Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201704/dam-bao-an-toan-thuc-pham-phai-xuat-phat-tu-goc-731293/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201704/dam-bao-an-toan-thuc-pham-phai-xuat-phat-tu-goc-731293/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Đảm bảo an toàn thực phẩm: Phải xuất phát từ gốc - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 06/04/2017, 08:07 [GMT+7]

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Phải xuất phát từ gốc

(Congannghean.vn)-Hành động để người dân được sử dụng thực phẩm sạch, an toàn là yêu cầu, nhiệm vụ và là thách thức không nhỏ của các cấp quản lý cũng như của toàn xã hội. Mặc dù Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện như ban hành đầy đủ các văn bản quy định của pháp luật; tuyên truyền, chỉ đạo và tổ chức kiểm tra liên tục và rộng rãi nhưng nhiều vụ việc vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn liên tiếp được phát hiện.

Mô hình trồng nấm an toàn trên địa bàn TP Vinh
Mô hình trồng nấm an toàn trên địa bàn TP Vinh

Theo số liệu thống kê của Công an Nghệ An, trong quý I/2017 (từ 16/12/2016 - 15/3/2017), Công an các đơn vị, địa phương đã thu giữ gần 19 tấn sản phẩm động vật, thực phẩm bẩn, vi phạm ATVSTP và nhiều hàng hóa nhập lậu. Còn trong năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nghệ An đã xử phạt 194 cơ sở vi phạm ATTP với số tiền gần 600 triệu đồng.

Các lỗi vi phạm chủ yếu là không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, không đủ điều kiện kinh doanh, hoặc kinh doanh thuốc không đạt chất lượng, quá hạn sử dụng. Trong quá trình sản xuất, chế biến, nhiều đơn vị không tuân thủ quy trình đúng theo quy định. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt rau, củ, quả như thói quen của nhiều người đang tạo ra mối lo cho sức khoẻ cộng đồng.

Trước thực trạng trên, yêu cầu quản lý chặt chẽ tất cả các khâu trong quá trình sản xuất là giải pháp tích cực để đảm bảo ATTP cho các sản phẩm nông sản nói riêng, thực phẩm nói chung. Để làm được điều này, công tác quản lý chất lượng thực phẩm phải được thực hiện theo chuỗi, tức là quản lý từ khâu sản xuất đến lưu thông, sơ chế, chế biến thực phẩm, đóng gói để chuyển đến tay người tiêu dùng. Theo đó, muốn nông sản sạch đến tay người tiêu dùng thì yêu cầu bức thiết là phải phổ biến kiến thức khoa học trong trồng trọt, chăn nuôi, giúp nông dân ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, nuôi trồng thực phẩm an toàn.

Có thể thấy rõ, muốn đảm bảo ATVSTP phải xuất phát từ gốc, từ chính người sản xuất, chế biến, bảo quản thực phẩm. Đây là khâu đầu tiên, thiết yếu và quan trọng nhất trong mục tiêu “sạch từ trang trại đến bàn ăn”. Vì thế, các đơn vị quản lý cần chủ động khuyến khích liên kết giữa sản xuất và phân phối; hỗ trợ cơ sở áp dụng GAP/HACCP và các hệ thống quản lý ATTP tiên tiến khác, tăng cường truyền thông, giáo dục ý thức trách nhiệm về ATTP cho cơ sở sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và cơ quan thực thi kiểm soát; khuyến khích đàm phán ký kết công nhận lẫn nhau hệ thống kiểm soát ATTP; tăng cường năng lực, nguồn lực cho quản lý, đảm bảo ATTP. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã ý thức việc hình thành chuỗi thực phẩm sạch để chiếm lĩnh thị trường.

Theo ông Lê Anh Tường, Trưởng phòng Quản lý chất lượng nông - lâm - thủy sản và muối, Sở NN&PTNT Nghệ An, trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, các đơn vị đã rất quan tâm chú trọng phát triển những mô hình thực phẩm sạch, an toàn. Đặc biệt, từ năm 2015 - 2016, các mô hình thực phẩm an toàn đăng ký sản xuất theo VietGap ngày càng nhiều. Hiện, Nghệ An đã có 21 cơ sở áp dụng hỗ trợ quản lý chất lượng tiên tiến, đa đạng trên nhiều lĩnh vực như nông - lâm - thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi...  Những mô hình này đa phần đều được hỗ trợ kinh phí ban đầu khi triển khai thực hiện.

Tuy nhiên, theo ông Tường, chi phí chấp nhận và tư vấn để xây dựng các mô hình thực phẩm sạch quá cao cũng gây khó cho các doanh nghiệp, cơ sở. Việc duy trì hoạt động cũng không đơn giản khi các yếu tố, quy trình rất khó khăn, trong khi thị trường tiêu thụ chưa có điều kiện mở rộng.

Để truy xuất nguồn gốc thực phẩm, Nhà nước cũng cần đưa ra các chính sách phù hợp, vận động nhiều doanh nghiệp cùng đồng hành, như: Hạn chế việc bán hàng tại các quầy sạp không đủ điều kiện đảm bảo ATTP, bán hàng trên vỉa hè; hình thành bộ tiêu chuẩn tiên tiến để có thể xuất khẩu nhằm cân đối cung - cầu, ổn định thị trường. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm phải xuất phát và chịu trách nhiệm từ nhà sản xuất, người tiêu dùng chỉ kiểm tra khi cần thiết thì sự đồng bộ trong phát triển sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, cộng đồng.

.

Tuệ Trang

.