Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201707/10-dieu-phai-biet-de-phong-chong-sot-xuat-huyet-749342/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201707/10-dieu-phai-biet-de-phong-chong-sot-xuat-huyet-749342/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
10 điều phải biết để phòng chống sốt xuất huyết - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 26/07/2017, 10:17 [GMT+7]

10 điều phải biết để phòng chống sốt xuất huyết

1. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh:

- Do siêu vi trùng Dengue gây ra

- Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.

2. Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Thể bệnh nhẹ: 

Sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt.

Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu.

Có thể có nổi mẩn, phát ban.

Thể bệnh nặng:

Bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
 
Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng).

Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Sốt xuất huyết dưới da

3. Bạn cần làm gì khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết?

Đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

4. Bệnh sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi được không?

Theo  thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm- Phó Trưởng khoa virus ký sinh trùng (Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia) cho biết: Bệnh sốt xuất huyết  thường kéo dài từ 7-10 ngày. 

Bệnh diễn biến tự khỏi, các thuốc sử dụng cho bệnh nhân SXH chủ yếu để điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có).

Các dấu hiệu nặng và nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh nhân mệt lả, chân tay lạnh, nổi vân tím trên da, đau bụng, nôn, các biểu hiện xuất huyết nhiều trên da hoặc nội tạng, tinh thần li bì, u ám, mạch nhanh, đi tiểu ít. Trong trường này, phải khẩn trương đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa.  
Sốt xuất huyết được lây truyền qua muỗi

5. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Thường gây ra dịch lớn với nhiều người mắc cùng lúc làm cho công tác điều trị hết sức khó khăn, có thể gây tử vong nhất là với trẻ em, gây thiệt hại lớn về kinh tế, xã hội.

Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue gây ra với 4 típ gây bệnh được ký hiệu là D1, D2, D3, D4. Cả 4 típ gây bệnh này đều gặp ở Việt Nam và luân phiên gây dịch. Do miễn dịch  được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng típ cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những típ khác nhau. 

6. Bệnh sốt xuất huyết có vaccine phòng chống không?

Hiện chưa có vaccine tiêm phòng SXH. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để sản xuất vaccine phòng căn bệnh này. 

7. Vì sao bệnh sốt xuất huyết có thể gây tử vong cao?

Theo các nhà chuyên môn, có 3 nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân sốt xuất huyết đó là:

-    Thứ nhất: người bệnh tử vong thường gặp là do bị thoát nước quá nhiều và phát hiện muộn.

-   Thứ hai là người bệnh bị xuất huyết bất thường, ngoài giảm tiểu cầu còn giảm yếu tố đông máu, suy hô hấp, suy một số chức năng như gan, thận, tim, hô hấp, rối loạn thần kinh... và suy đa phủ tạng, tử vong là điều không tránh khỏi;

- Thứ ba là bị sốc, bệnh nhân yếu, tụt huyết áp, đo không thấy huyết áp và tử vong ngay mà không có xuất huyết.

-  Thứ tư là hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccin phòng ngừa bệnh SXH, người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện bệnh muộn. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm là yếu tố quan trọng để phòng tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Giai đoạn phát triển ký sinh trùng trong cơ thể muỗi truyền bệnh.

8. Đã bị sốt xuất huyết một lần, cơ thể có miễn dịch cho những lần sau nữa không?

Khi bị SXH, cơ thể người bệnh sinh ra kháng thể chống lại virus SXH. Tuy nhiên, kháng thể này không có tác dụng bảo vệ suốt đời. Vì vậy, vẫn phải thực hiện các biện pháp dự phòng mắc bệnh ngay cả khi đã bị bệnh.

9. Sốt xuất huyết có lây từ người sang người không?

Bệnh SXH không lây trực tiếp từ người sang người mà qua vật trung gian truyền bệnh là muỗi. Vì vậy, để tránh lây bệnh SXH từ người bệnh sang người khoẻ, cần thực hiện các biện pháp phòng, tránh muỗi đốt cho cả người bệnh và người khoẻ. Đồng thời phải thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, phun thuốc diệt muỗi.

10. Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

- Không hoạt động dưới các nơi có môi trường tối tăm, ẩm thấp, ao tù nước đọng.
- Nên buông màn khi ngủ cả ngày lẫn đêm để tránh muỗi
- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muôi, phun thuốc chống muỗi…
- Đậy kín các nơi có nước như chậu, lu, vại… đây là nơi giúp muỗi có điều kiện sinh sản và phát triển
- Phát quang bụi râm
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát

- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác

.

TH