!).

Liên quan đến thông tin cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Con Cuông có thu 500.000 đồng/hộ để lo thủ tục, giấy tờ giao dịch trong quá trình quyết toán hồ sơ, trước sự chứng kiến của ông Trần Thanh Bình, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện, ông Lê Hồng Nam, chuyên viên đã thừa nhận là người được Phòng giao nhiệm vụ trực tiếp phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch và xã Chi Khê thẩm định hồ sơ và có thu “phí” các hộ dân. “Tôi có nhận của mỗi hộ dân được hỗ trợ giếng tưới cây để chi vào các việc giao dịch tại huyện cũng như chi phí cùng các cán bộ chuyên môn của Sở NN&PTNT, Sở Tài chính trong việc xét duyệt, quyết toán.…”, ông Nam giải thích.

Cũng theo thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Con Cuông, từ năm 2015 - 2017, trên địa bàn huyện đã thực hiện chương trình hỗ trợ giếng tưới cây cho các xã Yên Khê, Chi Khê, Thạch Ngàn, Bồng Khê, Môn Sơn, Lục Dạ với hàng chục hộ dân. Năm 2015, toàn huyện có 9 hộ, năm 2016 có 29 hộ và năm 2017 có 25 hộ, trong đó xã Chi Khê có 14 hộ.

.

Xuân Thống

.