Warning: include(/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201212/24869-xot-xa-co-sinh-vien-tro-thanh-phe-nhan-393649/index.txt): failed to open stream: No such file or directory in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72

Warning: include(): Failed opening '/export/home2/WebData/baocongannghean//gia-dinh-xa-hoi/201212/24869-xot-xa-co-sinh-vien-tro-thanh-phe-nhan-393649/index.txt' for inclusion (include_path='.:/usr/local/php/lib/php') in /export/home2/WebData/baocongannghean/index.php on line 72
Xót xa cô sinh viên trở thành phế nhân - Báo Công An Nghệ An điện tử
Chủ Nhật, 16/12/2012, 13:30 [GMT+7]
24869

Xót xa cô sinh viên trở thành phế nhân

Đó là câu chuyện của Đặng Thị Hồng Phúc (SN 1991) trú tại xóm 11, xã Quỳnh Thạch, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Bi kịch xảy ra cách đây hơn một năm về trước, khi cô đang là sinh viên năm thứ 2 khoa Luật của Trường Đại học Đà Lạt.
 
Chiều ngày 7/6/2011, Phúc trở về phòng trọ sau khi tan trường. Thấy bình nước uống đã hết, những người bạn cùng phòng đang chuẩn bị cho bữa trưa nên vừa bỏ túi xách xuống bàn, Phúc đã tất tả cầm bình nước đi đổi. Trả xong tiền, Phúc lại hớt hải mang bình nước 15 lít từ quán tạp hóa lên tầng 2. Lên tới cửa phòng thì bình nước trên tay cô đột nhiên rơi xuống, mấy người bạn cùng dãy trọ hốt hoảng khi thấy Phúc nằm ngất xỉu tại cửa phòng.

Khi đưa được Phúc lên giường, đám bạn cùng dãy trọ cứ nghĩ chắc là do đi học về mệt, chưa ăn cơm lại mang bình nước từ dưới lên nên bị ngất xỉu vì mệt. Sau một lúc xức dầu và xoa bóp vẫn không thấy Phúc tỉnh dậy, nhận biết bạn đang trong tình trạng nguy kịch nên mọi người đã cùng nhau đưa cô đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng.
 
Tới bệnh viện, mặc dù cô đã được đưa ngay vào phòng cấp cứu nhưng bác sỹ đã lắc đầu và đề nghị người nhà bệnh nhân có mặt kịp thời. Sau 22 ngày thở oxy bằng máy và máy trợ tim quấn quanh người, Phúc vẫn không tỉnh lại. Bệnh viện trả về và khuyên người nhà bệnh nhân chuẩn bị tâm lý.
 
Chưa hết hy vọng, gia đình lại đưa cô xuống Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Bác sỹ kết luận bệnh nhân bị di chứng não do loạn nhịp tim, ngưng hô hấp sau khi hôn mê sâu. Bệnh viện cũng lắc đầu vì chứng bệnh này không có thuốc nào có thể can thiệp được, nên chấp nhận sống đời sống thực vật.

Sau 3 ngày điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Thêm 18 ngày tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An là 18 ngày Phúc lại trong tình trạng hôn mê sâu. Nhận thấy tình trạng không mấy khả quan nên bệnh viện lại chuyển bệnh nhân về Bệnh viện huyện Quỳnh Lưu điều trị để gia đình bệnh nhân đỡ vất vả.
 
Ông Quang bên con gái

Sau 47 ngày hôn mê, Phúc cuối cùng cũng hồi tỉnh, gia đình chưa kịp vui mừng thì thất vọng lại ập đến. Từ một cô sinh viên chăm ngoan, học giỏi, Phúc trở thành con người khác - một phế nhân. Người nhà lại quyết định đưa Phúc vào Bệnh viện tâm thần, tại đây bệnh nhân được chẩn đoán bị “Viêm não trắng” chứ không phải là hội chứng của bệnh tâm thần.
 
Vì chẩn đoán đó nên bệnh nhân lại được chuyển về chuyên khoa thần kinh của Bệnh viện đa khoa tỉnh. Ở đâu các bác sỹ cũng đều khuyên người nhà đừng nên đưa bệnh nhân đi chữa trị nữa mà tốn kém vì bệnh này sẽ không hy vọng được  bình phục.

Sau một thời gian dài gia đình Phúc rong đuổi đưa con đi chữa trị khắp nơi với mong ước thấy đứa con gái của mình bình thường như ngày xưa. Nhưng chỉ một tia hy vọng nhỏ nhoi cũng không đến với người thương binh già Đặng Ngọc Quang (bố của Phúc). Ông Quang phải chấp nhận sự thật đắng cay là đưa con về nhà rồi hàng ngày phải nhìn thấy con đớn đau.
 
Kể từ ngày về nhà, Phúc lúc nào cũng phải có hai người bên cạnh, ngay cả khi ngủ, cô không bao giờ nằm yên một chỗ. Người luôn co cắp lại rồi quằn quại, vật vã trên giường. Phúc không tự điều khiển được hành động của mình, mọi sinh hoạt hàng ngày, ngay cả ăn Phúc cũng không biết nhai, nuốt. Phúc không tự đi lại hay ngồi được mặc dù tay chân đang lành lặn.

Nhắc lại chuyện buồn, bà Lê Thị Bảy (mẹ Phúc) lại xót xa:
“Tối hôm trước, nó mới điện thoại về nhà xin phép hè này không về quê mà ở lại đi làm thêm kiếm tiền đóng học phí cho kỳ học sau để đỡ đần cho mẹ. Vậy mà… Người ta có con xuất viện thì vui mừng, còn con tôi, mỗi lần bác sỹ bảo xuất viện là một lần đắng cay. Nghĩ đến con lại chảy nước mắt, gặp người khác cũng không muốn chào…”.

Gia đình ông Đặng Ngọc Quang thuộc diện hộ nghèo trong xã, ông lại là thương binh hạng 4/4 tại chiến trường Campuchia. Đến nay, mỗi khi trái gió trở trời, vết thương tại chiến trường xưa vẫn luôn hành hạ thân xác. Khi nghe con đang trong cơn nguy kịch, gia đình đã tất tả ngược xuôi vay mượn để có tiền chữa trị. Số tiền 150 triệu đồng vay mượn đến nay chưa trả được vậy mà con gái vẫn không có chút hy vọng gì.
 
Lúc nào cũng phải có người bên cạnh nên thay vì đi làm kiếm tiền trả nợ, bố mẹ Phúc lại ở nhà để chăm sóc cô, không lúc nào rời cô được nửa bước, ngay cả lúc cô ngủ. Có những lúc cả gia đình đi làm, chỉ có mình ông Quang ở nhà với con, tới trưa không thấy ai về lo cơm nước, ông phải vừa cõng con trên lưng vừa làm việc.

Cố giữ tay cô con gái đang vật vã trên giường để đút cháo, ông Quang thở dài: “Tôi chỉ ước con mình được trở lại bình thường như ngày xưa dù cả gia đình phải đi ra đường ở. Tôi chưa bao giờ hết hy vọng…”.

Nhã Hoàng
.