Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201301/25628-tam-long-cua-nhung-nguoi-cham-soc-benh-nhan-nhiem-hivaids-393026/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201301/25628-tam-long-cua-nhung-nguoi-cham-soc-benh-nhan-nhiem-hivaids-393026/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Tấm lòng của những người chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 20/01/2013, 14:00 [GMT+7]
25628

Tấm lòng của những người chăm sóc bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS

Sau nhiều lần lên lịch hẹn, chúng tôi mới gặp được chị Nguyễn Thị Hòa, nhân viên chăm sóc người nhiễm HIV phường Đội Cung, TP Vinh. Đảm nhận công việc chăm sóc tới 41 trường hợp ở hai địa bàn phường Đội Cung và xã Hưng Chính (TP Vinh), nên lịch làm việc của chị Hòa gần như kín.
 
Thời gian chăm sóc người bệnh, chị đã gặp không ít trường hợp “bất hợp tác”. Họ “cố tình” chống đối và đòi hỏi những yêu cầu không thể đáp ứng để làm nản lòng người chăm sóc nhưng chị Hòa chưa bao giờ nản chí.
 
Trường hợp anh T.T.P ở khối 4, phường Đội Cung, vốn là một thanh niên hiền lành chất phác nhưng vì một phút sa ngã, không làm chủ được bản thân đã sa vào con đường nghiện hút dẫn đến bị nhiễm HIV. Khi chị Hòa tiếp cận P thì đối tượng lẩn tránh.
 
Sau đó chị Hòa đã nhiều lần kiên trì đến nhà và tìm mọi cách nói chuyện, tạo cảm giác gần gũi P. Dần dần, P đã cởi mở lòng mình với chị Hòa và nhờ chị tư vấn. Việc đầu tiên là chị Hòa lái xe đưa P đi xét nghiệm tại khoa ngoại trú Bệnh viện đa khoa tỉnh, chị còn bỏ tiền túi lấy thuốc cho P điều trị.
 
Chị Nguyễn Thị Hòa
Trước sự chân tình, gần gũi của chị Hòa, P như tìm được một chỗ dựa thân thiết. Chị Hòa còn tư vấn cho P phải dùng thuốc như thế nào cho đúng, rồi cách phòng tránh lây nhiễm đối với những người xung quanh. Từ một con người bất mãn, phó mặc số phận, thì nay P đã lấy lại được niềm tin, anh lao động rất chăm chỉ, với tay nghề làm cửa lùa cửa kính tương đối khá, P đã có nguồn thu nhập ổn định để nuôi sống bản thân và người mẹ già.
 
Tại tỉnh ta, mô hình “Chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV tại gia đình, cộng đồng” được triển khai từ năm 2009 tại 24 xã, phường, thị trấn ở hai địa bàn TP Vinh và huyện Đô Lương. Mô hình được sự hỗ trợ của dự án Life - Gap, thuộc chương trình Dự phòng lây nhiễm và chăm sóc HIV/AIDS.
 
Tính đến thời điểm này, tổng số người nhiễm HIV được chăm sóc tại hai địa bàn dự án lên tới 751 người, trong đó trẻ dưới 15 tuổi có 18 trường hợp, số người đang điều trị ARV là 372 người, số người nhiễm HIV đã được đăng ký tại phòng khám HIV 462 người, trong đó đăng ký tại phòng khám của Life-Gap là 412 người, chuyển gửi 347 trường hợp xét nghiệm tế bào CD4, số người thân được chăm sóc, tư vấn tích lũy là 629 người và 581 người đang được chăm sóc điều trị.
 
Điều cần ghi nhận của mô hình là công tác chăm sóc, hỗ trợ toàn diện người nhiễm chỉ dựa vào đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số cơ sở. Do đó, muốn xâm nhập địa bàn có hiệu quả, giúp người bệnh có cái nhìn tích cực hơn đối với cộng đồng, xã hội thì đội ngũ những người chăm sóc người nhiễm HIV phải kiên trì, chịu khó tận tụy với trách nhiệm cao.
 
Hàng ngày phải lăn lộn, tìm hiểu hoàn cảnh từng ca bệnh, từng gia đình để có cách hỗ trợ, động viên phù hợp. Tuy mới qua 5 năm triển khai mô hình, nhiều cán bộ dân số đã làm tốt phần việc của mình, hết lòng vì người bệnh, điển hình như chị Phan Thị Lan cộng tác viên xã Lưu Sơn, huyện Đô Lương; bác Nguyễn Văn Sáng cộng tác viên phường Trường Thi...
 
Phần lớn những người bị nhiễm HIV/AIDS có hoàn cảnh khác nhau, vì một chút lơ là, bất cẩn trước những cám dỗ của cuộc đời mà đi vào con đường sa ngã dẫn đến nhiễm HIV. Song, trong xã hội đâu đó vẫn còn nhiều người kỳ thị, sợ sệt và có thể nói là ác cảm đối với những người mang căn bệnh thế kỷ này (có lúc kể cả người nhà bệnh nhân).
 
Chính vì vậy, những bệnh nhân bị HIV đã được đôi bàn tay, trái tim của những người trong tổ chức dự án chăm sóc động viên, chia sẻ mọi vui buồn trong cuộc sống, giúp họ có thêm niềm tin, nghị lực để chống chọi với căn bệnh thế kỷ, sống những ngày còn lại có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Và với những gì cán bộ chuyên trách dân số đã làm chính là góp phần tích cực vào cuộc chiến đầy cam go phòng chống HIV/AIDS.

Lê Hoa
.