Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201710/ha-tinh-khai-man-ho-so-de-nhan-tien-boi-thuong-thiet-hai-moi-truong-bien-761032/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201710/ha-tinh-khai-man-ho-so-de-nhan-tien-boi-thuong-thiet-hai-moi-truong-bien-761032/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Khai man hồ sơ để nhận tiền bồi thường thiệt hại môi trường biển - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Hai, 09/10/2017, 10:57 [GMT+7]
Hà Tĩnh

Khai man hồ sơ để nhận tiền bồi thường thiệt hại môi trường biển

(Congannghean.vn)-Bằng cách ghi sai ngày tháng trên hóa đơn GTGT nhằm hợp thức hóa hồ sơ, một hộ nuôi trồng thủy sản ở xã Thạch Mỹ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã nhận được hơn 260 triệu đồng tiền bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển năm 2016.

Hồ nuôi tôm mọc đầy rong rêu của bà Lê Thị Hương
Hồ nuôi tôm mọc đầy rong rêu của bà Lê Thị Hương.

Thực hiện các quyết định của Chính phủ, công văn bộ ngành và hướng dẫn của địa phương, xã Thạch Mỹ có 7 hộ nuôi trồng thủy sản ở thôn Liên Giang được kê khai thiệt hại do sự cố môi trường biển năm 2016. Tuy nhiên trong quá trình kê khai, một số hộ dân đã cố tình làm sai lệch nhiều nội dung trong hồ sơ để nhận tiền bồi thường. Tuy nhiên, việc làm sai lệch hồ sơ này không bị cán bộ địa phương phát hiện và sau đó dễ dàng qua mặt hội đồng đánh giá, thẩm định.

Theo hướng dẫn, nếu hộ nuôi thủy sản có hóa đơn chứng từ, giấy tờ liên quan đến mua bán con giống thì căn cứ vào đó để kê khai. Tất cả hóa đơn, chứng từ, giấy tờ liên quan phải nằm trong thời gian xảy ra sự cố môi trường, từ 30/8/2016 trở về trước. Còn nếu không có hóa đơn chứng từ thì tổ xác định thiệt hại của thôn xóm có trách nhiệm rà soát, kiểm tra và chịu trách nhiệm việc xác nhận vào kê khai của hộ nuôi. Chính vì căn cứ vào yêu cầu trên, một số hộ đã tìm cách sử dụng hóa đơn GTGT ghi sai ngày tháng để hợp thức hóa hồ sơ kê khai thiệt hại.

Về trình tự xét duyệt hồ sơ. Các hộ bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển kê khai thiệt hại, sau đó thông qua tổ rà soát thôn xóm thống nhất, hồ sơ được chuyển lên hội đồng thẩm định cấp xã để kiểm tra rồi chuyển lên hội đồng thẩm định của huyện và tỉnh. Có thể nói đây là một quy trình rất chặt chẽ, công khai, minh bạch. Bởi vậy, việc để lọt những trường hợp khai man hồ sơ là điều khiến dư luận hết sức khó hiểu. Đặc biệt, ngay trong quá trình đang thẩm định đã có đơn thư phản ánh nhưng vẫn không được các cấp thẩm quyền xem xét vì cho rằng đó là đơn thư nặc danh.

Để làm rõ tính thiếu trung thực, chính xác trong quá trình kê khai thiệt hại, chúng tôi đề nghị được xem hồ sơ lưu tại UBND xã Thạch Mỹ của hộ bà Lê Thị Hương. Theo đó, trong hồ sơ này không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan chức năng. Đây là một loại giấy tờ rất quan trọng, bởi ngoài việc con giống đã được kiểm dịch không có bệnh thì trong văn bản ghi rất rõ ngày tháng cấp giấy, tên người bán hàng, người nhận hàng, nơi đi, nơi đến. Nghĩa là chứng minh được chuyện mua bán là có thật.

Hóa đơn GTGT ghi sai ngày để hợp thức hóa hồ sơ.
Hóa đơn GTGT ghi sai ngày để hợp thức hóa hồ sơ.

Đặc biệt, trong hồ sơ này có hai hóa đơn GTGT mua bán tôm giống do hợp tác xã NTTS Tuấn Linh, có địa chỉ tại khu phố Hưng hòa, thị trấn Kỳ anh, tỉnh Hà Tĩnh xuất. Hóa đơn GTGT thứ nhất có số 0000077, ghi ngày xuất 09/4/2016. Hóa đơn thứ hai có số 0000068, ghi ngày xuất 17/5/2016. Hai hóa đơn cùng tên người mua hàng Lê Thị Hương, xã Thạch Mỹ với số lượng với số lượng 40 vạn con tôm giống. Qua quan sát bằng mắt thường cũng có thể thấy phần ghi ngày tháng xuất hóa đơn có nét chữ khác với nội dung còn lại.

Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi đã làm việc và đề nghị Chi cục thuế thị xã Kỳ Anh xác minh hai tờ hóa đơn GTGT trên. Kết quả kiểm tra cho thấy cả liên 1 và liên 3 của hóa đơn thứ nhất cùng nội dung với liên giao cho khách hàng nhưng ghi ngày 15/10/2016. Hóa đơn thứ hai cũng có cùng nội dung như liên giao khách hàng nhưng liên 1 và liên 3 ghi ngày 03/10/2016, nghĩa là sau từ 4- 6 tháng so với hóa đơn trong hồ sơ.

Lý giải về vấn đề này, một cán bộ Chi cục Thuế thị xã Kỳ Anh cho biết, phần ghi sai thường nằm ở liên giao cho khách hàng và cũng do yêu cầu của khách hàng. Riêng liên lưu trữ và báo cáo thuế thì không thể ghi sai bởi sẽ bị cán bộ thuế kiểm tra phát hiện và xử lý. Theo thông tin chúng tôi nắm qua các hộ nuôi tôm ở xã Thạch Mỹ, nếu nuôi tôm thâm canh thì một năm có thể nuôi được 3 vụ, gồm 2 vụ chính từ tháng 3 đến tháng 9 và một vụ phụ từ tháng 10 trở đi. Trong năm 2016 tuy có ảnh hưởng của sự cố môi trường nhiều hộ vẫn nuôi 3 vu nhưng số lượng tôm giống thả rất ít. Vì vậy, đây rất có thể là một vụ mua bán hóa đơn GTGT bất hợp pháp.

Văn bản xác minh hóa đơn GTGT của bà Lê Thị Hương
Văn bản xác minh hóa đơn GTGT của bà Lê Thị Hương.

Không chỉ “làm xiếc” với hóa đơn, chứng từ, trong hồ sơ, hộ gia đình này còn kê khai nuôi tôm thâm canh để được bồi thường với mức cao hơn rất nhiều thay vì thực tế theo người dân phản ánh chỉ nuôi quảng canh. Bởi nếu nuôi thâm canh thì phải thực hiện theo một quy trình kỹ thuật rất chặt chẽ. Ngoài việc ao hồ thải đảm bảo đủ diện tích, bờ bao phải chắc chắn, hệ thống cống lấy nước và thoát nước đảm bảo theo yêu cầu thì phải có hệ thống điện và các dàn máy sục khí. Tuy nhiên, qua quan sát tại hiện trường, hệ thống ao hồ của hai hộ này không cho thấy các dấu hiệu của việc nuôi công nghiệp.

Bất luận với lý do gì thì việc dùng hóa đơn GTGT ghi sai ngày tháng để hợp thức hóa hồ sơ cũng là việc làm gian dối. Vì vậy, đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ.

.

Trung Thông

.