Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201301/25682-chuyen-nguoi-trong-coi-tu-tu-392982/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201301/25682-chuyen-nguoi-trong-coi-tu-tu-392982/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Chuyện người trông coi tử tù - Báo Công An Nghệ An điện tử
Thứ Ba, 22/01/2013, 08:13 [GMT+7]
25682

Chuyện người trông coi tử tù

Phàm đã là con người, được sinh ra trong cõi đời này, ai mà chẳng tha thiết sống. Nhưng có những phận người, vì khoảnh khắc rồ dại dẫn đến sai lầm trong quá khứ, đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình, một khi pháp luật đã phán xét. Mang trên mình gông án tử, chân xỏ xiềng, thân nằm chốn biệt giam, điều duy nhất có thể để họ bấu víu, nương dựa chính là những người cán bộ quản giáo trực tiếp quản lý giam giữ.
 
Thôi không bàn đến vị thế lẫn vai vế xã hội nữa, mà trong cách cảm, cách nhìn nhận của tôi lẫn không ít người, các anh không chỉ là người bạn, người anh, người tri kỷ tâm giao mà nhiều lúc, còn phải thế vai làm bác sỹ, thậm chí cả chuyên gia tâm lý để ru dỗ những giấc mơ đời dang dở.
 
1. Nếu như ánh sáng của ngọn đèn vàng từ hành lang hắt qua khe cửa hẹp là thứ ánh sáng duy nhất mà tử tù cảm nhận được từ chốn biệt giam, thì những cán bộ quản giáo làm nhiệm vụ quản lý, giam giữ lại là thứ ánh sáng khác, diệu kỳ và tươi sáng nhất mà những kẻ tội đồ này có được trong quãng đời ngắn ngủi còn lại của đời mình.
 
Ở Trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ An tính đến thời điểm này, có 18 tử tù đang nằm nhà biệt giam chờ đợi ngày ra pháp trường. Trong số các tử tù đang đợi chuyến đò về âm phủ ấy, người lâu nhất thì cũng đã nằm xiềng được 5 năm, người mới xấp xỉ 365 ngày. Mỗi tử tù mang một bản án tử khác nhau, hoàn cảnh phạm tội cũng không giống nhau, song cùng chung một nghịch cảnh là phải đếm ngược thời gian, tha thiết sống gấp cho quãng đời ngắn ngủi còn lại bằng ngày, bằng tháng.
 
Lỗi lầm nào rồi cũng phải trả giá, đó là quy luật muôn đời của cuộc sống, nhưng có gần gũi, có sống chung với những phận người vắn số này trong khoảnh khắc cuối của đời người như những cán bộ trông coi tử tù, mới hiểu và cảm thông được cảm giác muốn làm người lương thiện của con người trong kiếp sống trần ai lắm sân si và nhiều cám dỗ.
 
2. Là một trong hai cán bộ quản giáo được phân công nhiệm vụ sớm tối “quanh quẩn” chốn biệt giam, đại úy Trần Xuân Thắng là người hiểu hơn bao giờ hết trách nhiệm, nghĩa vụ và cả “phần việc ngoài hồ sơ” của mình đối với mỗi tử tù. “Phần việc ngoài hồ sơ” ở đây, hiểu một cách nôm na là động viên, nắm bắt diễn tiến tâm lý, trạng thái của tử tù để có liệu pháp thích hợp trong quản lý, giáo dục.
 
Sinh năm 1976 ở xã Vĩnh Thành (Yên Thành), đại úy Thắng đã có thâm niên gần chục năm làm nghề quản giáo tại trại giam. Bên cạnh công việc còn bận hơn cả nuôi con mọn này, anh cũng có một gia đình hạnh phúc, với một cô công chúa 3 tuổi, vợ làm giáo viên tại một trường học trên địa bàn Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Nhưng nhiều năm qua, gần như anh chẳng có thời gian dành cho gia đình, kể cả thứ 7 và chủ nhật, ngoại trừ đôi ba tuần phép một năm. Cũng may, vợ con hiểu và thông cảm cho đặc thù công việc, nên anh cũng toàn tâm toàn ý cho tâm nguyện nâng giấc cho những tử tù vắn số.
 
Đại úy Trần Xuân Thắng kiểm tra tại phòng biệt giam tử tù
 
Trong số những tử tù anh đang trông coi tại Trại tạm giam Công an tỉnh, gồm những thành phần bất hảo không giống nhau, các đối tượng này quê quán cũng khác nhau, thậm chí kể cả thành phần dân tộc. Đơn cử, 8 tử tù hiện nay mà anh đang quản lý giam giữ, có 3 người dân tộc thiểu số, còn lại đến từ nhiều địa phương như Hải Phòng, Bắc Ninh, Huế và Nghệ An.
 
Con đường dẫn đến án tử của những đối tượng này cũng không giống nhau, phần lớn là ma túy, còn lại có hiếp dâm, có giết người. Không phải tử tội nào cũng là ác nhân, bởi quá trình cất công tìm hiểu thân nhân phạm nhân, anh đọc được nhiều đối tượng có hoàn cảnh éo le, chỉ vì những phút giây lầm lỡ đời người mà trở thành tội đồ của gia đình, xã hội.
 
Tử tù Già Bá Dìa, đối tượng sa lưới trong vụ đấu súng nảy lửa tại xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn vào ngày 1/2/2010 với tang vật là 4 bánh hêrôin, 200 viên ma túy tổng hợp và 1 khẩu K54, y đã bị kết án tử. Điều kỳ lạ đối với tử tù tuổi 40 này là, từ khi bị bắt giam cho đến lúc bị kết án tử hình, Dìa chẳng có người thân thăm nuôi lấy một lần. Lúc đầu, đại úy Thắng nghĩ, chắc là do phong tục của người Mông, nhưng sau thấy bạn tù của gã vẫn có người thăm nuôi, anh cất công tìm hiểu thì biết vợ con Dìa vẫn sống khỏe ở quê.
 
Từ đấy, thay vì cố công tìm hiểu nguyên do, anh đã đến bên tử tội này những khi bạn tù có người tiếp tế, thăm nuôi, hoặc ngày lễ, Tết anh đều dành cho Dìa những tình cảm, những món quà nhất định để động viên, khích lệ tinh thần. Một trường hợp khác, tử tù Hồ Ngọc Tĩnh, quê ở Thừa Thiên Huế, bị bắt trong đường dây buôn bán ma túy liên tỉnh và bị kết án tử hình vào năm 2012. Trong quá trình nằm xiềng, tử tù Tĩnh gửi đơn kêu oan, tâm lý khủng hoảng, phá phách, không chấp hành nội quy trại giam. Hiểu được tâm lý hoang mang.
 
của tử tội này, một mặt đại úy Trần Xuân Thắng tiếp cận, an ủi động viên, mặt khác thông qua gia đình để tác động tâm lý, nhờ vậy sau thời gian đầu, dần dà Hồ Ngọc Tĩnh đã bình tâm trở lại. Những năm tháng làm việc ở bộ phận đặc thù này, anh cũng chẳng nhớ mình đã làm bao nhiêu việc để giúp đỡ các tử tội sống nốt phần đời còn lại trong thanh thản đời người, chỉ biết rằng, thấy thương, cảm thông là sẵn sàng làm tất cả để được thấy tử tội thanh thản thì các anh không nề hà. Lâu dần, những công việc ấy trở thành bản năng, thân quen như cơm ăn, nước uống hàng ngày.
3. Cùng chung nhiệm vụ với đại úy Trần Xuân Thắng ở phòng biệt giam Trại tạm giam công an Nghệ An còn có đại úy Phan Viết Phúc, một người con của quê hương Hà Tĩnh nhưng sớm bén duyên với đất Nghệ. Bên cạnh công việc, anh Phúc cũng có một mái ấm gia đình hạnh phúc, hai đứa con và người vợ hiền, là chủ cửa hiệu áo dài Kiều Anh ở xã Hưng Lộc (TP Vinh), nhưng đã 5 năm qua, kể từ khi nhận nhiệm vụ trông coi tử tù, quỹ thời gian dành cho gia đình của anh đã bị tiêu hao già nửa. Hiện tại, anh quản lý giam giữ 7 tử tội.
 
Với Phúc, quản lý một can phạm nhân bình thường đã khó, để đưa về trạng thái tâm lý cân bằng cho một phạm nhân mang án tử lại là chuyện còn khó hơn tìm kim trong đáy bể bội phần. Kinh nghiệm 5 năm “sống chung” với tử tội tại các phòng biệt giam đã cho anh những bài học quý trong việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt việc quản lý, giáo dục. Tử tù Nguyễn Văn Thành ở xã Diễn Lâm (Diễn Châu), mang trọng tội giết người, cướp của, hiếp dâm, nạn nhân là mợ ruột của y.
 
Trong những ngày nằm xiềng, lương tâm sám hối, Thành đã viết đơn xin Chủ tịch nước được thi hành án sớm để lương tâm thanh thản. Hiểu tâm lý của tội đồ này, anh Phúc thường xuyên nói chuyện với y, có ý gợi nhắc đến bố mẹ y và cả bố mẹ của nạn nhân, kể chuyện hai gia đình đã đi lại với nhau, bố mẹ mợ dâu cũng đồng ý thứ tha lỗi lầm của con trẻ, để y hiểu mà không nghĩ quẩn. Chính nhờ sự tác động kịp thời này, tư tưởng của Thành đã hết bi quan, ngoan ngoãn chấp hành nội quy trại giam chứ không phá phách, điên loạn như những ngày đầu tiên nằm xiềng.
 
Một trường hợp khác, tử tù Nguyễn Công Đắc, 30 tuổi ở phường Quang Trung (TP Vinh), bị kết án tử trong vụ cùng đồng bọn nổ súng làm chết người trên đường Nguyễn Tiến Tài (TP Vinh) vào tháng 11/2010. Là kẻ có lắm tiền án tiền sự, lại bị nhiễm HIV nên thời gian đầu mới “nhập xiềng”, Đắc cũng hoang mang, bất cần lắm. Song bằng liệu pháp tinh thần, anh Phúc đã khiến cho tử tội này nhận chân ra giá trị thực của cuộc sống đang được tính ngược trước mắt, nên đã chấp hành nghiêm, tư tưởng rất tốt, thường xuyên động viên bạn tù phải biết quý trọng những phút giây còn lại của cuộc đời.
 
4. Phút giây lầm lỡ của đời người, tất yếu phải trả giá. Có những thời khắc quay đầu lại là bờ, là hoàn lương, hướng thiện; song với những người tù mang án tử, họ không còn cơ hội để làm điều đó nữa, cuộc sống trần ai được định đoạt bằng những tiếng tích tắc của đồng hồ đếm ngược. Trong thời khắc quý giá ấy, hơn ai hết, các anh, những người làm nhiệm vụ tại các phòng biệt giam chính là người mẹ hiền nâng giấc cho những đứa con hư có được thời khắc yên bình trước lúc lên chuyến đò về với âm phủ.

Thiên Thảo
.