Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201411/70-my-pham-tren-thi-truong-thuoc-dien-troi-noi-556039/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201411/70-my-pham-tren-thi-truong-thuoc-dien-troi-noi-556039/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
70% mỹ phẩm trên thị trường thuộc diện trôi nổi - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Bảy, 08/11/2014, 15:53 [GMT+7]

70% mỹ phẩm trên thị trường thuộc diện trôi nổi

Theo Đội 4, Phòng CS phòng chống tội phạm về môi trường, Công an TP Hà Nội, có đến khoảng 70% là các loại mỹ phẩm trôi nổi, không nguồn gốc xuất xứ. Tại các chợ trên địa bàn Hà Nội như: chợ Đồng Xuân, hay tại phố Hàng Ngang, Hàng Đào thì số lượng mỹ phẩm trôi nổi lên tới con số 90%. Con số này thực sự đáng lo ngại khi chị em phụ nữ đứng trước thị trường mỹ phẩm khổng lồ như hiện nay.

Chưa bao giờ thị trường mỹ phẩm lại phong phú như hiện nay, và cũng chưa bao giờ số đông chị em phụ nữ chú trọng tới việc sử dụng mỹ phẩm để chăm sóc sắc đẹp như hiện nay. Ở bất kỳ một trung tâm thương mại lớn cho tới các cửa hàng trên phố, các chợ trong khu dân cư đều có thể tìm được các nhãn mỹ phẩm thương hiệu nổi tiếng như: Chanel, Shiseido, Essance, Lovite... Thế nhưng, mới đây, sự kiện đầu tháng 10, Đội 4, Phòng CSMT, Công an TP Hà Nội phát hiện công nghệ sản xuất mỹ phẩm Hàn Quốc ở phố Đê La Thành, Hà Nội đã gây sốc cho các tín đồ mỹ phẩm Hàn Quốc.

Đại úy Vũ Thị Hoàng Yến, Đội phó Đội 4 là người trực tiếp tham gia phá nhiều vụ việc liên quan đến mỹ phẩm giả, mỹ phẩm không nguồn gốc xuất xứ thời gian qua. Nói về thủ đoạn của các đối tượng làm mỹ phẩm giả, Đại úy Yến cho biết: Các đối tượng sản xuất hàng giả kém chất lượng thường thu mua các sản phẩm mỹ phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc với giá rất rẻ chỉ vài chục ngàn đồng để chế ra các loại mỹ phẩm. Trong một số vụ việc đã bị Phòng CSMT phát hiện nhiều đối tượng sản xuất mỹ phẩm rởm khai nhận mua nguyên liệu trôi nổi tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Sau đó, chúng sẽ tập kết hàng tại xưởng và sử dụng “công nghệ” trộn lẫn các loại mỹ phẩm này với nhau để cho ra lò một nhãn hiệu sản phẩm mới, được bán với giá chênh gấp hàng chục lần, từ vài trăm nghìn đồng đến cả tiền triệu lừa người tiêu dùng.

234
Công ty Bách Phương quảng cáo mỹ phẩm Hàn Quốc sản xuất tại… Việt Nam.

Các đối tượng thường tung sản phẩm ra thị trường thông qua các trang rao vặt quảng cáo hoặc các trang mạng xã hội. Họ tự tạo ra các bình luận về sản phẩm mới như rất tốt, rất hiệu quả kèm hình ảnh làn da đã chỉnh sửa “không tì vết” khiến nhiều chị em phụ nữ nhẹ dạ cả tin mắc bẫy và mua theo. Nhiều đối tượng còn tìm đường tiêu thụ các loại sản phẩm kém chất lượng này tại các cơ sở thẩm mỹ cao cấp. Điển hình của thủ đoạn sản xuất mỹ phẩm giả bị Công an Hà Nội khám phá ngày 4-10 vừa qua chính là cơ sở kinh doanh mỹ phẩm của Công ty TNHH Bách Phương tại ngõ 678 Đê La Thành, Hà Nội. Nguyên liệu (gồm vỏ hộp, vỏ lọ, kem) để sản xuất mỹ phẩm giả được chủ cơ sở mua trôi nổi ở các vùng biên như Lạng Sơn, Móng Cái (Quảng Ninh). Sau đó họ vận chuyển về Hà Nội, đóng thành phẩm mang tên Ecolly (Hàn Quốc), rồi quảng cáo trên mạng Internet, mang bán cho các cơ sở chăm sóc sắc đẹp, cửa hàng mỹ phẩm… ở Hà Nội với giá hơn 1 triệu đồng/bộ. Hàng ngàn hộp mỹ phẩm làm trắng da, mỹ phẩm trị nám tàn nhang, kem ngăn ngừa nấm, kem đặc trị mụn có bao bì nhãn mác in chữ nước ngoài với tên gọi là Ecolly đã bị thu giữ. Chủ cơ sở không xuất trình được giấy phép sản xuất mỹ phẩm, không có giấy tờ chứng minh xuất xứ của nguyên liệu dùng để sản xuất mỹ phẩm.

Thực ra, người tiêu dùng luôn thường trực tâm lý e ngại khi mua mỹ phẩm. Bởi hầu hết ai cũng nghi ngờ sự trung thực về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm mỹ phẩm giá bình dân, bán tại các cửa hàng mỹ phẩm trên nhiều tuyến phố, chợ, hay trung tâm thương mại.

Bên trong phố Nguyễn Sơn, quận Long Biên, Hà Nội có một khu dân cư được mệnh danh là thế giới hàng xách tay. Các cửa hàng tại đây hầu hết đều bán các sản phẩm phục vụ tiêu dùng hàng ngày, từ thực phẩm chức năng cho đến quần áo, mỹ phẩm... Tuy nhiên, quá trình tìm hiểu chúng tôi thấy rằng rất nhiều sản phẩm không tem dán đáy và mã code trong khi trên vỏ bìa đều dập mã code. Nhiều chị em sành về hàng hiệu đã khẳng định rất nhiều mặt hàng ở Nguyễn Sơn là hàng xách tay không “bay”. Số lượng không nhỏ các sản phẩm mỹ phẩm ở đây có xuất xứ Trung Quốc trà trộn với mỹ phẩm xách tay thật. Nếu không biết phân biệt, người mua dễ dàng bỏ số tiền lớn để mua hàng kém chất lượng. Trên tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng là một thế giới mỹ phẩm mang tên thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, giá sản phẩm ở đây rất rẻ, nếu khách mua lẻ cũng chỉ trên dưới 100.000đ/thỏi son môi. Nhưng chủ yếu khách đến đây để mua buôn mang về bán ở các tỉnh lân cận. Đại úy Vũ Thị Hoàng Yến khẳng định, có tới 90% mỹ phẩm ở tuyến phố này không rõ nguồn gốc. Hậu quả của việc sử dụng mỹ phẩm giả, chất lượng kém là nghiêm trọng và khó lường. Nhiều chị em phụ nữ phải tìm đến bệnh viện da liễu do dị ứng mỹ phẩm, mắc bệnh về da…

.

Nguồn: anninhthudo.vn