Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201402/can-chu-trong-den-chat-luong-ben-vung-lau-dai-454142/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//kinh-te-xa-hoi/201402/can-chu-trong-den-chat-luong-ben-vung-lau-dai-454142/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cần chú trọng đến chất lượng, bền vững, lâu dài - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 23/02/2014, 09:06 [GMT+7]

Cần chú trọng đến chất lượng, bền vững, lâu dài

(Congannghean.vn)-Lâu nay, trong các hoạt động hỗ trợ người nghèo, phần lớn doanh nghiệp, nhà hảo tâm thường hay giúp đỡ cụ thể bằng vật chất như: tiền, gạo, thực phẩm... Những tấm lòng san sẻ ấy rất quý báu, giúp người khó khăn kịp thời vượt qua đói rét. Vấn đề đặt ra là, khi ăn hết thực phẩm, xài hết tiền thì người nghèo lại hoàn nghèo, vẫn phải tiếp tục nhờ vào sự giúp đỡ. Từ thực tế đó, công tác xóa nghèo ở vùng đồng bào DTTS sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức mới.
 
Cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, trong những năm qua, toàn tỉnh đã tập trung các nguồn lực giúp đỡ hàng nghìn hộ nghèo xoá nhà dột nát. Đồng thời, phát huy có hiệu quả phong trào “tương thân, tương ái” giúp nhiều hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh xuống còn 3,8%. Tuy nhiên, các xã có đông hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu vẫn ở vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, điều kiện phát triển không thuận lợi; việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp còn chậm, chưa bền vững. Một bộ phận nhân dân và cán bộ xã, bản còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Có nơi chưa thực sự mặn mà với việc chăm lo, giúp đỡ người nghèo và thực hiện an sinh xã hội. Công tác hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc cơ sở chưa thường xuyên; khâu tuyên truyền, tổ chức vận động, hưởng ứng ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” ở một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chưa sâu rộng, kết quả còn hạn chế. Do thiếu nguồn lực nên vẫn nặng về hỗ trợ, cho người nghèo “con cá” mà chưa cho “cần câu” và hướng dẫn “cách câu cá” nên còn tình trạng dự án hỗ trợ vừa qua, cái nghèo đã rình rập trở lại...
 
Cần hỗ trợ vùng miền núi, dân tộc bằng cách phát triển kinh tế bền vững, dài lâu để người dân thoát nghèo - Ảnh minh họa
Cần hỗ trợ vùng miền núi, dân tộc bằng cách phát triển kinh tế bền vững, dài lâu để người dân thoát nghèo - Ảnh minh họa
 
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, đối tượng nghèo đa số rơi vào những hộ không đất đai, không nghề nghiệp, con đông, gia đình có người bị bệnh hiểm nghèo…Thời gian qua, các ngành chức năng phối hợp cùng Ngân hàng chính sách xã hội nỗ lực hỗ trợ vốn giúp người dân làm ăn thoát nghèo. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thiên tai, sản xuất gặp khó khăn khiến các hộ nghèo ở miền núi có nguy cơ tái nghèo. Là người trực tiếp tiếp xúc với dân thường xuyên, ông Lô Đình Núi - Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp, huyện Tương Dương đề xuất: “Lâu nay, chúng ta thường đầu tư vốn để xóa nghèo theo kiểu dàn trải từ 5 - 10 triệu đồng/hộ. Số tiền này khá ít ỏi nên người nghèo không thể sử dụng vào sản xuất được, cuối cùng nghèo vẫn hoàn nghèo. Tới đây cần thay đổi cách làm, nên chọn số hộ ít lại và tăng suất đầu tư cao lên, kèm hướng dẫn cho dân mô hình làm ăn cụ thể. Khi họ xóa được nghèo thì mới chuyển nguồn vốn cho hộ khác”.
 
Cũng từ kinh nghiệm thực tiễn, Chủ tịch xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn Cụt Phò Dương dẫn chứng: “Là xã nghèo, nên có các dự án đầu tư hỗ trợ kinh tế. Tuy nhiên, các dự án vào xã cũng chủ yếu “thành công” ở hợp phần hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho xã còn lại các hợp phần về hỗ trợ người dân phát triển sản xuất nhìn chung chưa đem lại hiệu quả. Chúng tôi cũng đã đi nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm nhiều loại cây trồng như keo lai nhưng do không phù hợp với điều kiện khí hậu nên không duy trì được”.
 
Theo ông Nguyễn Thanh Phùng - Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và xã hội: Quan điểm của tỉnh là không xóa nghèo chạy theo thành tích, hay đặt chỉ tiêu mỗi năm giảm hộ nghèo bao nhiêu %… Công tác xóa nghèo hiện nay cần đi vào thực chất, chú trọng đến chất lượng, bền vững, lâu dài. Để giúp người nghèo giảm nghèo bền vững, không chỉ có tấm lòng nhân ái mà còn cần những việc làm cụ thể. Trước hết, các cấp, các ngành, địa phương cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo phù hợp với KT-XH của địa phương; tăng vốn đầu tư và chủ động khai thác tối đa các nguồn lực cho công tác giảm nghèo; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo... Đồng thời, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, ứng dụng KH-KT vào thâm canh tăng năng suất, nâng cao giá trị thu nhập. Hoàn thiện các chính sách giúp các huyện nghèo, xã nghèo và vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển đồng bộ gắn với xây dựng nông thôn mới. Ưu tiên nhóm hộ thiếu đất sản xuất, thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất, kinh doanh. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo.
.

Trường Khuyên