|
Cầu Helix, Singapore: Cây cầu độc đáo bắc ngang dòng sông Singapore được thiết kế giống như một chuỗi ADN. Vận hành năm 2010, cây cầu này được làm chủ yếu từ thép và được trang trí vào buổi tối bằng những dài đèn LED đầy màu sắc. |
|
Cầu Chengyang, Trung Quốc: Còn có tên gọi là "cây cầu mưa gió", cầu Chengyang nằm ở tỉnh Quảng Tây và bắc qua sông Linxi. Cây cầu tuyệt đẹp này được xây dựng năm 1916 với những nét kiến trúc truyền thống của Trung Quốc ẩn hiện giữa núi đồi và những thửa ruộng yên bình. |
|
Cầu Rolling, Anh: Nằm ở khu Paddington Basin tại London, người ta chỉ biết đây là một cây cầu khi khối kim loại hình bát giác này "duỗi" thẳng ra. Công trình thú vị này được Thomas Heatherwick thiết kế và hoàn thành năm 2004. |
|
Cầu Gateshead Millennium, Anh: Hoàn thành năm 2002, cầu Gateshead Millennium là một trong những cây cầu cong độc đáo trên thế giới. Cây cầu này có thể uốn cong theo hai chiều khác nhau để vừa trở thành một cây cầu đi bộ, vừa tạo không gian cho thuyền bè đi qua. Cầu Gateshead Millennium cũng giành được nhiều giải thưởng và kiến trúc và còn có tên gọi là "cầu nháy mắt" bởi sự linh hoạt tuyệt vời của nó. |
|
Cầu Stari Most, Bosnia: Stari Most được cho là xây dựng vào năm 1566 và tồn tại qua thời gian cho đến khi nó bị phá hủy năm 1993 khi chiến tranh Bosnia nổ ra. Tuy nhiên, cây cầu từ thế kỷ 16 này đã được xây dựng lại và đi vào hoạt động năm 2004. |
|
Cầu Akashi-Kaikyō, Nhật Bản: Đây là một trong những công trình vĩ đại nhất ở Nhật Bản. Đi vào hoạt động năm 1998, cầu Akashi-Kaikyō mất 12 năm xây dựng. Chiều dài các dây cáp của cây cầu lên tới 300.000 km, đủ để quấn 7,5 vòng quanh Trái Đất. |
|
Cầu Slauerhoffbrug, Hà Lan: Bởi có rất nhiều những con kênh ở Hà Lan nên giao thông đường thủy ở đây rất tấp nập. Quốc gia này cần có một cây cầu có thể nhanh chóng nâng lên hạ xuống để đảm bảo cả giao thông đường thủy và đường bộ. Đó là lý do cầu Slauerhoffbrug được xây dựng năm 2000 từ sắt và thép. Mỗi ngày cây cầu này nâng lên hạ xuống 10 lần nhờ hệ thống thủy lực. |
|
Cầu Henderson Waves, Singapore: Thiết kế của cây cầu này trông giống như những dải sóng, nối hai công viên của Singapore là Mount Faber Telok Blangah Hill với nhau. Từ đây, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên từ trên cao của khu vực này. Buối tối, cây cầu được thắp sáng một cách đầy nghệ thuật. |
|
Cầu Siduhe, Trung Quốc: Đi vào hoạt động năm 2009, Siduhe là cây cầu cao nhất thế giới và có lẽ cũng là cây cầu đáng sợ nhất với những người sợ độ cao. Cầu Siduhe được xây dựng ở độ cao gần 500 mét so với mặt đất, cao hơn cả tượng Nữ thần Tự do, tháp Eiffel, kim tự tháp Giza và tháp Big Ben. |
|
Cầu Moses, Hà Lan: Cây cầu này chia dòng nước làm 2 và được xây dựng trong một pháo đài từ thế kỷ 17. Cầu Moses nằm trong một con hào nên người ta có thể đi qua mà gần như không bị ảnh hưởng bởi dòng nước. |
|
Cầu Khaju, Iran: Vua Ba Tư Shah Abbas II đã cho khởi công xây dựng công trình này từ thế kỷ 17. Cầu Khaju có 23 vòm và còn có chức năng như một con đập, kiểm soát mực nước của sông Zayandeh. |
|
Cầu Brooklyn, Mỹ: Hoàn thành năm 1883, cầu Brooklyn là một công trình lịch sử mang tính biểu tượng của New York. Cây cầu này nối Manhattan với Brooklyn và bắc ngang sông Đông. |
|
Cầu Pont Alexandre III, Pháp: Thanh lịch có lẽ là từ đúng nhất để miêu tả cây cầu này. Nằm ở Paris, công trình này bắt đầu khởi công năm 1896 và hoàn thành năm 1900. Mặc dù là cây cầu của Pháp nhưng tên gọi của nó được đặt theo tên của hoàng đế Aleksandr III của Nga để tôn vinh quan hệ Nga - Pháp. |
|
Cầu Banpo, Hàn Quốc: Cây cầu này nằm ở Seoul bắc qua sông Hàn và được xây dựng năm 1982. Hệ thống vòi nước trên cây cầu phun 190 tấn nước/phút từ mỗi bên cầu. Buổi tối, màu sắc của những vòi phun nước thay đổi theo một dải cầu vồng với 10.000 đèn LED tạo nên những hiệu ứng màu sắc vô cùng ấn tượng. |
|
Cầu Ponte Vecchio, Italy: Cầu Ponte Vecchio nằm ở thành phố Florence, Italy bắc ngang dòng sông Arno có lịch sử lâu đời. Trải qua nhiều lần xây dựng lại và tu sửa trong suốt lịch sử, Ponte Vecchio là cây cầu duy nhất ở Florence tồn tại qua Thế chiến II mà không bị phá hủy./. |
.
.