Gia đình xã hội

Gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình

09:20, 13/12/2018 (GMT+7)
TIN LIÊN QUAN
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) do Bộ VHTT&DL tổ chức ngày 12/12.
 
Bạo lực gia đình (BLGĐ) hiện đang là điểm nóng trong nghị sự của mỗi quốc gia. Các quốc gia trên thế giới kể cả các nước phát triển hoặc đang phát triển cũng đang phải đấu tranh nhằm phòng, chống bạo lực gia đình. 
Ảnh minh họa. Nguồn internet
Ảnh minh họa. Nguồn internet
 
Theo thống kê, tại Việt Nam, bạo lực gia đình đã làm tổn hại tinh thần, ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động, ước tính gây thiệt hại khoảng 1,78% GDP mỗi năm. Các nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam cũng cho thấy, có tới 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ từng phải trải qua ít nhất một bạo lực gia đình; gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.
 
Luật PCBLGĐ được Quốc hội khóa 12 thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2008.
 
Sau 10 năm thi hành Luật PCBLGĐ công tác PCBLGĐ đã đạt được những kết quả tích cực đặc biệt là công tác truyền thông và các hoạt động tại cộng đồng.
 
Các cơ quan, tổ chức đã biên soạn và phân phối hàng triệu tờ rơi, tờ gấp, tranh cổ động, áp phích và tài liệu tuyên truyền liên quan tới xây dựng gia đình, tổ chức hàng nghìn cuộc hội thảo, tập huấn về PCBLGĐ cho hàng trăm nghìn lượt người có liên quan thuộc các ban, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở, thực hiện trợ giúp pháp lý, thăm khám và bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân BLGĐ. Ước tính, đến nay có trên 90% hộ gia đình có ít nhất 1 người được tiếp cận thông tin về PCBLGĐ qua các kênh thông tin khác nhau.
 
Thống kê tại 61/63 tỉnh, thành phố có khoảng 74,85% xã, phường, thị trấn triển khai mô hình PCBLGĐ. Các mô hình hiện nay đang đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về PCBLGĐ cũng như thực hiện can thiệp, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ ngay tại cộng đồng...

Nguồn: Huyền Linh/Tiengchuong.vn

Các tin khác