Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201611/can-trong-voi-trao-luu-mi-cay-nhieu-cap-do-706899/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201611/can-trong-voi-trao-luu-mi-cay-nhieu-cap-do-706899/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Cẩn trọng với trào lưu mì cay nhiều cấp độ - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Tư, 02/11/2016, 07:56 [GMT+7]

Cẩn trọng với trào lưu mì cay nhiều cấp độ

(Congannghean.vn)-Chinh phục 7 cấp độ của món mì cay đang là trào lưu được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, ít ai biết được món ăn này gây tác hại nghiêm trọng đến cơ thể chúng ta như thế nào. Nếu không cẩn thận, việc ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Mì quá cay có nhiều tác hại tới sức khỏe, đặc biệt là đối với thanh, thiếu niên
Mì quá cay có nhiều tác hại tới sức khỏe, đặc biệt là đối với thanh, thiếu niên

Lấy cảm hứng từ món mì cay hải sản Jjamppong của Hàn Quốc, mì cay 7 cấp độ đang là món ăn gây tò mò khiến nhiều người đều muốn thử một lần. Với 7 cấp độ khác nhau, mọi người thường lựa chọn mức 0,5 là mức có độ cay vừa phải nhất. Ở các mức sau, độ cay sẽ tăng dần đến đỉnh điểm là cấp 7. Một số quán thậm chí còn trao thưởng cho người nào ăn được hết tô mì ở cấp 7. Các đoạn video quay những người ăn mì cay cấp độ 6 trở lên góp phần gây nên sự phấn khích cao độ, đã thu hút nhiều lượt like và chia sẻ trên mạng xã hội. Việc này cũng tạo cơ hội cho các cửa hàng mở ra một loại hình dịch vụ ăn uống mới ở khắp mọi tỉnh, thành.

Hiện nay, trên địa bàn TP Vinh cũng đã xuất hiện hàng loạt cơ sở kinh doanh mì cay 7 cấp độ. Theo ghi nhận của phóng viên, trong giai đoạn đầu mới xuất hiện, mì cay đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ và giới công chức thành Vinh.

Bà Vũ Thị Quyên, bác sĩ Chuyên khoa 2, Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An cho biết: Theo văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm, trong quả ớt có chất gây cay được gọi là Capsaicin. Vị cay này kích thích mạnh khiến não bộ tiết ra chất hóa học làm giảm bớt đau đớn và một chút khoái cảm. Trong ớt còn chứa một số chất giúp máu lưu thông tốt, tránh được tình trạng kết tụ tiểu cầu, ngừa tăng huyết áp, giảm béo.

Còn theo Dược điển y khoa, chất Capsaicin được liệt kê vào loại độc dược. Ớt càng cay thì chất Capsaicin càng nhiều. Nếu ở dạng tinh khiết, loại chất này có thể gây tử vong cho bất kỳ ai thử nuốt nó. Đến 1 lượng nhất định, chất Capsaicin sẽ gây nóng và bỏng rát khi tiếp xúc với da người. Những nơi có niêm mạc như: Phủ tạng bao gồm dạ dày, ruột, hệ hô hấp, vùng bên trong khoang miệng, mũi sẽ bị tổn hại nếu ăn cay quá độ. Dùng ớt cay quá độ trong một thời gian dài có thể làm chết dần hệ thần kinh.

Một số nghiên cứu khoa học cho biết, việc sử dụng nhiều ớt cay kéo dài có thể gây ung thư dạ dày. Vì thế, việc thử thách ăn mì cay cấp độ cao đang là sự đầu độc sức khỏe của bản thân một cách từ từ. Với một chút ớt, chúng sẽ có tác dụng kích thích giúp ta ăn uống trở nên ngon miệng, ấm người. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì nó trở thành “sát thủ dạ dày” thứ thiệt và cũng có thể gây tử vong do sặc vì quá cay, dẫn đến ngừng thở, có thể tử vong hoặc ngộ độc do ớt cay quá mức...

.

Tuệ Trang

.