Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201408/5-nam-trien-khai-cuoc-van-dong-nguoi-viet-nam-uu-tien-dung-hang-viet-nam-dung-hang-viet-nam-la-yeu-nuoc-521907/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201408/5-nam-trien-khai-cuoc-van-dong-nguoi-viet-nam-uu-tien-dung-hang-viet-nam-dung-hang-viet-nam-la-yeu-nuoc-521907/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
'Dùng hàng Việt Nam là yêu nước' - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 17/08/2014, 15:03 [GMT+7]
5 năm triển khai cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'

'Dùng hàng Việt Nam là yêu nước'

(Congannghean.vn)-Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" triển khai trên toàn quốc đã bước vào năm thứ 5 (từ ngày 31/7/2009). Thông qua cuộc vận động đã giúp người tiêu dùng có cái nhìn khách quan về hàng Việt, người dân ngày một tin dùng hàng trong nước nhiều hơn, đồng thời góp phần giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiến tới ổn định và phát triển nhiều hơn nữa. Thành công lớn nhất của cuộc vận động đó còn là "dấu ấn" khơi gợi về lòng yêu nước, trí tuệ thời đại, lòng tự tôn dân tộc, từ đó cùng các thành phần kinh tế thúc đẩy sự giàu mạnh, độc lập và tự chủ của đất nước.

Thành công từ những "chợ hàng Việt"

Ngày 12/1/2010, Nghệ An tổ chức triển khai phát động cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" ngay sau khi Ban chỉ đạo cấp tỉnh và Ban vận động được thành lập.

Trong 5 năm qua, bên cạnh chủ động triển khai quán triệt các nội dung cuộc vận động và đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền của các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể, Nghệ An đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp quan trọng như chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện các dự án, công trình ưu tiên mua sắm, sử dụng các sản phẩm do doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh sản xuất; tham mưu cấp ủy, chính quyền ban hành các chủ trương, chính sách khuyến khích các cơ quan Nhà nước ưu tiên các sản phẩm Việt Nam trong mua sắm công; tổ chức xây dựng các hoạt động, chương trình, các hội chợ thương mại để quảng bá hình ảnh, thương hiệu Việt đến người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, nhất là đưa hàng Việt về nông thôn, bình ổn giá thị trường tại các địa phương ở xa, các huyện miền núi, vùng cao...

123
Hàng hóa trong trong nước về nông thôn được nhân dân tin dùng lựa chọn

Từ các hoạt động này đã tạo ra nhiều kết quả nhất định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động. Điều đáng quan tâm, Ban chỉ đạo, Ban vận động của cuộc vận động đã tổ chức sơ kết sau từng năm hoạt động để chỉ ra tồn tại và những bất cập nhằm rút kinh nghiệm, tạo tiền đề tổ chức triển khai những năm tiếp theo.

Sở Công thương với vai trò là thành viên Ban chỉ đạo cuộc vận động đã chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động, triển khai hoạt động cụ thể. Đặc biệt, thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử đã thu hút trên 150 doanh nghiệp đăng ký với trên 15.000 lượt truy cập. Ngành đã chỉ đạo các trung tâm thương mại, các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, Thái Hòa và các huyện ưu tiên trưng bày, buôn bán các sản phẩm được sản xuất trong tỉnh và trong nước, trong đó khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường các hoạt động khuyến mại đối với các sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước.

Điển hình là từ tháng 7/2009 đến nay, Sở Công thương đã tiếp nhận và theo dõi gần 13.000 chương trình khuyến mại với tổng giá trị trên 145 tỉ đồng; cấp phép gần 60 cuộc hội chợ, triển lãm tổ chức ở thành phố Vinh và các huyện, thị với trên 45 gian hàng của các doanh nghiệp trong tỉnh, trên 300 gian hàng ngoài tỉnh  được trưng bày buôn bán, tổ chức lồng ghép vào các hội chợ để giới thiệu hàng hóa, quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân và khuyến khích nhân dân mua sắm hàng Việt.

Chương trình "Đưa hàng Việt về nông thôn" từ năm 2009 đến nay đã được Sở Công thương tổ chức 47 đợt đưa hàng về các huyện Hưng Nguyên, Anh Sơn, Tân Kỳ, Thanh Chương, Đô Lương, Yên Thành, Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tương Dương..., trong đó có 13 đợt theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với nguồn hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia là 670 triệu đồng. Tổng doanh thu từ các Công ty CP đầu tư Hợp tác kinh tế Việt - Lào, chi nhánh Siêu thị Intimex, Công ty TNHH EB Vinh, Công ty CP thủy sản Vạn Phần, Công ty CP Thanh Hà... đem lại trong cuộc vận động đạt gần 35 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, các sở, ban, ngành đã thực hiện cuộc vận động với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và sâu rộng, đem lại hiệu quả cao như Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy với công tác tuyên truyền, phối hợp vận động các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; Sở NN&PTNT với việc khảo sát, điều tra, bình xét các sản phẩm chất lượng tham gia hội chợ triển lãm làng nghề và sản phẩm thủ công nghiệp Việt Nam năm 2011; Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác đăng ký kinh doanh, thủ tục đầu tư; Sở VH,TT&DL phối hợp tổ chức thành công Hội chợ văn hóa ẩm thực du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, tham gia Ngày hội văn hóa ẩm thực Việt Nam tại Hà Nội, góp phần quảng bá hình ảnh, tài năng, trí tuệ con người Nghệ An; Sở Tài chính phối hợp chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn cơ quan, đơn vị Nhà nước ưu tiên dùng hàng Việt trong mua sắm tài sản; Mặt trận Tổ quốc tỉnh phối hợp các ngành và Công ty Rồng Vàng Việt Nam giới thiệu thương hiệu hàng Việt đến các huyện, thành, thị; các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và các cơ quan truyền thông... đã tuyên truyền, tập hợp cán bộ, hội viên và gia đình gương mẫu tham gia lựa chọn sử dụng hàng Việt...

Hiệu quả kép

Kể từ khi triển khai cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân cũng đã nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trước người tiêu dùng. Với hàng hóa trong nước sản xuất đảm bảo chất lượng về an toàn vệ sinh thực phẩm, khiến người tiêu dùng an tâm; đa dạng về chủng loại, hình thức, mẫu mã và phù hợp giá thành người tiêu dùng, trong đó đáp ứng đối tượng số đông là người lao động; đáng chú ý là các mặt hàng thuộc diện bình ổn thị trường hoàn toàn được sản xuất trong nước.

123
Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” do Sở Công thương và Công ty HTKT Việt Lào phối hợp tổ chức

Nhìn chung, so với các địa phương và một số tỉnh, thành lớn, mặc dù cuộc vận động chưa thực sự lớn mạnh, tiên phong nhưng cũng đã trở thành một phong trào trong mọi tầng lớp nhân dân với thông điệp "Dùng hàng Việt chính là yêu nước Việt". Để tri ân với khách hàng là người tiêu dùng, đội ngũ doanh nhân là chủ nhân của các doanh nghiệp đã không ngừng nỗ lực cải tiến sản phẩm, còn các ngành chức năng cũng đã chủ động tập trung công tác quản lý, kiểm soát thị trường đảm bảo các mặt hàng khi tung ra thị trường.

Ngành Công thương đã chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tăng cường điều tra, khảo sát, ngăn chặn các hành vi buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để hàng Việt Nam có thị trường đến tay người tiêu dùng. Ngoài ra, còn tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo các trung tâm thương mại, siêu thị ưu tiên trưng bày và bán các sản phẩm hàng hóa được sản xuất trong nước, tạo sự chú ý của hàng Việt với khách hàng.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Huy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng Ban vận động tỉnh cho biết: Trong 5 năm tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", các tổ chức cơ sở Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị và đại bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân đã nắm bắt khá rõ ràng mục đích, ý nghĩa cuộc vận động, đồng thời rất đồng tình với chủ trương của Trung ương, cách làm của Ban chỉ đạo Trung ương và tỉnh, từ đó nhận được sự hưởng ứng của hầu hết các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động (2009 -  2014) tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả đạt được cùng những hạn chế qua 5 năm triển khai cuộc vận động theo Thông báo Kết luận số 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị, chỉ đạo của BCĐ Trung ương và Thường trực Tỉnh ủy, qua đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo, nhằm tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ hơn, khơi dậy lòng yêu nước thông qua dùng hàng hóa nội địa trong các tầng lớp nhân dân.

"Dư luận xã hội cho rằng, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là cuộc vận động mang nhiều ý nghĩa, vừa thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người dân; vừa khẳng định vai trò, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời thể hiện sự đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong việc điều chỉnh các giải pháp kích cầu để góp phần định hướng, thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển trong bối cảnh suy thoái kinh tế đang diễn ra trên diện rộng như hiện nay" - Ông Nguyễn Văn Huy cho biết thêm.

.

Xuân Thống

.