Gia đình xã hội
Chủ động phòng bệnh cúm A/H1N1
Thời tiết nắng nóng cùng với độ ẩm cao như hiện nay là thời điểm các dịch bệnh dễ bùng phát như cúm trong đó có cúm A/H1N1. Thực tế này đã làm nhiều người tỏ ra lo lắng nên đã đi tiêm phòng vắc xin cúm tại các trung tâm tiêm chủng.
Độc giả cần mở loa để nghe thuyết minh.
Bác sĩ Nguyễn Lê Nga, Trung tâm tiêm chủng VNVC Trường Chinh, Hà Nội cho biết: "Khi thấy có dịch cúm thì người dân đã có ý thức đi tiêm phòng cúm để phòng bệnh. Vắc cin cúm tiêm cho đối tượng từ 6 tháng tuổi trẻ lên. Với những đối tượng có nguy cơ cao như người già, trẻ em, phụ nữ có thai và các bệnh mãn tính đã chủ động đi tiêm phòng khi không có dịch."
Ở hầu hết các điểm tiêm chủng tại Hà Nội, số lượng người đi tiêm cúm tăng đột biến, gấp 5-10 lần so với ngày bình thường. Đối tượng đi tiêm chủ yếu là trẻ em, phụ nữ có thai và một số bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính. Bởi đây là những đối tượng dễ gặp biến chứng khi mắc cúm.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc cung ứng, Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết: "Thời gian gần đây nhu cầu tiêm vắc xin cúm của người dân tăng cao đột biến. Trước khoảng 200 – 300 người tiêm vắc xin cúm nhưng thời điểm hiện tại thì trung bình 1 ngày lên đến hàng nghìn người đi tiêm trên toàn hệ thống. Trung tâm đã có kế hoạch nên lượng vắc xin đủ cung cấp cho khách hàng, giá vắc xin ổn định."
Mùa hè là thời gian gia tăng hoạt động đi lại, du lịch, Sự di biến động dân cư, giao lưu đi lại giữa các vùng, miền làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh.
Mặt khác, môi trường nhiều công trình xây dựng, công ty, nhà máy, nhà trọ, lán trại và khu tập thể cũ không được quan tâm xử lý tạo nhiều ổ nước đọng sau mưa, phát sinh các ổ bọ gậy. với khí hậu mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là điều kiện thuận lợi cho nguồn truyền bệnh phát triển mạnh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm hay gặp như cúm đặc biệt là cúm A/H1N1.
Thạc sỹ Nguyễn Đức Khoa, Phó phòng kiểm soát dịch bệnh, Cục y tế dự phòng, Bộ y tế cho biết: "Bệnh cúm là bệnh lây qua đường hô hấp chính vì vậy nếu không phát hiện sớm bệnh sẽ lay lan nhanh tạo thành dịch."
Theo các chuyên gia y tế tại những điểm chưa xảy ra dịch như Hà Nội cũng cần phải lưu ý phòng tránh dịch. Những đối tượng cần phải chú ý đặc biệt như: trẻ em, phụ nữ có thai người cao tuổi, người mắc bệnh tim mạch, hen suyễn, tiểu đường là những đối tượng nguy cơ cao khi phơi nhiễm với cúm. Chính vì vậy những đối tượng này cần phải được quan tâm và phòng dịch.
PGS TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa nhi bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho biết: "Những đối tượng cần chú ý: người già, trẻ em, phụ nữ có thai, những người này rất dễ có biến chứng nó có thể nặng lên và tử vong. Những đối tượng này nên được tiêm phòng để phòng tránh bệnh. Khi bị bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị không nên tự ý điều trị ở nhà để tránh lây lan ra ngoài cộng đồng virus gây bệnh."
Thông tin từ Cục y tế dự phòng bộ y tế hàng năm có khoảng 1.600 ca bệnh mắc cúm, 1 nửa trong số đó là mắc cúm A/h1N1. Hiện tại Hà Nội chưa phát thành dịch thế nhưng hàng ngày vẫn có những ca mắc cúm trong đó có cúm A/H1N1 đến khám và điều trị tại khoa nhi – BV Nhiệt đới trung ương.
Thạc sỹ Nguyễn Đức Khoa, Phó phòng kiểm soát dịch bệnh, Cục y tế dự phòng, Bộ y tế cho biết: "Chúng ta cần biết hiện đang lưu hành 3 chủng cúm lưu hành trong đó có cúm A/H1N1. Tại thời điểm này vẫn có lác đác bệnh nhân. Thậm chí các cháu nhỏ có cúm và biến chứng viêm phổi. Nó có khả năng thành dịch hay không? Có nó sẽ xảy ra bất cứ lúc nào nếu chúng ta không biết cách phòng chống. Qua quá trình lấy mẫu xét nghiệm chưa thấy có thay đổi về virus cúm. Tuy nhiên không thể chủ quan trong việc phòng chống dịch bùng phát tại Hà Nội."
Theo dự báo, thời tiết mùa hè năm 2018 tiếp tục diễn biến bất thường, nóng ẩm, mưa nhiều – đây là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh như cúm A/H1N1 bùng phát. Bên cạnh đó lượng bệnh nhân từ tuyến dưới chuyển lên đông nên khả năng lây chéo bệnh tại các bệnh viện khi đi khám chữa bệnh là rất cao.
Thạc sỹ Nguyễn Đức Khoa, Phó phòng kiểm soát dịch bệnh, Cục y tế dự phòng, Bộ y tế cho biết: "Rút kinh nghiệm lây chéo trong bệnh viện ở ổ dịch. Bộ y tế đã chỉ đạo các bv trên toàn quốc cần chú trong khâu phát hiện sớm phân luồng bệnh nhân từ khi bước vào bệnh viện thăm khám. Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cần được khám ở khu riêng."
Nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo:
1. Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
2. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc; lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hoá chất sát khuẩn thông thường.
3. Người dân nên tự theo dõi sức khỏe hàng ngày, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng…thì thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể nơi đang học tập, công tác và cơ sở y tế địa phương. Nếu được xác định mắc cúm thì cần được cách ly và đeo khẩu trang.
4. Tránh tiếp xúc với người mắc hoặc nghi mắc bệnh cúm.
5. Không tự ý sử dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng vi rút như Tamiflu màphải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Theo ANTV