Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201403/truong-trung-cap-nghe-ha-tinh-sai-pham-trong-su-dung-thiet-bi-tu-nguon-von-oda-466937/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201403/truong-trung-cap-nghe-ha-tinh-sai-pham-trong-su-dung-thiet-bi-tu-nguon-von-oda-466937/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Sai phạm trong sử dụng thiết bị từ nguồn vốn ODA - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Năm, 27/03/2014, 13:54 [GMT+7]
Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh

Sai phạm trong sử dụng thiết bị từ nguồn vốn ODA

(Congannghean.vn)-Năm 2011, trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh được cung cấp lô thiết bị phục vụ công tác giảng dạy từ nguồn vốn ODA, với tổng giá trị 2,9 triệu USD (tương đương 60 tỉ đồng). Thế nhưng, trong quá trình đưa vào sử dụng, nhà trường đã “bớt” ra một số thiết bị để đem cho thuê kinh doanh nhằm thu tiền trái phép.

Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh (có địa chỉ 454, Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) được thành lập năm 2006 với chức năng dạy nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động. Trường là một trong những đơn vị trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cuối năm 2011, Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh được cấp một lô thiết bị từ nguồn vốn ODA.

Theo danh mục các thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề được cấp có rất nhiều máy móc hiện đại, giá thành cao như: Máy xúc bánh lốp, máy xúc bánh xích, máy lu, máy san, thiết bị cân chỉnh hệ thống nhiên liệu động cơ diezel COMMON RALL, máy tiện vạn năng, xe ôtô, xe đầu kéo, xe chở xăng... Trong đó có những thiết bị được cấp với giá rất cao như máy xúc bánh lốp, gầu 0,51 m3, giá 173.612 USD, xe đầu kéo giá 164.324 USD...  Tuy nhiên, điều đáng tiếc là một trong những thiết bị này hiện nhà trường không cho học sinh học mà đưa cho thuê để thu tiền trái phép.

Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi tìm đến một cơ sở cân chỉnh sửa chữa điện ôtô, máy công trình và hàn tiện nằm trên Quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Kỳ Long, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Phía bên ngoài cơ sở này có bảng hiệu ghi: Văn phòng đại diện - Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh. Tuy nhiên, quan sát bên trong thấy có hai máy, gồm một máy cân chỉnh hệ thống nhiên liệu động cơ Diezen COMMON RALL và một máy tiện vạn năng. Đây là những thiết bị mà theo như lời kỹ sư Nguyễn Duy Bình - chủ tiệm, đều là của Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh, được nhập từ nguồn vốn ODA, rất hiện đại và đắt tiền.

Những chiếc máy đắt tiền được cấp từ nguồn vốn ODA đều được nhà trường đem cho thuê
Những chiếc máy đắt tiền được cấp từ nguồn vốn ODA đều được nhà trường đem cho thuê

Qua trao đổi, kỹ sư Bình cho biết, mình không phải là cán bộ của Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh. Còn hai máy này là do anh thuê của nhà trường đưa vào đây làm. Ngoài tiền thuê ki-ốt hàng tháng, mỗi năm anh phải trả tiền thuê hai chiếc máy trên cho nhà trường với số tiền 140 triệu đồng.

Không chỉ hai thiết bị trên mà rất nhiều loại máy móc phục vụ công tác giảng dạy khác, được nhập từ nguồn vốn ODA cũng được nhà trường cho thuê để lấy tiền. Trong vai cán bộ một công ty xây dựng đang cần máy thi công công trình, chúng tôi được nhân viên bảo vệ Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh hướng dẫn đến gặp thầy giáo Hoàng Đức Thị - Trưởng khoa Máy thi công - Nâng chuyển. Khi biết khách hàng đang có nhu cầu thuê một số loại máy để “đẩy nhanh tiến độ thi công”, thầy Thị vừa dẫn chúng tôi đi “xem hàng” và PR: Ở đây có rất nhiều loại máy, từ máy xúc, máy san, máy lu... nếu các anh cần máy xúc thì có chiếc này, một chiếc đang đi làm ở Hương Khê (huyện Hương Khê - Hà Tĩnh).

Khi hỏi đến giá cả, hình thức hợp đồng, thầy Thị cho biết, nếu làm theo tháng thì mỗi tháng 30 triệu đồng, còn làm theo ngày thì tính ca, mỗi ca 2,5 triệu đồng, phía nhà trường có lái máy đi theo. Về phần hợp đồng thuê máy, phía thuê yêu cầu thì làm, còn không thì thôi, phía nhà trường không cần.

Theo tìm hiểu được biết, tất cả số máy móc thiết bị từ nguồn vốn ODA trên được cấp về nhằm mục đích đào tạo nghề cho học sinh. Như vậy, việc nhà trường cho thuê là trái với mục đích sử dụng cũng như những cam kết với nhà tài trợ. Đáng nói hơn, số tiền thu được từ việc cho thuê mà không cần hợp đồng này sẽ nằm ở đâu hay lại “chảy” vào túi cá nhân? Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh cần làm rõ và có những chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trên.

.

Trung Thông - Bùi Trung