Gia đình xã hội
Thủ đoạn chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội
10:01, 26/08/2019 (GMT+7)
Thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng đã bắt nhiều nhóm đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản lên đến hàng chục tỷ đồng thông qua việc chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội. Tài khoản Facebook hay bất cứ tài khoản mạng xã hội nào khác đều có thể dễ dàng lọt vào tay kẻ xấu nếu người dùng thiếu hiểu biết hoặc không sử dụng các phương pháp bảo đảm an toàn.
Bấm Play để xem Video (Độc giả cần mở loa để nghe lời bình)
Theo các chuyên gia, có rất nhiều thói quen khiến người dùng dễ dàng bị các đối tượng chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội như: dùng mật khẩu dễ đoán, thường lưu thông tin đăng nhập trên các thiết bị hay kết nối mạng xã hội với các ứng dụng bừa bãi. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất là thông qua các liên kết giả mạo để lấy thông tin của người dùng.
Anh Nguyễn Văn Long - Trưởng phòng Kỹ thuật, Akachain FPT khuyến cáo, đối với những người dùng không có nền tảng kiến thức về kỹ thuật thì sẽ dễ bị đưa vào những cái dụ dỗ, cạm bẫy, khiến người ta tự động đưa ra những username, password cho một trang fake chẳng hạn hoặc thông qua một dịch vụ nào đó mà người ta vô tình cung cấp đi. Đó là hình thức người ta hay dùng để chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội.
"Nhận hack mật khẩu Facebook - Zalo; Nhận hack nick Facebook - Zalo; Bán phần mềm hack tài khoản người khác...". Những dịch vụ như thế này đang được quảng cáo tràn lan trên các trang mạng xã hội... với chi phí chỉ vài trăm ngàn đồng... Chưa biết tính xác thực của các dịch vụ này đến đâu, song có thể thấy nguy cơ của việc chiếm quyền sử dụng tài khoản mạng xã hội có thể đến từ bất cứ ai với nhiều mục đích khác nhau.
"Đối với người dùng khi mà đăng nhập vào bất cứ một tài khoản mạng xã hội nào phải chắc chắn rằng những trang web mà mình đang vào được đến từ chính nhà cung cấp đó ví dụ như Facebook chẳng hạn thì phải là Facebook.com. Ngoài ra khi mà từ bên thứ ba khác cung cấp khi yêu cầu cung cấp username, password đăng nhập vào thì các bạn cũng phải cẩn trọng xem có đến từ các đơn vị đáng tin cậy hay không?" - Anh Nguyễn Văn Long nói.
Anh Nguyễn Đại Dương - Hà Nội cho rằng, bản thân tôi thì việc đầu tiên vẫn theo khuyến cáo của Facebook thì việc đầu tiên là không vào những cái đường link mà nghi ngờ giả mạo, những đường link có tính chất câu view, câu like nhiều thì tôi sẽ không click vào đó. Tiếp theo là bảo mật bằng các công cụ có thể là sử dụng xác thực qua email, qua số điện thoại qua mã code hoặc qua trust bạn bè.
Trên hết, người dùng cần có ý thức chủ động, cảnh giác, tự bảo vệ mình trên không gian mạng, kiểm chứng các thông tin, chia sẻ, liên hệ khi tham gia các mạng xã hội. Đặc biệt, nên hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân của mình và gia đình trên Internet.
Nguồn: ANTV